Hầm Thủ Thiêm sắp hết hạn bảo hành
Sau tháng 11, nếu hầm Thủ Thiêm phát sinh sự cố, chủ đầu tư sẽ phải bỏ tiền để khắc phục bởi hầm vượt sông duy nhất ở Việt Nam đã hết hạn bảo hành. Trong khi đó, công trình này chưa được nghiệm thu.
Gần một tháng qua, lực lượng chức năng đang gấp rút sửa chữa thấm đường hầm Thủ Thiêm khi trên nóc đốt giữa hầm xuất hiện nhiều vết ố đen, vết trám kéo dài dọc theo nóc hầm ở cả 2 chiều từ quận 1 sang quận 2 (TP HCM). Các vết trám hình xương cá dài từ vài centimet đến vài mét. Ngoài ra, tại những vị trí trám bằng keo này còn có những miếng nhựa màu vàng được gắn vào nóc hầm. Theo chủ đầu tư, “đây là các vị trí thấm ở mức độ nhẹ, nằm trong giới hạn cho phép”.
Một số chuyên gia xây dựng cho rằng, việc hầm Thủ Thiêm bị thấm có thể gây ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ công trình, vì theo thiết kế hầm có tuổi thọ 100 năm. Trong khi đó, thời gian bảo hành của công trình này chỉ còn 3 tháng. Sau tháng 11, nếu hầm phát sinh sự cố, chi phí khắc phục sẽ do chủ đầu tư chịu.
Theo Hội đồng nghiệm thu nhà nước, Hầm Thủ Thiêm chỉ mới được phép thông xe chứ chưa hề được nghiệm thu. Ảnh: H.C.
UBND TP HCM đã họp với các bên liên quan và yêu cầu Ban quản lý dự án đàm phán với nhà thầu để kéo dài thời gian bảo hành công trình. Vì thời gian bảo hành còn quá ít, Sở GTVT kiến nghị thành phố cho phép vận hành thử nghiệm trạm thu phí hầm Thủ Thiêm để nhà thầu hiệu chỉnh những sai sót, khiếm khuyết. Thời gian thử nghiệm sẽ không thu phí cho đến khi HĐND thành phố cho phép thu.
Video đang HOT
Liên quan đến việc đường hầm sông Sài Gòn bị thấm, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân cho rằng, việc xử lý lún và thấm trong đường hầm rất quan trọng và liên quan đến tuổi thọ công trình. Ông đề nghị tư vấn và nhà thầu đánh giá đầy đủ để xây dựng quy trình bảo trì, xử lý khắc phục và sớm thực hiện trong thời hạn bảo hành.
Ông Lương Minh Phúc, Trưởng ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP HCM cho hay, hiện công tác sửa chữa thấm, duy tu, bảo dưỡng định kỳ đường hầm đang được nhà thầu, tư vấn gấp rút tiến hành và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 8. “Sau khi sửa chữa, các vị trí thấm sẽ được tiếp tục kiểm tra, quan trắc và báo cáo kết quả với Hội đồng nghiệm thu nhà nước”, ông Phúc cho biết.
Trước thực trạng dù đưa vào sử dụng 9 tháng nhưng hầm Thủ Thiêm vẫn chưa được nghiệm thu, GS TSKH Nguyễn Văn Liên (Phó chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước) khẳng định với VnExpress.net: “Nguyên tắc của Hội đồng nghiệm thu là chỉ khi nào các vết thấm trong hầm Thủ Thiêm phải được khắc phục triệt để thì công trình này mới được công nhận”.
Theo Phó Giáo sư Lê Văn Liên (Phó chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước), chỉ khi nào các vết thấm trong hầm Thủ Thiêm được xử lý triệt để thì công trình này mới được nghiệm thu. Ảnh: H.C.
Cũng theo GS Liên, Luật Xây dựng quy định, thời gian bảo hành công trình chỉ được tính từ khi công trình được nghiệm thu. “Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu Nhật Bản chúng tôi không tham gia nên không được biết. Nhưng theo Luật thì hiện nay chi phí và trách nhiệm bảo hành vẫn thuộc về đơn vị thi công”, vị Phó chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước nói.
