Hạn chế chi ngân sách đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài
Bộ Tư pháp yêu cầu tiết kiệm chi thường xuyên, hạn chế các cuộc họp không cần thiết, giảm tần suất tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo. Đồng thời hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài, mua sắm xe ô tô và trang thiết bị đắt tiền.
(Ảnh minh hoạ)
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long vừa ban hành Quyết định số 641/QĐ-BTP về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2018 nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi lĩnh vực, nhất là trong việc sử dụng ngân sách nhà nước góp phần dành nguồn đầu tư cho phát triển, an sinh xã hội và nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị trực thuộc.
Trong năm 2018, Bộ Tư pháp sẽ thực hiện siết chặt kỷ luật tài chính – ngân sách nhà nước; đảm bảo chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả và theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, hạn chế các cuộc họp không cần thiết, giảm tần suất tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo sử dụng ngân sách nhà nước. Phấn đấu tiết kiệm 12% so với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các khoản kinh phí chi hội nghị, hội thảo, tọa đàm họp, chi tiếp khách, khánh tiết, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm.
Hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; phấn đấu tiết kiệm 15% chi đoàn ra, đoàn vào so với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xây dựng cơ bản trừ các công trình dự án nhóm A.
Bộ Tư pháp cũng phấn đấu giải ngân 100% dự toán chi đầu tư phát triển được cấp có thẩm quyền giao. Xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công gây thất thoát, lãng phí nguồn lực của nhà nước.
Giảm khoảng 30% – 50% ô tô phục vụ công tác chung
Video đang HOT
Bộ Tư pháp cũng nhấn mạnh việc kiên quyết thu hồi diện tích nhà, đất sử dụng cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết không đúng quy định và trụ sở cũ của các cơ quan, đơn vị đã được đầu tư xây dựng trụ sở mới; xác định cụ thể từng đối tượng được trang bị tài sản.
“Hạn chế mua sắm xe ô tô (trừ xe ô tô chuyên dùng) và trang thiết bị đắt tiền; đẩy mạnh cơ chế khoán xe công, đảm bảo mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 giảm khoảng 30% – 50% số lượng xe ô tô phục vụ công tác chung đang được trang bị”- Bộ Tư pháp nêu rõ.
Trong năm 2018, Bộ này cũng phấn đấu giảm 1,7% biên chế công chức so với số giao năm 2017. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ tuyển dụng số cán bộ, công chức, viên chức mới không quá 50% số biên chế đã thực hiện tinh giản biên chế, đã giải quyết chế độ nghỉ hưu hoặc thôi việc theo quy định.
Trên cơ sở khối lượng công việc các đơn vị phải thực hiện, từng bước giảm cấp phó giảm, tối đa cấp trung gian; điều chỉnh dứt điểm các vấn đề còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan trong hệ thống tổ chức nhà nước.
Bên cạnh yêu cầu đổi mới căn bản cách thức quản lý và thái độ làm việc của công chức nhà nước, phục vụ đi đôi với quản lý, Bộ Tư pháp khẳng định sẽ xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ, có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức công vụ.
Thế Kha
Teho Dantri
Bộ trưởng Tư pháp làm việc với tỉnh An Giang
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đề nghị lãnh đạo tỉnh An Giang quan tâm chỉ đạo, kiểm soát, có giải pháp tháo gỡ, nâng cao tạo mọi điều kiện để công tác tư pháp và thi hành án dân sự địa phương hoạt động ngày càng tốt hơn.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp vừa có chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo chủ chốt Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh An Giang.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh cho biết, công tác tư pháp và thi hành án dân sự của tỉnh này luôn nhận được sự quan tâm của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp công tác chặt chẽ của các cấp, các ngành nên không ngừng thể hiện tính chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Tỉnh An Giang luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để công tác tư pháp và công tác thi hành án dân sự của địa phương hoạt động tốt hoàn thành nhiệm vụ; tạo mọi điều kiện cho Sở Tư pháp thực hiện tốt vai trò Trưởng Khu vực thi đua Đồng bằng sông Cửu Long năm 2017...
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu tại buổi làm việc.
