Hamas từ chối các điều kiện mới do Israel đặt ra
Phong trào Hamas của người Palestine cho biết nhóm này không đồng ý với các điều kiện mới mà Israel đưa ra về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Hiện trường đổ nát sau các cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza ngày 21/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Dẫn lời ông Walid Kilani – người phát ngôn của Hamas tại Liban, đài Sputnik ngày 26/7 đưa tin Hamas không chấp thuận những điều kiện mới mà Israel đề xuất.
Trước đó cùng ngày, các phương tiện truyền thông đưa tin Israel đang tìm cách thay đổi kế hoạch ngừng bắn ở Gaza. Điều này được cho là sẽ làm phức tạp thêm thỏa thuận cuối cùng với Hamas. Điều kiện mới mà Israel đưa ra là yêu cầu người Palestine di tản phải được sàng lọc khi trở về phía Bắc Dải Gaza sau khi lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực.
“Chúng tôi vẫn giữ nguyên đề xuất ngừng bắn ở Gaza mà chúng tôi đã trình lên các bên hòa giải cách đây ba tuần, nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đưa ra các điều kiện bổ sung mà Hamas và các phe phái Palestine không chấp nhận”, người đại diện nhấn mạnh.
Trong chuyến thăm Washington tuần qua, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có các cuộc gặp riêng tại Nhà Trắng với Tổng thống Mỹ Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris, để thảo luận cuộc xung đột hiện nay giữa Israel và Hamas tại Gaza, cũng như khả năng đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Theo thông cáo của Nhà Trắng, tại cuộc gặp, Tổng thống Biden cho rằng Israel và Hamas cần thu hẹp khoảng cách, nhanh chóng hoàn tất thỏa thuận, đưa các con tin trở về nhà và chấm dứt lâu dài cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Tổng thống Biden cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc dỡ bỏ các rào cản đối với hoạt động viện trợ, bảo vệ mạng sống của dân thường trong các chiến dịch quân sự.
Ngày 25/7, Thủ tướng Netanyahu cũng đã gặp Phó Tổng thống Harris. Trong tuyên bố được phát trên truyền hình sau cuộc gặp, bà Harris nhấn mạnh “đã đến lúc kết thúc cuộc chiến này”, cho rằng Thủ tướng Netanyahu cần ký kết một thỏa thuận hòa bình. Bà Harris kêu gọi thành lập một nhà nước Palestine, đồng thời hối thúc cả Israel và Hamas nhất trí thỏa thuận ngừng bắn, thả con tin nhằm chấm dứt cuộc xung đột.
Trong khi đó, người phát ngôn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết vẫn còn khoảng cách giữa Israel và Hamas trong nỗ lực ngừng bắn song “đã gần nhau hơn”, do đó hai bên đều phải thỏa hiệp.
Cũng trong chuyến thăm Washington, Thủ tướng Netanyahu đã gặp ứng viên tranh cử tổng thống đảng Cộng hoà Donald Trump. Đây là lần gặp đầu tiên giữa hai người sau gần 4 năm kể từ khi ông Trump rời khỏi Nhà Trắng. Trong cuộc gặp, cựu Tổng thống Trump hối thúc Israel đạt được một lệnh ngừng bắn, trong khi nhà lãnh đạo Israel cũng bày tỏ hy vọng sẽ đạt được kết quả như vậy.
Hồi tháng 5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố kế hoạch ngừng bắn vào trao đổi con tin nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza. Giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận dự kiến sẽ bao gồm lệnh ngừng bắn kéo dài sáu tuần tại vùng đất bị phong toả này để đổi lấy việc thả khoảng 40 con tin Israel.
Bất chấp nhiều vòng đàm phán, chính quyền Israel vẫn nhiều lần tuyên bố rằng Israel sẽ tiếp tục các hành động quân sự cho đến khi đạt được mọi mục tiêu, trong đó mục tiêu chính, ngoài việc trả tự do cho tất cả các con tin, là tiêu diệt hoàn toàn phong trào Hamas.
Iran tuyên bố hỗ trợ Hezbollah 'bằng mọi cách' nếu chiến tranh với Israel
Cố vấn của Lãnh đạo Tối cao Iran cho biết Iran và tất cả các thành viên nằm trong "trục kháng chiến" sẽ hỗ trợ phong trào Hezbollah ở Liban bằng mọi giá trong trường hợp xảy ra xung đột với Israel.
