Ham rẻ, nhiều người mất trắng vì trò lừa đảo bán hàng online của “Ngân Gốm”
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội Facebook, hàng loạt hội nhóm đã được thành lập nhằm tố cáo chiêu trò, hành vi bán hàng lừa đảo của một người có tên Đỗ Thị Kim Ngân.
Trao đổi với Dân trí, Cơ quan Công an huyện Gia Lâm cho biết từ tháng 8/2020 đến nay, đơn vị này đã nhận được hơn 20 đơn thư tố cáo về hành vi lừa đảo bán hàng online của đối tượng Đỗ Thị Kim Ngân.
“Chủ yếu đơn thư tố cáo mà chúng tôi nhận được đến từ những người dân sinh sống ở khu vực phía nam. Có thể, đây là nhóm đối tượng chính mà Ngân thực hiện hành vi lừa đảo. Cũng chính vì các nạn nhân đều ở xa nên quá trình thu thập thông tin, bằng chứng gặp một số khó khăn và mất nhiều thời gian hơn”, đơn vị cho biết.
Những mặt hàng được fanpage Ngân Gốm rao bán đều có giá rẻ hơn so với thị trường khoảng một nửa, thậm chí là 1/3.
Hiện tại, Cơ quan CSĐT Công an huyện Gia Lâm đã phát đi thông báo truy tìm đối với đối tượng Đỗ Thị Kim Ngân. Theo các đơn thư tố giác, đối tượng Ngân đã sử dụng tài khoản Facebook, Zalo để livestream trên mạng xã hội, lợi dụng sự cả tin của mọi người để bán sản phẩm gốm và các mặt hàng khác với giá rẻ hơn so với thị trường.
Video đang HOT
Mục đích của Ngân nhắm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người mua hàng. Khi những người mua hàng chuyển tiền, đối tượng lập tức chặn số liên lạc, chặn Zalo, Facebook. Chưa dừng lại ở đó, đối tượng này có chửi bới, nhục mạ những người mua hàng.
Đỗ Thị Kim Ngân còn được biết đến với biệt danh “Ngân Gốm”. Hiện tại, chỉ cần tìm kiếm với từ khóa “Ngân Gốm” trên Facebook, kết quả mà người dùng nhận được là cả chục group “bóc phốt”, tố cáo hành vi lừa đảo của người này. Thậm chí, có hội nhóm đã thu hút tới hơn 10.000 thành viên tham gia.
Cụ thể, thông qua fanpage có tên “Ngân Gốm” với hơn 60.000 lượt thích, đối tượng thường xuyên đăng bán các sản phẩm như điện thoại thông minh, iPad, đồ gia dụng, ghế mát xa,…
Điều đáng nói là mức giá của những sản phẩm này chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3 so với giá thị trường. Chính mức giá rẻ cùng với fanpage sở hữu số like “khủng” đã giúp “Ngân Gốm” lôi kéo được không ít con mồi mắc bẫy.
“Khi đang lướt Facebook, tôi thấy bài đăng quảng cáo thanh lý bộ ghế massage với giá chỉ 8 triệu đồng. Vì tò mò và cũng đang có nhu cầu nên tôi đã truy cập vào xem. Sau khi trao đổi thông tin, người này yêu cầu tôi chuyển khoản trước để giao hàng nhanh trong ngày. Vì thấy fanpage có lượng tương tác lớn, nên tôi không nghi ngờ gì mà thanh toán trước toàn bộ đơn hàng. Tuy nhiên, sau khi chuyển khoản, tôi lập tức bị chặn liên lạc”, tài khoản D.T., một nạn nhân chia sẻ với Dân trí.
Sau khi chuyển khoản, nhiều người mua hàng bị “Ngân Gốm” chặn số điện thoại, tài khoản Facebook, Zalo.
“Sau khi bị lừa, tôi bắt đầu tìm kiếm thông tin về “Ngân Gốm” trên Facebook. Lúc này tôi mới biết rằng cũng có rất nhiều người khác bị lừa đảo giống tôi”, tài khoản H.Y., một người bị lừa 4 triệu đồng khi đặt mua bộ bàn học trên fanpage Ngân Gốm cho biết.
Sau khi tiếp nhận các đơn thư tố giác, Công an huyện Gia Lâm đã nhiều lần triệu tập Đỗ Thị Kim Ngân đến làm việc nhưng Ngân không có mặt tại địa phương, không đến làm việc theo yêu cầu. Hiện tại, Cơ quan CSĐT Công an huyện Gia Lâm chưa xác định được Ngân đang ở đâu, làm gì.
Bắt cựu phó phòng ngân hàng Agribank vì lừa đảo
Phạm Thị Phượng nguyên là Phó trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh huyện Sơn Động (Bắc Giang).
Ngày 21/5, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Phượng (SN 1988), trú tại tổ dân phố Thượng 2, thị trấn An Châu, huyện Sơn Động (Bắc Giang) về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" dưới hình thức vay tiền để đáo hạn ngân hàng.
Phạm Thị Phượng tại cơ quan công an. (Ảnh: báo An ninh thủ đô)
Phạm Thị Phượng nguyên là Phó trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh huyện Sơn Động (Bắc Giang).
Năm 2013, khi đang là nhân viên của ngân hàng này tại chi nhánh thị trấn Thanh Sơn (Sơn Động), Phượng đã bắt đầu vay lãi của một số cá nhân rồi cho người khác vay lại với lãi cao hơn để hưởng lợi nhuận. Tuy nhiên, trong cùng năm, đang ở vị trí "chủ nợ", Phượng đã trở thành "con nợ" khi 3 đối tác vay số tiền 5 tỷ của cô ta không còn khả năng chi trả.
Phạm Thị Phượng khai nhận: Từ năm 2013-2020 lợi dụng danh nghĩa là cán bộ Ngân hàng, cần tiền để làm thủ tục đáo hạn cho khách, cô ta đã vay tiền của nhiều người với lãi suất từ 1.500 đồng đến 2.500 đồng/1 triệu/1 ngày, tuy nhiên, không sử dụng tiền vay để đáo hạn mà dùng để trả nợ cá nhân.
Thủ đoạn của Phượng là lấy tiền của người trước, trả cho người sau. Và do có "mác" là cán bộ ngân hàng, lại trả lãi cao nên nhiều người dân vẫn bị sa vào "bẫy" mà đối tượng đưa ra.
Hà Nội: Rao bán căng tin Bệnh viện 108, bác sĩ rởm kiếm 330 triệu đồng "Nổ" là bác sĩ Bệnh viện 108, Nguyễn Văn Mạnh rao bán suất bán hàng trong căng tin bệnh viện, từ đó chiếm đoạt của một bị hại số tiền 330 triệu đồng. Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đang hoàn tất hồ sơ truy tố đối tượng Nguyễn Văn Mạnh (SN 1992, trú...