Hạn chế nhập cư vào nội thành: Không thể chần chừ
Dự án Luật Thủ đô nhận được sự đồng thuận cao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nhiều ý kiến của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận những nội dung chỉnh lý, bổ sung trong dự thảo Luật lần này.
1 kilomet vuông phố cổ ở quận Hoàn Kiếm có tới 84.000 người đang cư trú
Dự thảo Luật Thủ đô lần này gồm 29 điều, bỏ 4 điều sắp xếp, chỉnh lý lại nhiều nội dung. Tinh thần chung của việc chỉnh lý là làm rõ các quy định cho Thủ đô với vị thế là trung tâm chính trị – hành chính của cả nước, hạn chế việc quy định các chính sách dành cho Hà Nội với chức năng là đô thị đặc biệt.
Đáng lưu ý, dự thảo Luật nêu rõ, UBND thành phố Hà Nội có trách nhiệm bố trí quỹ đất cho các cơ quan trung ương, các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Thủ đô để thực hiện di dời trụ sở theo quy hoạch. Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí đầu tư cho cơ quan, đơn vị di dời theo phân cấp. Quỹ đất sau khi di dời được ưu tiên để xây dựng, phát triển công trình, tiện ích công cộng, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
Liên quan đến vấn đề quản lý dân cư, theo dự thảo Luật, công dân được đăng ký thường trú tại nội thành phải thuộc trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 điều 20 của Luật Cư trú hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở và đã tạm trú liên tục tại chỗ từ 3 năm trở lên nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú. Ủy ban Pháp luật của Quốc hội – cơ quan thẩm tra dự luật cho rằng, tuy chưa phải là giải pháp tối ưu để quản lý dân cư nhưng đây là một trong những giải pháp cần thiết kết hợp với các giải pháp khác nhằm giãn bớt số lượng dân cư cư trú trong nội thành.
Tại phiên họp của UBTVQH, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị bày tỏ mong muốn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội sớm có được một đạo luật nghiêm minh và có tính khả thi cao. Ông nói: “Một số cơ chế, chính sách đặc thù được nêu trong dự thảo Luật lần này đã hướng đến mục tiêu tạo sự đồng thuận cao. Từ thực tế quản lý, hơn ai hết, chúng tôi cảm nhận được sự cần thiết phải có những quy định này”. Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh những khó khăn của chính quyền thành phố trong bối cảnh “bùng nổ” dân cư nội thành. Ông phân tích: “Quy định điều kiện nhập cư chặt chẽ chính là nhằm đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho người dân Thủ đô và đồng bào cả nước cũng như khách quốc tế đến thăm Thủ đô. Tất nhiên, cùng với đó phải có nhiều giải pháp khác”.
Đồng ý hạn chế nhập cư nội đô, song Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Nguyễn Kim Khoa đề nghị cần nghiên cứu kỹ hơn quy định “nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú” tại dự thảo Luật để đảm bảo sự linh hoạt trong trường hợp người dân có nhu cầu chuyển từ nội thành ra ngoại thành.
Ghi nhận nhiều sửa đổi, bổ sung hợp lý của dự Luật lần này, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai lưu ý, nội dung về Vùng Thủ đô trong Luật này còn sơ sài. Bà đồng tình với quan điểm của Ủy ban Pháp luật về cơ chế ngân sách đặc thù cho Thủ đô, song yêu cầu nêu cụ thể “đặc thù là những gì và lý do phải quy định như vậy để sau này khi sửa Luật Ngân sách nhà nước thì đưa vào”.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng cho rằng, cơ quan soạn thảo, thẩm tra đã nghiêm túc tiếp thu các ý kiến của UBTVQH và ĐBQH, đã làm rõ vai trò của Hà Nội với tư cách trung tâm hành chính – chính trị của cả nước trách nhiệm của cơ quan quyền lực của TP cũng đã được nêu rõ hơn, logic và khoa học hơn… Bà Tòng Thị Phóng tán thành những quy định chặt chẽ về quản lý dân cư trong dự thảo luật. Về biểu tượng của Thủ đô, Phó Chủ tịch Tòng Thị Phóng cùng nhiều ý kiến khác đồng tình lựa chọn Khuê Văn Các và quy định nội dung này ngay trong Luật.