Theo ông Liên, để TP HCM có thể nhanh chóng thông xe tuyến đại lộ Đông Tây (trong đó có hầm Thủ Thiêm) nên Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã có báo cáo đánh giá hầm Thủ Thiêm “đảm bảo an toàn cho việc thông xe chứ chưa hề nghiệm thu”. Báo cáo của Hội đồng cũng lưu ý, “trong thời gian hầm hoạt động cần theo dõi tiếp xem có diễn biến gì bất thường không” mới nghiệm thu công trình này.
Hội đồng nghiệm thu nhà nước cũng đã cử ông Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục giám định nhà nước các công trình xây dựng vào TP HCM để theo dõi và kiểm tra tình trạng hầm bị thấm. Dự kiến, nhà thầu sẽ duy tu, bão dưỡng hầm đến cuối tháng 8.
Theo thống kê của Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn (Sở GTVT), từ khi đưa đường hầm vượt sông Sài Gòn vào sử dụng (11/2011) đã xảy ra 85 lỗi hệ thống thiết bị. Các lỗi này xuất hiện ở hệ thống điện, thông gió, thoát nước và chữa cháy. Ngay cả hệ thống thông tin liên lạc và quan sát đường hầm (CCTV) cũng xảy ra hàng loạt lỗi, trong đó nổi bật là các camera không thể quan sát được hết đường hầm. Hiện nhà thầu đã khắc phục được 80 lỗi, một trong 5 lỗi quan trọng còn lại chưa khắc phục được là các camera vẫn không quan sát rõ 11 vị trí trong hầm. Theo VNE
Cấp cứu "chậm như rùa" trong Đường hầm sông Sài Gòn
Theo báo cáo mới nhất của Sở GTVT TPHCM, sau 9 tháng đưa vào sử dụng, tổng số vụ va quẹt, tai nạn giao thông xảy ra trong Đường hầm sông Sài Gòn là 41 vụ làm 13 người bị thương.
Khi xảy ra tai nạn có người bị thương, mặc dù Trung tâm Quản lý Đường hầm sông Sài Gòn đã nhanh chóng liên hệ số điện thoại cấp cứu 115 đề nghị hỗ trợ nhưng lực lượng y tế đến hiện trường rất chậm.
Trong số 13 vụ tai nạn có người bị thương thì Trung tâm Quản lý Đường hầm sông Sài Gòn phải chủ động đưa người bị nạn đi cấp cứu đến... 12 vụ!
Diễn tập cứu hộ cứu nạn trước ngày thông xe Đường hầm sông Sài Gòn
Trước khi đưa Đường hầm sông Sài Gòn vào sử dụng, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cứu hộ 115 và các bên liên quan đã tổ chức diễn tập cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp tai nạn xảy ra. Tuy nhiên, do phải báo cáo qua khá nhiều cấp lãnh đạo và chờ xin ý kiến chỉ đạo nên thời gian đến hiện trường khá chậm, trung bình mất khoảng 30 phút.
Đường hầm sông Sài Gòn dài khoảng 1,5 km, độ dốc theo thiết kế ban đầu là 4%. Tuy độ dốc của hầm không lớn nhưng lượng xe hai bánh bị chết máy trong Đường hầm sông Sài Gòn khá nhiều, lên đến 1.365 xe, trung bình mỗi ngày có 5 xe gặp nạn (riêng ô tô chỉ có 68 xe bị chết máy). Lượng xe bị nổ lốp trong hầm là 115 xe (cả ô tô và xe hai bánh).
Theo NLD
Rút giấy phép tài xế làm đổ bùn trong hầm Thủ Thiêm Cho rằng Chánh cố tình vi phạm khi chạy xe vào đường hầm sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) vào giờ cấm, làm đổ bùn gây thiệt hại nghiêm trọng, UBND TP HCM yêu cầu rút giấy phép của tài xế này. UBND TP HCM vừa yêu cầu Sở Giao thông vận tải thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan...