Hạn chế phương tiện cá nhân mới chỉ giải quyết phần “ngọn”
“Đối phó với ùn tắc giao thông thì cần áp dụng tổng thể nhiều biện pháp, việc hạn chế phương tiện giao thông cá nhân thì mới chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề”, luật sư Nguyễn Văn Nguyên nhận định.
Sau khi kết thúc mục tiêu, chương trình giảm ùn tắc giao thông trên địa thành phố giai đoạn 2012 – 2015 nhưng chưa thực hiện được phương án hạn chế xe cá nhân, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục đưa ra mục tiêu, chương trình 2016 – 2020. Theo đó, cùng với từng bước “xóa” hơn 50 điểm ùn tắc còn lại, 5 năm tới, thành phố Hà Nội sẽ thực hiện phương án hạn xe cá nhân.
Phương tiện cá nhân là công cụ mưu sinh của rất nhiều người dân – ảnh minh họa.
Tại phiên họp trực tuyến Chính phủ với các địa phương vào tháng 12/2015, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã đề xuất với Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành phối hợp với Hà Nội xây dựng lộ trình hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.
Đánh giá dưới góc độ khả thi của phương án hạn chế phương tiện cá nhân luật sư Nguyễn Văn Nguyên, giám đốc Công ty Luật Hưng Nguyên, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết: “Đây là chủ trương nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra có chiều hướng phức tạp ở Hà Nội.
Theo tôi để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông ở Hà Nội thì cần áp dụng tổng thể nhiều biện pháp như di dời các trường đại học, bệnh viên ở trung tâm ra ngoại thành, quy hoạch xây dựng đô thị, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển hệ thống giao thông công cộng…
Đối với vấn đề chủ trương hạn chế phương tiện giao thông cá nhân thì mới chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề. Nếu cơ sở hạ tầng giao thông tốt, quy hoạch đô thị khoa học, hợp lý thì lượng phương tiện giao thông dù nhiều vẫn đáp ứng, không có hiện tượng ùn tắc”.
Theo luật sư Nguyễn Văn Nguyên thì phương tiện giao thông cá nhân (chủ yếu là xe mô tô, xe gắn máy, ô tô) là phương tiện thiết yếu để phục vụ cho sinh hoạt và cuộc sống, mưu sinh của người dân. Quyền sở hữu tài sản hợp pháp là quyền của công dân được pháp luật ghi nhân và bảo vệ.
Cơ quan nhà nước không thể dùng mệnh lệnh hành chính, hành vi hoặc quyết định tăng phí, lệ phí để cản trở việc sở hữu tài sản của công dân, nhất là với các phương tiện giao thông nhằm hạn chế người dân sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, vì như đã phân tích nó là phương tiện đi lại, công cụ mưu sinh của rất nhiều người dân.
Video đang HOT
Cũng có nhận định về vấn đề này luật sư Phạm Thanh Tùng – Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho rằng: “Mục đích của chính sách nhằm hạn chế ùn tắc giao thông là tốt, tuy nhiên việc hạn chế phương tiện cá nhân ở Việt Nam sẽ khó khả thi khi mà phương tiện công cộng cũng như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân hiện nay. Mặt khác việc cấm hay hạn chế người dân sử dụng phương tiện cá nhân của mình là không đúng. Các nước phát triền người dân tham gia phương tiện công cộng là chủ yếu bởi vì cơ sở hạ tầng giao thông tốt, phương tiện hiện đại và căn bản là từ ý thức họ muốn sử dụng phương tiện công cộng để đi lại”.
Trước tình trạng phương tiện giao thông cá nhân tăng mạnh, gây áp lực lớn đến giao thông đô thị, từ năm 2003 đến nay, Chính phủ đã có nhiều văn bản đốc thúc Hà Nội, TPHCM, Bộ GTVT xây dựng đề án và lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân. Rất nhiều đề án được nêu ra như quy định tạm ngừng đăng ký xe máy ở một số quận nội thành; ô tô đi theo ngày chẵn, lẻ; thu phí phương tiện vào trung tâm thành phố; khống chế hạn ngạch đăng ký xe mới; đấu giá quyền lưu hành phương tiện… Nhưng rồi các quy định trên cũng đều “chết yểu” ngay từ khâu đề xuất.
Nhất Phiến
Theo_Người Đưa Tin
Hạn chế xe cá nhân: Đâu là lí do ùn tắc giao thông ở Hà Nội?
Theo Đai ta Trân Sơn, tinh trang un tăc giao thông ơ Ha Nôi la do sô phương tiên đươc đăng ky rât lơn, trong khi ha tâng giao thông chưa đap ưng đươc nhu câu vân tai, đi lai.
Từ năm 2003 đến, trước tình trạng giao thông của TP Hà Nội phức tạp, ùn tắc mạnh các phương tiện giao thông cá nhân tăng mạnh, gây áp lực lớn đến giao thông đô thị.
Chính phủ đã có nhiều văn bản, giải pháp để nhằm giảm tải ùn tắc giao thông cho TP. Hà Nội, TP. HCM. Bộ GTVT xây dựng lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân cho Hà Nội, đổi giờ làm việc và học tập, xây dựng nhiều cầu vượt, hầm đi bộ... Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay vẫn thường xuyên xảy ra rất nghiêm trọng và gây ra nhiều bất cập bức xúc trong xã hội.
Hình ảnh ùn tắc giao thông ở Hà Nội.
Vậy đâu là nguyên khiến cho tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên. Để rộng đường dư luận, PV báo Người Đưa Tin đa co cuôc trao đôi vơi Đại tá Trần Sơn - nguyên Phó Trưởng phòng Hướng dẫn luật và Điều tra xử lý TNGT, Cục CSGT đường bộ - đường sắt.
PV: Hiện nay, tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở Hà Nội và TP. HCM diễn ra thường xuyên, theo ông đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Đại tá Trần Sơn: Tôi cho rằng, tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thứ nhât là do hạ tầng giao thông hiện tại không đáp ứng được yêu cầu của vận tải và nhu cầu đi lại của người dân. Ở các thành phố lớn quỹ giao thông tĩnh (bến bãi đỗ xe...) mới chỉ đạt được từ 7-8%. Trong đó, nghị quyết của Chính phủ đưa ra quỹ giao thông phải đạt từ 10-20%.
Thứ 2 la tại Hà Nội các loại phương tiện giao thông được đăng ký rất lớn, cùng với đó là các phương tiện từ nhiều địa phương khác được người dân đưa về Hà Nội và qua Hà Nội, đường phố chật hẹp, các điểm giao cắt giữa các tuyến đường với nhau là cùng một mức, chưa có nhiều nút giao cắt khác mức. Trong khi, cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải, việc tổ chức giao thông chưa hợp lý khoa học. Thành phố có đường vành đai thì chưa có kết nối mạng nhện với nhau.
Công trường thi công đường ở Hà Nội.
PV: Theo ông ngoài hai nguyên nhân trên còn có nguyên nhân nào khác?
Đại tá Trần Sơn: Việc thi công các công trình đô thị cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc giao thông, hạ tầng giao thông tuy đã đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với việc phát triển của các phương tiện giao thông, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Một nguyên nhân hết sức quan trọng nữa đó chính là ý thức của người tham gia giao thông còn kém (vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, đi lên vỉa hè...) còn khá phổ biến, người tham gia giao thông đi theo kiểu "chiều dòng nước chảy" (cứ chạy được chỗ nào là lách vào chỗ đó), mà không tham gia theo kiểu "chiều đàn kiến" nối theo nhau để đi.
Như vậy, rõ ràng hạ tầng giao thông ở Hà Nội và TP HCM chưa có thực sự được triển khai đồng bộ một quy hoạch tổng thể về phát triển giao thông. Xây dựng giao thông tĩnh, xây dựng tuyến đường vành đai, mở rộng các nút giao thông, xây dựng câu vượt kết cấu nhẹ, đường hầm, hệ thống đường sắt trên cao...
PV: Việc ùn tắc giao thông nghiêm trọng ảnh hưởng như thế nào tới người tham gia giao thông?
Đại tá Trần Sơn: Tình trạng ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM và một số thành phố khác cùng với một số tuyến đường trọng điểm hướng về các thành phố lớn bị ùn tắc rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến thiệt hại về kinh tế và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng về tiếng ồn, ảnh hưởng trực tiếp đến người tham gia giao thông.
Hạ tầng giao thông tại ngã tư Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
PV: Trong nhiều năm qua, Chính phủ có nhiều giải pháp để khắc phục ùn tắc giao thông đô thị như hạn chế phương tiện cá nhân, nhưng người dân lại cho rằng đó là cấm phương tiện cá nhân nên đã không hưởng ứng. Vậy muốn thực hiện những giải pháp đó chúng ta cần phải làm gì?
Đại tá Trần Sơn: Theo tôi, Chính phủ đã có Nghị quyết 16 về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TP. HCM trong đó có nhiều giải pháp như, &'hạn chế phương tiện tham gia giao thông cá nhân, đưa các trường học Đại học, trung học, bênh viện, nhà máy... ra ngoại ô thành phố' tất cả những giải pháp đó chưa thực hiện được nhiều.
Trong Nghị quyết 13 của Chính phủ năm 2001 cho đến Nghị quyết 32 và 88 của Chính phủ gần đây đều nhắc đến việc từng bước có lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân. Đây chính là cơ sở để Hà Nội và TP. HCM lên lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân, chứ không phải là cấm.
Tuy nhiên, việc hạn chế phương tiên cá nhân là theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, và là một giải pháp cần thiết. Từ đó, có một câu hỏi đặt ra, &'khi hạn chế phương tiện cá nhân như vậy thì những người lao động những người dân sẽ đi làm bằng gì?'. Đồng nghĩa với những giải pháp đó là phải phát triển phương tiện giao thông công cộng, thuận lợi, thuận tiện, an toàn, văn minh phải đáp ứng được nhu cầu người.
Muốn hạn chế phương tiện tham gia giao thông cá nhân, trước hết các cơ quan quản lý phải phát triển hạ tầng, phương tiện giao thông công cộng để đáp ứng được nhu cầu của người dân. Cùng với đó là phải tuyên truyền vận động người dân đi phương tiện công cộng, gia vé hợp lý với người dân...
Xin cảm ơn ông!
Thế Anh
Theo_Người Đưa Tin
Xin hơn 2.000 tỉ để giảm tắc: Hà Nội toàn làm ngược Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa có tờ trình HĐND TP dự kiến cần 2.167 tỷ đồng để giảm ùn tắc giao thông trong giai đoạn 2016 -2020. Đáng chú ý trong đó có 700 triệu đồng được sử dụng để lập đề án hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn TP...