Hạn chế bán rượu, bia
Phải cấm quảng cáo và hạn chế tình trạng bán rượu, bia tràn lan như hiện nay mới mong tránh được những vụ tai nạn giao thông kinh hoàng
Nhiều đại biểu trong nước và quốc tế đã nhận định như vậy tại hội thảo Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống và kiểm soát người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ uống rượu, bia diễn ra tại Hà Nội ngày 15-11.
2,5 tỉ lít bia/năm
Theo ông Graham Harrison, quyền Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, uống rượu, bia rồi điều khiển phương tiện giao thông là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông tại Việt Nam. Ông Lê Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ GTVT, cho biết chi phí để khắc phục hậu quả do lạm dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông mỗi năm vượt xa kinh phí đóng góp từ ngành đồ uống có cồn.
TS Nguyễn Văn Tiên (đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang) cho rằng người Việt Nam đang có xu hướng uống nhiều rượu, bia hơn. Nếu năm 2006, người Việt Nam uống bình quân 18 lít bia/năm thì đến năm 2010, con số này đã tăng lên 29 lít. Hiện nay, có gần 500 cơ sở sản xuất bia với sản lượng khoảng 2,5 tỉ lít/năm và dự kiến tăng lên 4 tỉ lít vào năm 2015.
Sắp tới, lực lượng CSGT sẽ tăng cường túc trực tại các quán bia, rượu để kiểm tra nồng độ cồn
Bên cạnh đó là gần 350 triệu lít rượu/năm, trong đó hơn 1/3 sản xuất từ nhà máy, số còn lại sản xuất từ các hộ gia đình. “Độ tuổi trung bình uống rượu, bia của người Việt Nam là 24 15% dân số thường xuyên uống rượu (10,2% nam giới uống rất nhiều, 5,7% nghiện nặng…). Năm 2010 có tới 87,3%nam giới uống rượu 60% bạo lực gia đình từ người say rượu. Hơn nữa, việc sử dụng rượu trong nước ít dần, thay bằng sử dụng rượu ngoại, bia ngoại tăng lên đáng kể. Điều này đang làm nghèo đất nước và hại sức khỏe của người Việt” – ông Tiên thẳng thắn.
“Hành vi ấy phải được xử lý nghiêm khắc hơn nữa: tù giam, hạn chế áp dụng cho hưởng án treo, tước giấy phép lái xe vĩnh viễn. Đồng thời, cần bổ sung chế tài hình sự trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng đối với người say rượu đi bộ, điều khiển xe thô sơ gây tai nạn…” – ông Đặng Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm Lý lịch Tư pháp Quốc gia (Bộ Tư pháp), nêu quan điểm.
Hạn chế bán trong nhà hàng
Video đang HOT
Theo TS Nguyễn Văn Tiên, Chính phủ đang giao Bộ Y tế chủ trì xây dựng chính sách quốc gia về phòng chống lạm dụng rượu, bia dự kiến sau năm 2015 sẽ có Luật Phòng chống lạm dụng rượu, bia. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đang chuẩn bị soạn thảo nghị định về quản lý, phân phối rượu, bia… Ông Tiên cho rằng các quy định cần đồng nhất, đi tới thống nhất cấm công chức, viên chức uống rượu trong giờ làm, cấm sử dụng rượu, say rượu ở một số nơi công cộng.
Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt (C67) – Bộ Công an, cho rằng so với yêu cầu thực tiễn, mức xử phạt hiện nay đối với “ma men” chưađủ mạnh, vẫn dừng ở mức xử phạt hành chính nên chưa có tính răn đe, giáo dục đối với lái xe. “ Pháp luật hiện hành chưa có chế tài cưỡng chế bắt buộc người vi phạm phải thử máu nếu không chấp hành thổi với ống thổi. Điều này gây không ít khó khăn cho lực lượng thực thi pháp luật” – ông Tuấn nói.
Bên cạnh đó, ông Tuấn cũng cho biết trang bị phương tiện, máy móc kiểm tra nồng độ cồn còn thiếu nhiều và chất lượng chưa đồng bộ. Máy đo nồng độ cồn mới chỉ được trang bị đến CSGT cấp tỉnh và một vài huyện trọng điểm. “Nếu chưa quy định ngay được thì trước mắt nên quy định tạm giữ hành chính đối với người và phương tiện áp dụng hình thức xử phạt với mức tối đa khung tiền phạt được quy định và tước giấy phép lái xe không thời hạn” – ông Tuấn đề xuất.
