Hàm răng bị vi khuẩn ‘tàn phá’ như thế nào?
Mặc dù sâu răng là căn bệnh rất phổ biến ở mọi lứa tuổi nhưng bạn sẽ không ngờ mức độ tàn phá của nó kinh khủng ra sao.
Hàng ngày, thói quen ăn uống và vệ sinh không đúng cách đã khiến rất nhiều người đang gặp vấn đề với bộ nhai. Một trong những căn bệnh răng miệng mà rất nhiều người Việt Nam mắc phải đó chính là sâu răng. Cụ thể, theo thống kê của Viện Răng hàm mặt trung ương, Việt Nam có 75% dân số mắc bệnh này.
Nếu không làm vệ sinh răng đúng cách sau khi ăn, thức ăn còn sót lại sẽ tạo thành mảng bám. Đây chính là nguyên nhân làm cho răng bị sâu. Đặc biệt, đường có vai trò hết sức quan trọng trong sự lên men hình thành acid gây phá hủy men răng và là nguồn thức ăn của vi khuẩn. Vì vậy, nếu đồ ăn có đường còn bám lại trên răng khiến bệnh phát triển nhanh hơn.
Vi khuẩn gây bệnh sâu răng chủ yếu là Streptococcus mutans hoặc Lactobacillus acidophillus. Những vi khuẩn này thải ra acid gây xói mòn và tạo lỗ thủng trên men răng, tạo nên lỗ sâu trên bề mặt. Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai hoặc kẽ giữa hai răng, vài điểm trên bề mặt.
Video đang HOT
Một thời gian sau, những điểm này biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện có thể nhỏ như đầu tăm hoặc to toàn bộ mặt nhai. Lúc này, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn vướng trong lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn giắt vào. Răng bị sâu sẽ có cảm giác ê buốt khi kích thích nóng lạnh, chua ngọt, khi lỗ sâu tiến sát tủy răng gây viêm. Ngoài ra, bệnh còn dẫn đến hôi miệng ảnh hưởng đến giao tiếp.
Để bảo vệ tốt răng miệng, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Việt Phương (phụ trách khoa Răng hàm mặt, bệnh viện Hữu nghị Việt Xô) tư vấn: chải răng sau ăn 30 phút, theo chiều lên xuống, ở những chỗ mặt nhai, vị trí khó chải sẽ xoay tròn. Thuốc đánh răng sử dụng loại có flour để hạn chế sâu răng. Ngoài ra, chúng ta nên sử dụng nước muối sinh lý bán sẵn hoặc pha loang như nước canh để ngậm từ 2-3 phút. Lựa chọn chỉ tơ nha khoa thay vì dùng tăm để tránh làm lộ kẽ răng.
Theo Zing
Tự chế kem đánh răng từ nguyên liệu tự nhiên
Không mất đến 2 phút và chỉ cần 3 nguyên liệu, bạn có thể tự chế kem đánh răng cho các thành viên trong gia đình.
Hầu hết kem đánh răng bán trên thị trường đều chứa đường, florua, màu nhân tạo và một số thành phần khác không được khuyến khích sử dụng. Thay vì mua những sản phẩm thương mại làm sẵn chưa chắc đã an toàn và tốt 100% cho răng, tại sao chúng ta không tự chế kem đánh răng từ những nguyên liệu tự nhiên?
Khi đã có đủ các tinh dầu thiết yếu, bạn có thể sử dụng chúng để làm kem đánh răng hoặc bột đánh răng.
Xin giới thiệu với các bạn công thức đơn giản và nhanh chóng nhất.
Nguyên liệu
cup bột baking soda
10 giọt tinh dầu bạc hà nguyên chất
5 giọt tinh dầu nhựa thơm nguyên chất
Tinh dầu bạc hà nguyên chất không cùng loại với dầu thơm hay tinh dầu bạc hà thơm. Nó là một loại tinh dầu thực phẩm chất lượng cao, có bán tại nhiều cửa hàng thực phẩm lành mạnh/thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Thành phần này không bắt buộc phải có nhưng nếu vẫn muốn cho vào, bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng bán thực phẩm lành mạnh hoặc hàng xách tay.
Cách làm
Trộn tất cả các thành phần trong một cái lọ nhỏ có nắp đậy, đậy nắp và lắc đều để khuếch tán tinh dầu. Khi sử dụng, bạn cho một lượng nhỏ bằng với lượng khi dùng kem đánh răng.
Công dụng của kem đánh răng tự chế
Tinh dầu bạc hà mang đến hơi thở tươi mát, tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch các xoang mũi. Tinh dầu nhựa thơm có tác dụng kháng khuẩn cao và chống nấm.
Tinh dầu nhựa thơm thường được sử dụng trong nghệ thuật chữa bệnh cổ xưa của trường phái y thuật Ấn Độ mang tên Ayurveda, hay còn được gọi là Liệu pháp hương thơm Ayurveda.
Bột baking soda giúp phục hồi, cân bằng độ pH, giữ mức kiềm nhẹ tự nhiên cho răng và lợi (nướu); giúp răng trắng hơn.
Chúc bạn tự chế kem đánh răng tại nhà thành công!
Theo Eva
Răng thưa và giải pháp khắc phục Răng thưa có thể do bẩm sinh, mọc ngầm, mút môi, đẩy lưỡi, mất răng... Bạn có thể tham khảo ba cách dưới đây để phục hình thẩm mỹ. Giải pháp 1: chỉnh nha (niềng răng) là quá trình sắp xếp lại răng bằng hệ thống mắc cài cố định hoặc khí cụ tháo lắp. Những hệ thống khí cụ này sẽ tạo...