Kamal Kharrazi, cố vấn đối ngoại của Lãnh tụ Tối cao Iran, cho biết Tehran không muốn dính líu đến một cuộc chiến tranh khu vực. Ảnh: EPA-EFE
Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Financial Times (FT) ngày 2/7, cố vấn Kamal Kharrazi nhấn mạnh: "Tất cả người dân Liban, các nước Arab và các thành viên của trục kháng chiến sẽ hỗ trợ Liban chống lại Israel... Trong tình huống đó, chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc hỗ trợ Hezbollah bằng mọi cách".
Trước câu hỏi nếu Israel phát động một cuộc chiến toàn diện đối với Hezbollah, điều này có thể gây ra xung đột trong khu vực, quan chức Iran khẳng định Tehran không muốn dính líu đến một cuộc xung đột khu vực và kêu gọi Mỹ gây sức ép đối với Israel để ngăn chặn tình hình leo thang. "Việc chiến tranh mở rộng không có lợi cho bất kỳ ai, kể cả Iran hay Mỹ", ông Kharrazi nói.
Căng thẳng giữa Iran, Mỹ và Israel leo thang kể từ cuộc tấn công ngày 7/10/2023 của Hamas và chiến dịch trên bộ của Israel ở Gaza. Với tuyên bố hỗ trợ người anh em Hamas, Hezbollah đã tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa, đạn pháo xuyên biên giới gần như hàng ngày với Israel, trong khi lực lượng Houthi ở Yemen tấn công các tàu ở Biển Đỏ và các tay súng người Shia tại Syria, Iraq liên tục tấn công binh sĩ Mỹ đóng quân trong khu vực.
Iran và Israel cũng tiến hành các cuộc tấn công "ăn miếng trả miếng" vào tháng 4, đánh dấu cuộc tấn công trực tiếp đầu tiên giữa hai bên từ lãnh thổ của nhau. Sau đó, cả hai bên đều tìm cách giảm căng thẳng bằng các cuộc tấn công đã được điều chỉnh và hạn chế gây ra thiệt hại.
Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, lo ngại về một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Israel và Hezbollah lại gia tăng trong bối cảnh hai bên liên tục trao đổi những lời lẽ khiêu khích.
Phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc ngày 28/6 cảnh báo về một "cuộc chiến tranh hủy diệt" nếu Israel tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào Hezbollah, đồng thời cho biết Iran đều đang cân nhắc tất cả phương án hành động.
Trong khi đó, một quan chức Iran khác nói với FT rằng Iran khó có thể nhắm mục tiêu trực tiếp vào Israel, mà thay vào đó, Tehran huy động mạng lưới các nhóm thân với Iran trên khắp khu vực để tạo ra "trục kháng chiến".
Hiện mọi sự chú ý đang dồn cả vào kết quả cuộc bầu cử tổng thống tại Iran sau cái chết của cố Tổng thống Ebrahim Raisi vào tháng 5 trong một vụ tai nạn máy bay trực thăng.
Cuộc bầu cử tổng thống vòng hai dự kiến diễn ra vào 5/7 sau khi không có ứng cử viên nào giành được hơn 50% số phiếu trong vòng đầu tiên vào ngày 28/6.
Các cử tri sẽ lựa chọn giữa nhà cải cách Masoud Pezeshkian, người muốn tái hợp tác với phương Tây để được giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt và Saeed Jalili, một người có đường lối tư tưởng cứng rắn thù địch với Mỹ.
Tuy nhiên, theo cố vấn Kharrazi, mặc dù sẽ có một số khác biệt trong cách tiếp cận tùy thuộc vào người giành chiến thắng, song chiến lược chính sách đối ngoại tổng thể vẫn phải do Lãnh tụ Tối cao Khamenei xác định và sẽ giữ nguyên.
Vị quan chức này chỉ ra cuộc bầu cử sẽ tạo cơ hội mới giữa Iran và phương Tây. Nhưng để đạt được điều đó, các quốc gia phương Tây sẽ cần phải rút lại các chính sách hiện tại và tham gia đàm phán với Iran trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Cố vấn Kharrazi nhấn mạnh Iran sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán gián tiếp với Washington về chương trình hạt nhân của Tehran dưới thời chính phủ mới, nếu Mỹ tái gia nhập Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA), được ký giữa Iran và nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức) vào năm 2015.
Israel ước tính số con tin còn sống ở Gaza Theo một báo cáo cập nhật từ phía các quan chức Israel, tổng cộng 43 người Israel bị bắt giữ trong đợt tập kích ngày 7/10/2023 của Hamas qua biên giới nước này được cho là đã chết và còn khoảng 80 con tin khác đang được giam giữ tại Gaza. Người tị nạn Palestine tại Jabalia, phía Bắc Dải Gaza ngày 30/5/2024....