Hạn chế người nước ngoài sở hữu nhà để tránh ‘phố tây’
“Cần quy định chặt chẽ về đối tượng người nước ngoài được sở hữu nhà, còn lại chỉ cho thuê nhà để phù hợp với thời gian lưu trú, nhằm hạn chế hình thành phố người nước ngoài ở Việt Nam”, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh bày tỏ.
Theo dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi được Chính phủ đệ trình tại Quốc hội kỳ này, các cá nhân, tổ chức đươc sơ hưu nha ơ tai Việt Nam bao gôm cá nhân được phép nhập cảnh vào Việt Nam; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Các cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ được mua, thuê mua và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư. Nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vưc co sô dân tương đương câp phường chỉ được mua, thuê mua và sở hữu không quá 250 căn nha.
Trương hơp ca nhân nươc ngoai kêt hôn vơi công dân Viêt Nam hoặc kêt hôn vơi ngươi Viêt Nam đinh cư ơ nươc ngoai thi đươc sơ hưu nha ơ ôn đinh, lâu dai va co cac quyên cua chu sơ hưu nha ơ như công dân Viêt Nam.
Nhiều khu đô thị cao cấp thu hút người nước ngoài thuê nhà. Ảnh: Xuân Hoa.
Video đang HOT
Thảo luận về dự luật này sáng 24/10, đại biểu Nguyễn Kim Hồng bày tỏ đồng tình để người nước ngoài vào sở hữu nhà tại Việt Nam. Cụ thể, tổ chức, cá nhân được mua không quá 30% căn hộ trong nhà chung cư. Tuy nhiên, nếu là nhà ở riêng lẻ, biệt thự thì ông yêu cầu chỉ được mua không quá 50 căn trên một đơn vị cấp phường thay vì 250 căn như dự thảo Luật.
“Nếu một đường phố có tới 249 căn nhà là của người nước ngoài thì sẽ tạo thành phố nước ngoài. Chúng ta liệu có đảm bảo an ninh trật tự và nhiều hệ lụy, nên phải giảm bớt hơn để làm tốt quản lý”, ông Kim Hồng nhận xét.
Đại biểu Trần Văn Minh cũng cho rằng, cá nhân, tổ chức nước ngoài được sở hữu nhà là phù hợp với xu hướng quốc tế, có lợi cho phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, chỉ quy định đối tượng sở hữu nhà là cá nhân nước ngoài được nhập cảnh, không thuộc diện được miễn trừ ngoại giao thì đối tượng này đa dạng về thời gian nhập cảnh, mục đích ở, sẽ dẫn đến đầu cơ nhà ở, tiềm ẩn hệ lụy, ảnh hưởng quốc phòng an ninh, quan hệ kinh tế.
“Điều kiện như vậy khiến tôi băn khoăn về đối tượng sở hữu nhà ở Việt Nam. Quốc hội cần cân nhắc nội dung này, có thể đặt ra điều kiện chặt chẽ hơn”, ông Minh nêu quan điểm.
Đồng tình, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh đề xuất : “Cần quy định chặt chẽ về đối tượng người nước ngoài được sở hữu nhà, còn lại chỉ cho thuê nhà để phù hợp với thời gian lưu trú, nhằm hạn chế hình thành phố người nước ngoài ở Việt Nam”.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị không nên hạn chế các quyền khác của người nước ngoài như cho thuê lại, xây dựng nhà vì không được bình đẳng như công dân Việt Nam. Theo ông, cần cho người nước ngoài quyền xây dựng, miễn không vi phạm quy hoạch.
Nhiều đại biểu cũng góp ý về việc đẩy mạnh xây dựng nhà công vụ ở vùng sâu, vùng xa, hạn chế nhà công vụ ở các thành phố và quy định cấp bộ trưởng trở lên mới được ở nhà công vụ.
Cùng với đó là có chính sách ưu tiên phát triển nhà xã hội, huy động cả vốn dân cư của những người mua nhà, các tổ chức doanh nghiệp; không nên lập quỹ phát triển nhà xã hội để làm tăng bộ máy mà thay vào đó là huy động vốn từ ngân hàng xã hội.
Đoàn Loan
Theo VNE
Táo, lê nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được giám sát chặt chẽ
Trước lo ngại của người tiêu dùng về chất lượng táo, lê để nhiều tháng không hỏng, Bộ Nông nghiệp đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện tất cả các biện pháp có thể để giám sát chất lượng, đảm bảo an toàn khi nhập vào Việt Nam.
Ảnh minh họa
Riêng trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp yêu cầu các đơn vị thực hiện giám sát nghiêm ngặt theo thông lệ quốc tế, theo thông báo phát đi hôm nay của Văn phòng Bộ.
Bộ đánh giá có hàng nghìn loại thuốc bảo quản nhưng với một loại trái cây, họ chỉ sử dụng một số loại thuốc chứ không sử dụng tất cả. Vì vậy, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, khi các đơn vị tổ chức giám sát cần thực hiện theo quy trình đánh giá nguy cơ rủi ro. Trước khi khi cho phép hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, cơ quan của hai nước phải có thoả thuận, thông báo về quy trình sản xuất, bảo quản ở nước đó và có những cam kết công nhận lẫn nhau về sự giám sát của hai bên.
Tuy nhiên khi vào biên giới, cơ quan chức năng lại thực hiện việc giám sát trên cơ sở phân tích loại trái cây thường sử dụng ở nước đó là thuốc nào, nguy cơ sử dụng thuốc không, nếu đúng là loại thuốc nào thì tập trung vào loại đó.
Bên cạnh đó, một nước xuất khẩu nông sản sang Việt Nam thì phải đáp ứng yêu cầu của Việt Nam, chẳng hạn trước lo ngại thịt bò của Pháp có liên quan đến bệnh bò điên, Bộ Nông nghiệp cho biết sẽ đánh giá diễn biến của bệnh này ở Pháp và có tham khảo đánh giá từ nước khác. Đến khi Pháp cung cấp đủ thông tin và khẳng định không có nguy cơ về bệnh bò điên thì lúc này Việt Nam mới cho phép nhập khẩu.
Trước đó, Cục trưởng Bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng đưa ra câu trả lời về nguyên nhân táo, lê có thể giữ được lâu mà không hỏng, nhưng chưa đáp ứng sự mong đợi của người tiêu dùng. Theo ông Hồng, việc bảo quản trái cây phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giống, loài; vì vậy khi thấy hoa quả giữ được lâu thì chưa nên vội kết luận đó là do các chất bảo quản độc hại. "Ví dụ như bưởi Diễn ở Việt Nam trong điều kiện bảo quản bình thường cũng có thể để thời gian dài mà không làm giảm hương vị", ông Hồng nói.
Hương Thu
Theo VNE
Bộ trưởng Vinh "hỏi xoáy", chuyên gia Châu Á "đáp xoay" Diễn đàn Kinh tế Châu Á lần thứ 5 tại Hà Nội sáng qua có mặt của hơn 100 chuyên gia hàng đầu các nền kinh tế khu vực. Nhân sự kiện đó, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Việt Nam đã có câu hỏi được coi là khá "xoáy". Câu hỏi đã làm đau đầu các học giả quốc tế...