Ham nhà đất phát mại, mắc bẫy nữ cán bộ ngân hàng “rởm”
Tự ý viết vào sổ hộ khẩu nghề nghiệp là cán bộ Ngân hàng TMCP ACB, Trần Thị Tùng (SN 1980), quê quán Hậu Lộc, Thanh Hóa, HKTT tại ngõ 59 Tây Sơn, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội, đã thực hiện vụ lừa đảo chiếm đoạt số tiền lên đến cả chục tỷ đồng.
Trần Thị Tùng tại CQĐT
Bị hại trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản vừa bị CQĐT CATP Hà Nội khởi tố điều tra này là bà Trương Thị Na, trú ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Bà Na vốn là người quen biết của bố mẹ Trần Thị Tùng.
Theo CQĐT, Tùng từng theo học đại học hệ tại chức chuyên ngành thương mại, nhưng không xin được việc làm. Năm 2010, vợ chồng Tùng xin nhập khẩu nhờ vào địa chỉ ở ngõ 59 phố Tây Sơn và sau đó tách hộ khẩu riêng. Thực tế, gia đình Tùng không ở địa chỉ này nhưng cô ta đã tự tay viết nghề nghiệp là cán bộ Ngân hàng ACB vào phần trống trong sổ hộ khẩu hòng đưa gia đình bà Na vào bẫy.
Đến chơi nhà bà Na, Tùng tự giới thiệu là cán bộ Ngân hàng ACB, làm ở bộ phận thẩm định dự án, có khả năng mua được các bất động sản với giá gốc và tài sản do ngân hàng phát mại. Rồi Tùng cho bà Na xem sổ hộ khẩu với nội dung ghi nghề nghiệp cán bộ Ngân hàng ACB, cùng một số bức ảnh cô ta mặc trang phục công sở đến tặng hoa một bệnh viện ở Hà Nội.
Cuối năm 2010, Tùng đưa bà Na đi xem mảnh đất 200m2 ở khu Bắc An Khánh (Hoài Đức) và khoe có quan hệ với chủ dự án nên sẽ được mua giá gốc 35 triệu đồng/m2, sau 3 tháng sẽ làm xong thủ tục để ký hợp đồng giao đất. Thời điểm đó, giá đất tại khu đô thị Bắc An Khánh đang “sốt”. Bà Na đồng ý đưa cho Tùng 2,2 tỷ đồng để làm thủ tục với chủ dự án. Tuy nhiên sau 3 tháng, bà Na vẫn chưa được ký hợp đồng. Thắc mắc, bà Na được Tùng giải thích là phải chờ một thời gian vì chủ dự án đang vướng mắc về thủ tục.
Giữa năm 2011, Tùng lại khoe thông tin Ngân hàng ACB đang nhận thế chấp tài sản là bất động sản của các cá nhân và tổ chức vay tiền, hiện đã quá hạn nên ngân hàng đang làm thủ tục phát mại. Trong đó, có ngôi nhà ở xóm Chùa, quận Tây Hồ, Hà Nội. Được Tùng đưa đi xem, bà Na rất ưng ý vì vị trí ngôi nhà khá đắc địa, giá cả hợp lý. Tùng còn gợi ý nếu không đủ tiền trả hết thì bà Na có thể trả thành nhiều đợt, đến khi đủ tiền ngân hàng sẽ làm thủ tục sang tên. Sau đó, từ tháng 3-2012 đến tháng 2-2013, theo tố cáo của bà Na, bị hại đã đưa cho Tùng gần 13 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cùng thời gian trên, tháng 7-2012, biết bà Na đi công tác tại TP.HCM, Tùng bắn tiếng Ngân hàng ACB đang phát mại bất động sản là nhà và đất có diện tích 200m2 tại 12A phố Nguyễn Huệ, quận 1, với giá 26 tỷ đồng. Thấy giá mảnh đất quá hấp dẫn, bà Na đã đưa cho Tùng 6,4 tỷ đồng. Theo tố cáo của bà Na, tổng số tiền bà đã giao cho Trần Thị Tùng là hơn 21 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, xác minh, cơ quan công an đã làm việc với Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và xác minh được Trần Thị Tùng không phải là nhân viên của ngân hàng này. Phía ngân hàng cũng cho biết, các bất động sản tại địa chỉ xóm Chùa, quận Tây Hồ, Hà Nội và 12A phố Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM không phải là tài sản thế chấp của khách hàng tại ACB.
Tại cơ quan công an, Trần Thị Tùng khai nhận, trong quá trình làm “cò” bất động sản, cô ta quen một số đối tượng và được giới thiệu các địa chỉ nhà đất trên. Tùng thừa nhận việc giả danh là cán bộ Ngân hàng ACB để lừa bà Na, nhưng khai thực tế chỉ nhận của bà Na 16,4 tỷ đồng.
