Hàn bắt 23 ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép
23 ngư dân TQ đã bị Hàn Quốc bắt để thẩm vấn sau vụ xung đột bạo lực làm một thuyền viên Trung Quốc thiệt mạng.
Ngư dân TQ tấn công lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc
Ngày 16/10, lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc đã bắt giữ hai tàu của TQ, trong chiến dịch đối phó với khoảng 30 tàu cá TQ bị cho là đánh bắt trái phép .
Phát biểu tại Mokpo, một phát ngôn viên của lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc cho biết ‘tổng lãnh sự Trung Quốc đã thẩm vấn từng ngư dân sau khi họ được đưa về cảng này trong sáng nay’.
Một ngư dân Trung Quốc đã tử vong sau khi bị trúng đạn cao su của lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã bày tỏ lấy làm tiếc trước vụ việc này trong khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Seoul đã yêu cầu nước sở tại điều tra vụ việc một cách ‘nghiêm túc và thấu đáo’.
Video đang HOT
Tình trạng các tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép trong vùng biển của Hàn Quốc thường xuyên xảy ra và chỉ tính trong năm nay đã có hơn 130 tàu của Bắc Kinh bị Seoul bắt giữ.
Theo Tinngan
Đông Nam Á ồ ạt tăng cường sức mạnh hải quân
Indonesia mua tàu ngầm của Hàn Quốc và hệ thống radar biển của Trung Quốc, Mỹ. Việt Nam mua tàu ngầm, chiến đấu cơ của Nga, trong khi Singapore, nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ năm thế giới, đang củng cố thêm cho kho vũ khí tối tân của mình.
Chiếc tàu ngầm đầu tiên của Malaysia KD Tunku Abdul Rahman
Theo giới quan sát, lo ngại trước sự lớn mạnh của Trung Quốc, cùng nền kinh tế hưng thịnh, Đông Nam Á đang ồ ạt chi mạnh cho quân sự nhằm bảo vệ các tuyến đường biển, hải cảng, vùng biển của mình, nơi đóng vai trò quan trọng cho thông thương xuất khẩu và năng lượng.
Tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nơi được coi là có trữ lượng dầu khí khổng lồ, đã khiến các nước trong khu vực, trong đó có Malaysia, Philippines, Brunei và Việt Nam, nỗ lực đầu tư vào quốc phòng, nhằm giảm bớt chênh lệnh trong tương quan lực lượng với sức mạnh hải quân của Trung Quốc.
Thậm chí với cả những nước không liên quan đến tranh chấp, an ninh hàng hải cũng là mối quan tâm lớn, như với Indonesia, Thái Lan và Singapore.
James Hardy, tổng biên tập tuần báo quân sự Jane's Defence cho biết, "phát triển kinh tế khuyến khích họ chi tiền cho quân sự nhằm bảo vệ các đầu tư, tuyến đường biển và các vùng đặc quyền kinh tế của họ. Xu hướng lớn nhất là tuần tra và giám sát bờ biển cũng như hàng hải".
Khi nền kinh tế Đông Nam Á bùng nổ, theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế ở Stockholm(SIPRI )chi tiêu cho quốc phòng tăng 42% từ năm 2002-2011. Đứng đầu bảng trong danh sách chi tiêu này là tàu chiến, tàu tuần tra, hệ thống radar, máy bay chiến đấu, cùng tàu ngầm, tên lửa chống hạm, những phương tiện đặc biệt hiệu quả ngăn chặn sự tiếp cận của đối phương đối với các tuyến đường biển.
Theo tổng giám đốc phụ trách châu Á của Viên nghiên cứu chiến lược quốc tế, Tim Huxley, "tàu ngầm là vấn đề lớn. Chúng có thể gây tổn thất nghiêm trọng mà không bị phát hiện và không được dự đoán trước và đặc biệt là có thể hiện diện ở bất kỳ đâu trong khu vực".
Trong nhiều thập niên, phần lớn Đông Nam Á chi rất ít cho vũ khí, chủ yếu là mua súng và xe tăng nhỏ. Hầu hết các mối đe dọa trước đây của khu vực gói gọn nội bộ và chiếc ô bảo vệ của Mỹ đối với một số nước dường như đã đủ để đẩy lùi các nguy cơ bên ngoài.
Nhưng khi Trung Quốc "xưng hùm xưng bá" và sẵn có kinh tế, thì danh sách mua sắm quân sự của các nước này ngày một "sang" hơn. Hầu hết các nước trong khu vực đều giáp biển và vì vậy tập trung của họ là bảo vệ biển và củng cố phòng không.
Malaysia có hai tàu ngầm Scorpene Việt Nam đang mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Thái Lan cũng có kế hoạch mua tàu ngầm và tàu chiến Gripen nước này mua của SaabAB, Thụy Điển, sẽ được trang bị thêm tên lửa chống hạm RBS-15F, IISS cho hay.
Singapore đầu tư mua chiến đấu cơ F-15SG của Boeing Co ở Mỹ và hai chiếc tàu ngầm lớp Archer của Thụy Điển để củng cố cho đội 4 tàu ngầm Challenger, cũng như lực lượng không quân, hải quân vốn đã mạnh của nước này.
Indonesia, quốc đảo với những tuyến đường biển quan trong, cùng bờ biển dài gần 55.000km, hiện có 2 tàu ngầm và đang đặt thêm 3 chiếc mới từ Hàn Quốc. Nước này cũng cho biết đang đàm phán với các công ty Trung Quốc để sản xuất tên lửa chống hạm C-705 và C-802, sau khi bắn thử một tên lửa chống hạm Yakhont của Nga vào năm 2011.
Giới phân tích cho rằng, mặc dù không phải là một cuộc chạy đua vũ trang, nhưng việc ồ ạt củng cố quân sự hiện này là do những sự kiện ở Biển Đông thúc đẩy. Đó là cuộc tranh chấp kéo dài giữa các nước láng giềng cùng mong muốn hiện đại hóa trong khi chính phủ có tiền.
Cướp biển, đánh bắt trái phép, buôn lậu, khủng bố và cứu hộ cứu nạn cũng đóng vai trò trong xu hướng củng cố quân sự này. Ngoài ra, ở những quốc gia như Thái Lan, Indonesia, giới phân tích cho rằng củng cố quân sự cũng là để giữ sự ảnh hưởng lớn mạnh của quân đội trong nước.
Có "cảm giác chung về sự bất ổn chiến lược trong khu vực", do sự lớn mạnh của Trung Quốc cùng nghi ngờ về khả năng duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á, Ian Storey, một chuyên gia cấp cao tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á cho hay.
"Các nước Đông Nam Á sẽ không bao giờ có thể đuổi kịp tốc độ hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc", ông nhận định. Nhưng theo ông nếu Trung Quốc tấn công một nước nào đó, thì ít ra nước đó cũng có thể gây ra tổn thất nghiêm trọng cho Trung Quốc.
Theo Dantri
4 tàu hải giám Trung Quốc tiến vào vùng biển Senkaku/Điếu Ngư Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật hôm nay 2/10 cho hay, 4 tàu hải giám Trung Quốc đã ở trong vùng biển của quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Hoa Đông. Tàu hải giám Trung Quốc trong vùng biển Senkaku/Điếu Ngư hồi đầu tháng 9. Theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật, 4 tàu hải giám đã tiến vào vùng...