Nhiều đại biểu đồng tình kiến nghị chính quyền địa phương các cấp phải kiểm soát được việc bán và sử dụng rượu, bia tại các nhà hàng, quán ăn nhằm thực hiện theo lộ trình từ hạn chế tới cấm bán tràn lan như hiện nay. “Chỉ nên cho phép một số nhà hàng, quán ăn bán rượu, bia có điều kiện” – ông Tuấn nói.
Nên đưa vào luật cấm quảng cáo rượu, bia
Dựa trên các kết quả thống kê, TS Nguyễn Văn Tiên đưa ra con số40;% tai nạn giao thông là do lạm dụng rượu, bia 60% xét nghiệm máu ở những người bị chết có cồn.
Để hạn chế tình trạng mua bán rượu gia tăng, ông Tiên đề nghị sắp tới, các cơ quan xây dựng Luật Kiểm soát rượu, bia nên đưa vào nội dung cấm luôn quảng cáo bia, rượu để bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Theo Người Lao Động
Những nữ sinh nghiêng ngả... 'tới bến'
Kết quả cuộc khảo sát 200 mẫu sinh viên (SV) Hà Nội mới đây về "Nhận thức và hành vi sử dụng rượu bia của SV" cho thấy: bên cạnh 97,1% nam sinh, số nữ sinh sử dụng rượu bia trong vòng một năm trở lại đây lên tới 70,8%. Số liệu này cao hơn... 14,2 lần so với số liệu thống kê trung bình tại khu vực Đông Nam Á năm 2010.
"Nhậu" mọi lúc mọi nơi
Có lẽ hình ảnh các nữ sinh xuất hiện thấp thoáng trong các quán nhậu giờ không còn xa lạ gì nữa. Những cô nàng thích nhậu nhẹt hoặc là muốn thể hiện, hoặc là muốn giải tỏa tâm trạng hay có thể là vì thói quen.
Họ uống bất cứ nơi đâu, quán karaoke, quán nhậu, bar, thậm chí là ở nhà... Bất cứ tâm trạng nào cũng có thể bốc đồng gật đầu với lời mời nhậu nhẹt nào đó.
Hình ảnh các nữ sinh xuất hiện thấp thoáng trong các quán nhậu giờ không còn xa lạ gì nữa, anh minh hoa, nguon: 24h.com.vn
Các nàng uống bia như uống nước, nói cười vô tư trong những cái nhìn đầy e ngại của người ngoài. Trường hợp như Lan (18t), mới đang là sinh viên nhưng bạn bè đều gọi cô nàng bằng cái tên biệt danh chẳng mấy tự hào - "sâu bia".
Là bởi vì hễ buồn bực hay thậm chí là vui mừng nàng cũng rủ rê bạn bè nhậu nhẹt thả ga. Khi thì cãi nhau với người yêu, khi thì làm bài kiểm tra không như ý, ngay cả có những lúc vui vẻ, hứng lên Lan rủ rê cả hội đi nhậu "giải khuây". Nhậu một lần, sang những lần sau thành thói quen. Câu cửa miệng của các nàng là "nhậu".
Như A.Anh (19t) trước đây rất ngoan hiền, bạn thậm chí không nuốt nổi một ngụm bia nữa, mà bây giờ ngay cả phe XY trong lớp còn ngả mũ bởi tửu lượng của nàng. Những lí do vì vui, buồn, giận hờn hay thậm chí là đang chán, không biết làm gì hết chán là cái cớ để các nàng vin vào để giải thích cho mỗi lần làm bạn với đồ uống có cồn.
Dần dần các nàng tự tạo cho mình thói quen, đâm ra kể cả những chuyện rất đỗi bình thường cũng thành lí do để rủ nhau uống say bí tỉ. Vài ly đầu chỉ là để giải tỏa tâm sự, tiếp theo là uống theo hội đồng, rồi cứ thế mà chuốc nhau hết ly này đến ly khác.
Nếu "liệt kê" các cô nàng bợm nhậu thì không thể không nhắc đến Lê Kiều Mỹ vang danh cả ký túc xá trường ĐH HV. Đặc biệt các chàng trai bên ký túc xá nam cũng xem Mỹ là "anh em chí cốt", hễ có chầu nào ăn uống nho nhỏ hay linh đình cũng đều rủ Mỹ đến chung vui. Mà chẳng có cậu nào không dám phủ định được tưu lượng của Mỹ là số một bậc nhất nhất... nếu so với bọn con trai.