Nhấn mạnh quyết tâm thông qua Luật Thủ đô tại kỳ họp tới của Quốc hội, tạo công cụ pháp lý mạnh mẽ cho quản lý, phát triển Thủ đô, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc nhở cơ quan soạn thảo, thẩm tra hoàn thiện thêm các báo cáo, đảm bảo dự án Luật đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp sắp tới.
Theo ANTD
Kiều bào chung tay xây dựng đất nước
Sau 2 ngày làm việc với sự tham gia của gần 1.000 đại biểu kiều bào, quan khách, chiều 28/9, tại Hội trường Thành ủy TPHCM, Hôi nghị người Viêt Nam ở nước ngoài (NVNONN) lân thứ hai đã bê mạc.
Sau hai ngày làm việc khẩn trương, tích cực, Hội nghị đã hoàn thành các nội dung, chương trình làm việc đã đề ra. Hội nghị đã nghe phát biểu của Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, phát biểu của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm, tham luận của Lãnh đạo Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Công thương, các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cùng nhiều ý kiến phát biểu của các kiều bào tiêu biểu tới tham dự Hội nghị.
Đại lão Hòa thượng Dai-chi Yo-shi-mi-zu, người đã có đóng góp quan trọng cho tình hữu nghị Việt-Nhật và hỗ trợ phong trào kiều bào ta tại Nhật Bản đã tới dự và chúc mừng Hội nghị.
Hội nghị Kiều bào lần 2 thành công tốt đẹp
Tại 4 Hội nghị chuyên đề là "Tương lai của cộng đồng - Những vấn đề của hội nhập và phát triển", "Bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc - Động lực đoàn kết cộng đồng, gắn bó với đất nước", "Trí thức Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Từ tiềm năng đến hiện thực" và "Doanh nhân kiều bào vì tương lai cộng đồng và đất nước", Hội nghị đã nghe hơn 100 ý kiến phát biểu, tham luận của các cơ quan đồng chủ trì và đại diện các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương, các học giả, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà thông tin - truyền thông cùng các ý kiến đóng góp hết sức tâm huyết của các kiều bào đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ khắp nơi trên thế giới.
Nhiều khuyến nghị của Kiều bào
Hội nghị thống nhất nhận định, trong thời gian qua và những năm sắp tới tình hình thế giới diễn ra nhiều biến động, chuyển biến hết sức nhanh chóng, phức tạp. Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tạo ra cả những cơ hội và thách thức mới đối với đất nước ta và với sự phát triển cộng đồng NVNONN. Bên cạnh đó, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và hội nhập quốc tế toàn diện như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11 đề ra đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có sự đóng góp quan trọng, không thể thiếu của cộng đồng NVNONN, đặc biệt là lực lượng trí thức, doanh nhân kiều bào. Tình hình mới đặt ra những yêu cầu, thách thức và cũng là cơ hội mới cho cộng đồng NVNONN nói chung cũng như bản thân mỗi hội đoàn và từng cá nhân kiều bào.
