Hamas khoe loạt vũ khí “khủng”, Israel chết khiếp
Nhóm chiến binh Hồi giáo Hamas đã khoe hàng loạt vũ khí khủng có khả năng đe dọa lớn đối với an ninh Israel.
Jane’s Defence Weekly mới đây đã đăng tải loạt hình ảnh rõ nét về các loại vũ khí tấn công tầm xa đáng sợ của lực lượng Hamash trong một cuộc diễu hành hôm 14/12.
Các tên lửa được khoe lần này gồm loại do Hamas tự sản xuất J-90 và R-160, hệ thống M-75 nhiều khả năng là biến thể của loại Fajr-5 cỡ 333 mm của Iran. Hamas tuyên bố sự tồn tại của J-90 và R-160 trong tháng 7/2014 khi Không quân Israel cố gắng ngăn chặn loại tên lửa này vào tay Hamas trong chiến dịch Người bảo vệ Edge.
Hình ảnh về tên lửa khủng được cho là loại Qassam.
Đây là lần đầu tiên hình ảnh rõ nét về loại tên lửa này được công bố một cách chính thức. Tên lửa R-160 có tầm bắn khoảng 160 km tương tự loại M-302 của Syria. Tình báo Israel cho rằng, những tên lửa này được nhập lậu vào Gaza. Các tên lửa này có thiết kế vây đuôi hơi khác so với M-302 mà Hải quân Israel đã tìm thấy trong một lô hàng chuyển từ Iran đến Sudan vào tháng 3/2014.
Trong cuộc diễu hành, Hamas còn công bố một tên lửa mới lớn hơn R-160 được dán nhãn Qassam. Loại tên lửa mới được đặt trên khung gầm xe tải Kamaz từ đó các chuyên gia suy đoán rằng nó có chiều dài khoảng 6,6 mét, đường kính khoảng 425 mm. Về mặt lý thuyết, tên lửa mới lớn hơn sẽ có tầm bắn xa hơn 160 km so với R-160.
Hamas đang cố gắng sở hữu loại tên lửa có khả năng tấn công hầu hết các khu dân cư của Israel. Mục tiêu của Hamas là phát triển một loại tên lửa có quỹ đạo tấn công khá dốc nhằm vượt qua hệ thống đánh chặn Iron Dome.
Video đang HOT
Tên lửa không điều khiển R-160 có tầm bắn tới 160 km.
Trong cuộc diễu hành này, Hamas còn khoe loại UAV Ababil trên một chiếc xe bán tải, trong khi đó, một UAV cùng loại bay biểu diễn trên bầu trời. Đây cũng là lần đầu tiên hình ảnh về loại UAV do Hamas sản xuất được công bố. UAV Ababil sử dụng một động cơ cánh quạt bố trí phía sau cùng một bộ điều khiển từ xa. Phần mũi nhiều khả năng được trang bị 1 hệ thống quang học cho nhiệm vụ do thám.
UAV này có sải cánh khoảng 3 mét, diện tích phản hồi radar của nó là khá lớn và dễ dàng bị bắn hạ bởi các hệ thống phòng không. Quân đội Israel cho biết họ đã bắn hạ 2 UAV loại này bằng hệ thống phòng không Patriot.
Hamas còn công bố loại súng bắn tỉa hạng nặng AM-50, một biến thể của loại Steyr HS .50 do Iran sản xuất. Tên lửa chống tăng có điều khiển 9K111 Fagot do Triều Tiên sản xuất và một ống phóng tên lửa chống tăng rất giống RPG-29 Vampir của Nga.
Hình về rocket bắn loạt M-75 nhiều khả năng là biến thể của loại Fajr-5.
Trước đó, Trung tâm xuất khẩu vũ khí của Bộ Quốc phòng Iran tuyên bố, họ đã phát triển một loại tên lửa chống tăng tương tự RPG-29 của Nga được gọi là Ghadir. Họ cho biết, Ghadir được trang bị đầu đạn liều đúp có khả năng xuyên giáp dày 600 mm sau phá giáp phản ứng nổ.
Việc Hamas khoe hàng loạt vũ khí khủng thực sự đã gây cho Israel nhiều lo lắng. Với những vũ khí này, nhóm chiến binh Hồi giáo này có thể tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Israel.