Quá trình thực hiện lệnh khám xét nơi ở của Trần Thị Tùng tại một khu chung cư ở phường La Khê, quận Hà Đông, cơ quan công an đã thu giữ một số tài liệu; trong đó có đơn của anh Lê Hải Tú (SN 1981) ở Đống Đa, tố cáo Trần Thị Tùng lừa đảo chiếm đoạt số tiền 600 triệu đồng bằng thủ đoạn hứa hẹn xin cho anh Tú vào làm tại Ngân hàng Nhà nước. Theo đơn tố cáo, Tùng mạo nhận là thư ký một Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, kiêm cán bộ Vụ chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước). Sau khi chuyển đủ 600 triệu đồng, anh Tú chờ từ tháng 6-2014 đến sau Tết Nguyên đán 2015 vẫn không được đi làm. Biết bị lừa, anh Tú cương quyết đòi tiền và làm đơn tố cáo. Sau đó, Trần Thị Tùng đã trả lại anh Tú 600 triệu đồng.
Do đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng, Trần Thị Tùng được CQĐT khởi tố cho tại ngoại để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vụ án đang được điều tra mở rộng.
Theo Hoàng Quân
An ninh thủ đô
Nộp lại tiền chiếm đoạt, 12 cán bộ Agribank thoát án tù giam
12 cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Agribank BR-VT) liên quan đến vụ lập khống chứng từ để chiếm đoạt 3,4 tỷ đồng của ngân hàng đã thoát án tù giam nhờ... nộp lại tiền chiếm đoạt và thực hiện theo ý kiến của tập thể.
Các bị cáo tại phiên xét xử.
Sau 3 ngày xét xử căng thẳng, sáng 15/9, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiến hành tuyên án 12 bị cáo trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Agribank BR-VT.
Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, trong khoảng thời gian từ ngày 5/8/2011 đến ngày 25/8/2011, 11 nhân viên Agribank BR-VT lạm dụng chức vụ, quyền hạn, thực hiện hành vi sử dụng họ tên, địa chỉ và giấy chứng minh nhân dân của người thân trong gia đình, hoặc của các khách hàng trước đó có giao dịch tại đây để lập khống 110 giấy xác nhận người môi giới huy động vốn, chứng từ chi tiền môi giới để chiếm đoạt hơn 3,4 tỷ đồng của ngân hàng.
Còn bị cáo Nguyễn Ngọc Khải (nguyên Quyền giám đốc Agribank BR-VT) bị kết tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước, để nhân viên dưới quyền lạm dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện các hành vi sai phạm trên.
Vụ án được khởi tố vào tháng 10/2011 do Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an điều tra. Sau khi Viện KSND Tối cao hoàn tất cáo trạng đã ủy quyền cho cơ quan tố tụng tỉnh BR-VT xét xử.
Nhưng sau đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản đề nghị các cơ quan tố tụng miễn trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo trên và chuyển hồ sơ vụ việc sang Cơ quan Thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giải quyết theo thẩm quyền.
Lý do mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra đề xuất trên là bởi sau khi vụ việc xảy ra, các cán bộ nhân viên trên của Agribank BR-VT đã nộp lại toàn bộ hoa hồng đã nhận nên... không xảy ra thiệt hại tài sản.
Dù vậy, đại diện Viện KSND vẫn quyết định giữ nguyên quan điểm cáo buộc các bị cáo theo bản cáo trạng và yêu cầu tuyên các bị cáo từ 3 đến 17 năm tù.
Sau 3 ngày xét xử, HĐXX xét việc ông Nguyễn Ngọc Khải ký các quyết định để dẫn tới sai phạm của cấp dưới là theo nghị quyết của tập thể chứ không phải tự ý thực hiện.
Sau đó, ông Khải đã báo cáo vụ việc lên cấp trên để chấm dứt hành vi trên, đồng thời yêu cầu các nhân viên thu hồi lại các hợp đồng đã ban hành. Vì vậy, HĐXX kết luận việc cáo buộc ông khải tội "Cố ý làm trái các quy định của nhà nước" là không có cơ sở. Từ đó, tòa tuyên miễn truy cứu trách nhiệm hình sự của ông Khải.
Về các bị cáo khác, HĐXX xét các hành vi mà Viện Kiểm sát Nhân dân cáo buộc dùng thông tin của người quen để lập khống chứng từ chiếm đoạt tài sản chỉ là... thực hiện việc gửi - vay, vay - gửi nhằm hưởng chênh lệch lãi suất chứ không có ý chiếm đoạt tài sản.
Do đó, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tuyên ba bị cáo được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, 9 bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 30 tháng đến 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Trước đó, đã 2 lần vụ án được đưa ra xét xử nhưng HĐXX đều yêu cầu trả hồ sơ điều tra bổ sung do thiếu căn cứ buộc tội.
Nguyễn Nam
Theo Dantri
Được miễn trách nhiệm hình sự vì làm theo... văn bản chỉ đạo của NH cấp trên Hội đồng xét xử nhận định hành vi vi phạm của bị cáo Khải xuất phát từ văn bản chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, bản thân bị cáo đã có nhiều cống hiến... nên được miễn trách nhiệm hình sự. Bị cáo Khải (đứng bìa phải) hàng trên cùng 11 bị cáo khác tại phiên tòa Ngày 15.9, TAND tỉnh Bà...