Dù ở bất cứ nơi đâu, làm việc gì, bà con Kiều bào vẫn hướng về và chung tay xây dựng tổ quốc
Trên cơ sở tình hình cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và công tác đối với kiêu bào, các đại biểu dự Hội nghị đã nêu lên các khuyến nghị cụ thể như: Nhà nước cần tiếp tục phát huy việc hỗ trợ các hoạt động của các hội Viêt Kiêu, kịp thời khen thưởng, động viên lãnh đạo và hội viên có nhiều thành tích, đóng góp, tiếp tục giải quyết khen thưởng, chính sách cho kiều bào tham gia các cuộc kháng chiến trước đây Tạo điều kiện để Hội có vai trò, vận động kiều bào đóng góp tham gia các hoạt động trên Nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, trung tâm thương mại của kiều bào tạo nhiều việc làm và đóng góp cho sinh hoạt cộng đồng Sớm có chính sách, biện pháp đột phá, khuyến khích, sử dụng chuyên gia, trí thức kiều bào, đặc biệt là trí thức trẻ đóng góp xây dựng quê hương Đẩy mạnh chương trình dạy tiếng Việt và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền cho người Việt Nam ở nước ngoài, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với các nước, bạn bè quốc tế Tăng cường thông tin thường xuyên, cập nhật các vấn đề của đất nước, quan hệ với các nước, vấn đề biên giới biển đảo để giúp kiều bào hiểu hơn về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đấu tranh chống lại các luận điệu, thế lực đi ngược lại với lợi ích của Nhà nước ta Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên, sinh viên, du học sinh tham gia sinh hoạt cộng đồng, hoạt động của hội tích cực tổ chức các hoạt động giao lưu, trại hè, hoạt động về nguồn tăng cường trao đổi, ký kết các hiệp định củng cố địa vị pháp lý của cộng đồng, tăng cường bảo hộ công dân, hỗ trợ bảo đảm an ninh, trấn áp các hoạt động tội phạm trong cộng đồng, tăng cường kiểm tra, xử lý các công ty đưa người lao động, du học, môi giới, kết hôn trái phép, lừa đảo hoặc thông tin không đúng sự thật
Thúc đẩy, phối hợp xây dựng, hoàn thiện sớm các chính sách, quy định, trong đó điều chỉnh, sửa đổi ngay các văn bản hướng dẫn Luật quốc tịch 2008 để kiều bào được giữ và được cấp chứng nhận có quốc tịch Việt Nam (vấn đề vướng mắc hiện nay), chứng nhận là người gốc Việt Nam, cải cách hành chính... để thuận tiện cho kiều bào về nước cư trú, mua nhà, đầu tư để thế hệ trẻ thêm gắn bó với quê hương.
Ngoài ra, các đại biểu cũng đã đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam ra nước ngoài, trong đó có việc tổ chức triển lãm và hội thảo thường kỳ để làm bàn đạp phát triển hàng hóa Việt Nam, giao thương với quốc tế, tạo môi trường cọ xát của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam với thị trường và tiêu chuẩn quốc tế.
Đại diện Bộ Ngoại giao trao Bằng khen cho tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước và công tác Kiều bào
Chung tay xây dựng đất nước
Kiêu bào dự hôi nghị cho biêt, hôi nghị đã tạo cơ hôi cho Viêt kiêu toàn thê giới gặp gỡ và kêt nôi. Đa số kiều bào mang trong mình tinh thần tự tôn dân tộc, hướng về cội nguồn. Các đại biểu hoan nghênh chính sách đại đoàn kết, ủng hộ sự nghiệp đổi mới, ngày càng tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo hướng về quê hương.
Phát biêu tại phiên bê mạc, Thứ trưởng Bô Ngoại giao Nguyên Thanh Sơn nhấn mạnh: "Những ý kiến đóng góp quý báu của các vị tại Hội nghị lần này, đại diện cho tiếng nói của gần 4,5 triệu kiều bào trên khắp thế giới, sẽ được ghi nhận và chuyển tải đầy đủ, chi tiết trong báo cáo của Hội nghị gửi các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng. Đây sẽ là cơ sở cho việc điều chỉnh, hoàn thiện và triển khai có hiệu quả các chính sách liên quan đến NVNONN và công tác vận động NVNONN nhằm hướng tới xây dựng một cộng đồng đoàn kết, vững mạnh, hội nhập thành công vào xã hội sở tại, giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam và góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước".
Theo Dantri
Bộ trưởng Quốc phòng báo cáo về an ninh biên giới biển Sáng 27/9, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của QH đã tổ chức phiên họp, nghe báo cáo giải trình về "tình hình tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới biển". Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng các đại biểu Quốc hội là thành viên các Ủy ban, cơ quan của Quốc hội đã...