Theo ông Lê Thành Long - Bộ trưởng Bộ Tư pháp, công tác tư pháp và thi hành án dân sự ở An Giang đã được triển khai toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, cơ bản bám sát chương trình hành động của Bộ, ngành và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời đã chủ động xin ý kiến, đề xuất với Bộ Tư pháp về các giải pháp giải quyết vấn đề hộ tịch, quốc tịch để đảm bảo quyền cho trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên địa bàn tỉnh.
Ông Long bày tỏ, khá yên tâm khi nhiều năm liền tư pháp An Giang được các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp xếp hạng A, là "điểm sáng" về công tác tư pháp khu vực Tây Nam bộ và cả nước; đặc biệt, năm 2015 được Bộ trưởng Bộ Tư pháp khen thưởng Cờ thi đua ngành Tư pháp, tiếp đó năm 2016 xếp thứ 2/63 tỉnh, thành trên cả nước.
"Tư pháp An Giang có nhiều điểm sáng, đạt nhiều tiêu chí cao hoàn thành tốt các chỉ tiêu và nhiệm vụ được giao" - Bộ trưởng Lê Thành Long nhận định.
Đối với công tác thi hành án dân sự, Bộ trưởng Lê Thành Long đánh giá An Giang là địa phương có số lượng việc và tiền phải thi hành hàng năm ở mức cao.
Chúc mừng những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang đạt được trong thời gian qua, Bộ trưởng Lê Thành Long ghi nhận các ý kiến, kiến nghị, đề xuất của địa phương.
Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn, khối lượng công việc ngày càng nhiều nhưng biên chế lại giảm, Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị lãnh đạo tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo, kiểm soát, có giải pháp tháo gỡ, nâng cao tạo mọi điều kiện để công tác tư pháp và thi hành án dân sự địa phương hoạt động ngày càng tốt hơn. Trong đó cần tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đạo đức tốt.
Bà Võ Thị Ánh Xuân - Bí thư Tỉnh ủy An Giang, cảm ơn sự quan tâm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cùng đoàn công tác đã giúp địa phương hiểu sâu hơn về công tác tư pháp cũng như thi hành án dân sự; đồng thời mong muốn Bộ trưởng Tư pháp quan tâm hơn nữa đến công tác tư pháp và thi hành án dân sự ở địa phương này. Tạo mọi điều kiện kịp thời hướng dẫn trong công tác chuyên môn để cán bộ thực hiện tốt phần việc được giao, tránh những sai sót không đáng có bởi lực lượng ngày càng mỏng, công việc ngày càng nhiều.
Thi hành án dân sự An Giang phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao
Làm việc với Sở Tư pháp và Cục Thi hành án dân sự tỉnh An Giang, Bộ trưởng Lê Thành Long đã dành nhiều thời gian lắng nghe và chia sẻ một số khó khăn của địa phương trong việc triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; quy định về phân cấp cho chính quyền địa phương theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương; một số vấn đề liên quan đến Luật Hộ tịch, Luật Bán đấu giá tài sản, Luật Trợ giúp pháp lý... cũng như những vướng mắc khó khăn trong công tác thi hành án dân sự.
Báo cáo trước đoàn công tác của Bộ Tư pháp, ông Trần Khánh Dân - Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh An Giang cho biết, tính đến tháng 25/9/2017 về việc tổng số đã thụ lý 17.319 việc, đã giải quyết xong hơn 9.548 việc; số tiền thi hành xong trong năm trên 535 tỷ đồng. Nhìn chung, lượng án thụ lý mới tăng và giá trị tài sản lớn.
Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, ông Dân khẳng định đã được quan tâm, giải quyết kịp thời, dứt điểm. Cơ quan này sẽ tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, nâng cao vai trò trách nhiệm người đứng đầu, đôn đốc công tác giải quyết án phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu được giao.
T.K
Theo Dantri
96 cán bộ thi hành án dân sự bị kỷ luật trong năm 2016 Theo Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp), năm 2016 toàn ngành đã kỷ luật 96 cán bộ (tăng 14 trường hợp so với năm 2015) và 14 trường hợp khác vi phạm nghiêm trọng đang bị xem xét trách nhiệm hình sự. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long (Ảnh: BTP) Tại...