Bên cạnh 97,1% nam sinh, số nữ sinh sử dụng rượu bia trong vòng một năm trở lại đây lên tới 70,8%. Số liệu này cao hơn... 14,2 lần so với số liệu thống kê trung bình tại khu vực Đông Nam Á năm 2010. Ảnh:kenh14.vn
Đặc biệt hơn, một lý do nữa khiến Mỹ luôn là khách mời "danh dự" trong các buổi nhậu nhẹt đó chính là khả năng hài hước, biết tán dóc, tạo bầu không khí sôi nổi hơn cho bàn nhậu, mà bọn con trai lại chúa ghét những ai đang nhậu mà lại say gật gù trong bàn. Bởi vậy có Mỹ là bọn con trai sung sức lên ngay.
Mấy buổi nhậu to to có hứng, Mỹ có thể xử một mình hơn hai thùng bia mà vẫn hăng như ngựa đang xung trận, đàn ca nhảy múa linh đình. Cứ lên bàn là Mỹ khai màn khui nắp, nốc cạn lon bia, tính của Mỹ khi nhậu là phải nhậu cho tới, rất ghét những đứa vào bàn mà cứ phá mồi.
Nếu không nhậu, Mỹ còn được cho là đứa con gái dễ thương, nhu mì, nhưng vào bàn là gần hết mọi thứ thay đổi, từ cách xưng hô, ăn nói, cách dùng từ đều ra nét dân nhậu thứ thiệt.
Với quan niệm của Mỹ vào bàn là phải chơi cho tới bến, nhậu phải cho hăng, anh em trò chuyện tán dóc nói hết đủ thứ chuyện mà trong lòng cất giấu hoặc gặp mặt bình thường ở ngoài không nói được thì lên bàn có rượu là phải nói hết cho ra mọi chuyện.
Những cuộc vui, những câu chuyện như chẳng bao giờ kết thúc trên bàn mà có Mỹ ở đấy, cứ thỉnh thoảng màn nào cụt hứng Mỹ cũng là người khởi xướng "1...2...3 Dzô" cùng anh em để lấy lại khí thế cho buổi nhậu.
Nữ vô tửu như... kỳ vô phong
Kết quả cuộc khảo sát 200 mẫu sinh viên (SV) Hà Nội mới đây về "Nhận thức và hành vi sử dụng rượu bia của SV" cho thấy: bên cạnh 97,1% nam sinh, số nữ sinh sử dụng rượu bia trong vòng một năm trở lại đây lên tới 70,8%. Số liệu này cao hơn... 14,2 lần so với số liệu thống kê trung bình tại khu vực Đông Nam Á năm 2010.
Vui thì uống! Buồn cũng uống! Trục tặc tình cảm lại càng phải uống! Những tai tiếng cũng từ đó mà ra. Có tới 37,8% nữ SV đã từng say rượu bia với lý do phổ biến nhất là vì không ước lượng được tửu lượng.
Có hàng ngàn lý do để SV có thể rủ nhau tụ tập, "chè chén", chủ yếu nhất là trong các cuộc tụ tập bạn bè, các đám sinh nhật, họp đồng hương, có thành viên mới nhập phòng... Những cuộc nhậu tay đôi, chén chú chén anh để dốc bầu tâm sự về cơm áo gạo tiền, về mối tình đơn phương, về việc phải thi lại... cứ thế diễn ra liên miên.
Với những cái cớ "to tướng" đó, SV có thể tụ tập rượu, bia với nhau liên tục từ ngày này sang ngày khác, xoay vòng từ lý do của người này sang người kia. Vì thế mà hơn một nửa SV (51,9%) tham gia nghiên cứu tự đánh giá thấy mình sử dụng rượu bia nhiều hơn từ khi vào đại học. Từ khi là SV có nhiều dịp phải uống hơn là lý do quan trọng và phổ biến nhất để lý giải cho xu hướng này.
Đặc biệt, theo kết quả nghiên cứu thì mặc dù đa số SV đều có những hiểu biết nhất định về tác hại của rượu bia, những quan điểm tích cực về mục đích và cách thức sử dụng rượu bia, nhưng mối liên hệ giữa nhận thức đó và hành vi lại vô cùng lỏng lẻo.
Thứ văn hóa với rượu mời, rượu phạt, rượu thưởng, rượu đẳng cấp, rượu nhập phòng, rượu đồng hương, rượu sinh nhật, rượu buồn, rượu thất tình... cứ thế tồn tại và trở thành một phần của lối sống SV ngày nay.
Theo VietNamNet
Đắng cay dịch... nhậu Tối qua, cháu trai sau tiệc sinh nhật phi xe máy vào gốc cây đầu phố, lìa đời khi vừa tròn 20. Cả nhà khóc ngất: ước chi đừng có rượu bia. Nhưng thứ nước ấy đang rót như suối trong quán nhậu, giờ nhiều hơn cả trường học. Tháng trước, rượu cũng đã khiến ông nội của cháu ra đi ở tuổi...