Hệ thống Iron Dome được thiết kế để đánh chặn các loại đạn pháo, rocket tầm ngắn bay nhưng cũng có khả năng đánh chặn các loại tên lửa như Fajr-5. Trong khi đó, hệ thống David Sling ra đời để lấp đầy khoảng trống giữa hệ thống Iron Dome và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Arrow-2. Tuy nhiên, những hệ thống này không phải lúc nào cũng hoạt động hiệu quả.
Quốc Minh
Theo_Kiến Thức
Siêu tăng Leopard 2A7 đầu tiên chuyển giao cho Quân đội Đức
Quân đội Đức đã chính thức làm lễ tiếp nhận xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến Leopard 2A7 vào biên chế.
Jane's Defence Weekly đưa tin, Krauss-Maffei Wegmann đã bàn giao cho quân đội Đức siêu tăng Leopard 2A7. Lễ bàn giao đã được tổ chức vào ngày 10/12 với sự chứng kiến của Trung tướng Rainer Korff, Tư lệnh lục quân Đức tại một căn cứ ở Munich.
Leopard 2A7 là một biến thể phát triển nâng cấp từ Leopard 2A6 thông qua các kinh nghiệm tích lũy từ hoạt động của xe tăng Leopard 2 của Canada, Đan Mạch triển khai ở Afghanistan. Quân đội Đức đã đặt hàng tổng cộng 20 chiếc Leopard 2A7. Những chiếc xe tăng cuối cùng của hợp đồng sẽ được chuyển giao cho tiểu đoàn xe tăng 203 đang hoạt động 44 chiếc Leopard 2A6.
Quân đội Đức đã chính thức tiếp nhận siêu tăng Leopard 2A7.
Tướng Korff nói: "Đây là một ngày có ý nghĩa với quân đội Đức, chúng tôi rất hài lòng với xe tăng Leopard 2A7". Lô 20 chiếc Leopard 2A7 là một nâng cấp từ Leopard 2A6 của quân đội Hoàng gia Hà Lan do Canada cung cấp nhằm bù vào số xe tăng Leopard 2A6M lấy từ quân đội Đức đưa đến hoạt động tại Afghanistan.
Sự hỗ trợ kinh phí này sẽ cho phép quân đội Đức hoàn tất quá trình nâng cấp những chiếc Leopard 2A6 lên chuẩn Leopard 2A7. Mẫu tăng này giữ lại pháo chính nòng trơn L55 120 mm như trên 2A6. Nó sử dụng một loại đạn xuyên giáp động năng mới APFSDF-T có khả năng thâm nhập giáp tốt hơn.
Leopard 2A7 sản xuất loạt không có trạm vũ khí điều khiển từ xa do thiếu kinh phí.
Người ta trang bị cho siêu tăng Leopard 2A7 loại giáp thụ động thế hệ mới cho phép bảo vệ toàn diện trước các loại vũ khí chống tăng cá nhân. Một thay đổi quan trọng là nó được trang bị thêm một đơn vị năng lượng phụ trợ cho phép các hệ thống con hoạt động khi động cơ chính ngừng hoạt động.
Leopard 2A7 có hệ thống điều khiển hỏa lực mới tối tân hơn cho phép tác chiến hiệu quả hơn. Chỉ huy xe tăng sử dụng hệ thống quan sát toàn cảnh kèm theo hệ thống quan sát ảnh nhiệt thế hệ 3, máy đo khoảng cách laser. Pháo thủ có hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu ảnh nhiệt thế hệ 3.
Tuy nhiên, so với mẫu thử nghiệm, Leopard 2A7 sản xuất loạt có một thay đổi nhỏ. Theo đó, trạm vũ khí điều khiển từ xa lắp súng máy hạng nặng 12,7 mm không được trang bị do thiếu kinh phí.
Quốc Minh
Theo_Kiến Thức
QĐ Ukraine điều thêm vũ khí "khủng" gì tới miền đông? Xe tăng chiến đấu chủ lực T-64BM, T-64BV, xe thiết giáp BTR-4...là các vũ khí "khủng" mà Quân đội Ukraine đang triển khai tới miền đông. Theo truyền thông Ukraine, chính quyền nước này đã quyết định triển khai thêm hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp cùng trực thăng tới miền Đông để "chống khủng bố". Điều này cho thấy, nguy cơ...