Hạm trưởng Mỹ ‘xem thường’ tàu sân bay Trung Quốc
Chỉ huy khu trục hạm USS Mustin ngồi gác chân trên boong quan sát tàu sân bay Liêu Ninh gần đó, dường như thể hiện thái độ xem thường.
Hải quân Mỹ ngày 11/4 công bố bức ảnh được chụp hồi đầu tháng 4 tại biển Hoa Đông, cho thấy khu trục hạm tên lửa USS Mustin đi song song với tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Trên boong tàu Mustin, hạm trưởng Robert Briggs và phó hạm trưởng Richard Slye quan sát chiến hạm Trung Quốc di chuyển cách tàu khu trục Mỹ vài nghìn mét.
Bức ảnh được công bố cùng ngày truyền thông Trung Quốc đưa tin tàu sân bay Liêu Ninh và các tàu hộ tống tiến vào Biển Đông, nơi nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt đang hoạt động. Giới chuyên gia nhận định bức ảnh này được hải quân Mỹ công bố nhằm gửi thông điệp “xem thường” tàu sân bay Trung Quốc.
“Bức ảnh này là một dạng ‘ chiến tranh nhận thức’, cho thấy Mỹ không coi quân đội Trung Quốc là mối đe dọa tức thời”, Lã Lễ Thi, cựu giảng viên học viện phòng vệ trên biển Đài Loan ở Cao Hùng, cho biết.
“Trong ảnh, hạm trưởng Briggs trông rất thoải mái khi ngồi gác chân nhìn chiến hạm Liêu Ninh chỉ cách đó vài nghìn mét, trong khi cấp phó của ông ngồi cạnh. Điều này cho thấy họ xem thường hải quân Trung Quốc”,
Chỉ huy khu trục ham Mỹ USS Mustin quan sát tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tại biển Hoa Đông hồi đầu tháng 4. Ảnh: US Navy .
Video đang HOT
Chu Thần Minh, chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, nhận định bức ảnh cho thấy chiến hạm Mỹ “giữ khoảng cách rất an toàn” khi đi song song với tàu sân bay Liêu Ninh. “Cả hai bên đều hiểu rằng có khoảng cách lớn giữa nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ và Trung Quốc”.
Tổng biên tập tạp chí Kanwa Defense Review Andrei Chang cho biết bức ảnh là “lời cảnh báo với quân đội Trung Quốc” rằng Mỹ nắm trong lòng bàn tay về mọi di biến động của nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh.
Tổ chức Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI), có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết Mỹ gần đây tăng cường điều chiến hạm cùng máy bay tới biển Hoa Đông và Biển Đông. SCSPI cho biết khu trục hạm Mustin tới vùng biển ngoài khơi cửa sông Trường Giang hôm 3/4 và bám theo nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh tới biển Hoa Đông và Biển Đông.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản được cho là đã điều khu trục hạm JS Suzutsuki cùng hai máy bay tuần tra đi theo giám sát nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh khi các chiến hạm này đi qua giữa đảo Okinawa và đảo Miyako ngày 3/4.
Khu vực Biển Đông. Đồ họa: CSIS .
Tàu sân bay Liêu Ninh được hộ tống bởi khu trục hạm hạng nặng Nam Xương, thuộc lớp Type 055 được đánh giá là tiên tiến nhất của Trung Quốc, cùng hai khu trục hạm phòng không Type-052D, một hộ vệ hạm Type-054A và một tàu hậu cần Type-901.
Chiến hạm Nam Xương và một khu trục hạm Type-052D sau đó tách nhóm, di chuyển theo hướng bắc về phía eo biển Đài Loan. Các chiến hạm còn lại của nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh vượt eo biển Luzon nằm giữa đảo Đài Loan và Philippines, tiến vào Biển Đông và hoạt động ngoài khơi quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát
Trung Quốc điều 11 máy bay quân sự áp sát Đài Loan
Tiêm kích và trinh sát cơ Trung Quốc tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan trong lúc tàu sân bay Liêu Ninh diễn tập gần hòn đảo.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan ngày 9/4 cho biết 11 máy bay quân sự Trung Quốc áp sát hòn đảo gồm 4 tiêm kích đa năng J-10, 4 tiêm kích đa năng J-16, một máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không KJ-500, một máy bay tác chiến điện tử Y-8 và một máy bay tuần thám săn ngầm Y-8.
Nhóm máy bay Trung Quốc bay vào khu vực phía tây nam Đài Loan, nằm giữa hòn đảo và quần đảo Đông Sa. Lực lượng phòng vệ trên không Đài Loan điều tiêm kích ứng phó, phát cảnh báo qua vô tuyến và đặt lực lượng phòng không vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Một trinh sát cơ Y-8 của quân đội Trung Quốc áp sát đảo Đài Loan. Ảnh: Cơ quan phòng vệ Đài Loan .
Đợt áp sát đảo Đài Loan của máy bay Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh đang diễn tập chiến đấu tại vùng biển phía đông đảo Đài Loan.
Các chuyên gia quân sự phương Tây nhận định các cuộc diễn tập này thể hiện ý định "siết gọng kìm" của Trung Quốc nhằm bao vây đảo Đài Loan từ hai hướng, đồng thời phát tín hiệu cảnh báo tới hòn đảo và cả Mỹ.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết Trung Quốc gần như ngày nào cũng điều máy bay quân sự áp sát hòn đảo. Những đợt áp sát như vậy được giới chuyên gia nhận định có thể là một phần trong chiến lược của Trung Quốc đại lục, nhằm phát thông điệp rằng vùng trời quanh hòn đảo là "sân sau của Trung Quốc" và họ sẽ tiếp tục sử dụng tùy ý.
Vị trí đảo Đài Loan. Đồ họa: CSIS .
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Quân đội Trung Quốc nhiều lần điều máy bay áp sát đảo Đài Loan, đợt triển khai lớn nhất diễn ra hôm 26/3 với 20 máy bay các loại tham gia, đánh dấu leo thang căng thẳng đáng kể trong khu vực eo biển Đài Loan.
Dù máy bay quân sự Trung Quốc không bay qua Đài Loan, các đợt áp sát gia tăng áp lực về tài chính và trang thiết bị lên lực lượng phòng vệ của hòn đảo, khi họ phải đảm bảo tiêm kích luôn sẵn sàng xuất kích để đối phó. Các quan chức phòng vệ Đài Loan mô tả những đợt áp sát của máy bay quân sự Trung Quốc là "chiến tranh tiêu hao".
Chiến hạm Mỹ đi qua eo biển Đài Loan Khu trục hạm USS John McCain băng qua eo biển Đài Loan trong lúc nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc diễn tập gần hòn đảo. Hạm đội 7 hải quân Mỹ trong thông cáo ngày 7/4 cho biết khu trục hạm tên lửa USS John S. McCain đi qua eo biển Đài Loan nhằm "thể hiện cam kết...