Ham học đến hóa điên, 15 năm luẩn quẩn trường cũ
Suốt 15 năm qua, ông Sơn – người do học nhiều đến nỗi hóa điên vẫn đều đặn đạp xe tới trường học. Đôi lúc người ta còn bắt gặp ông lục thùng rác tìm thức ăn thừa để ăn.
Anh Trương Thanh Sơn dựa lưng vào KTX ĐH Y Dược. Đôi mắt anh xa xăm về một miền ký ức đã qua và luôn nhận mình là nghiên cứu sinh cao học
Ông Trương Thanh Sơn (SN 1973, quê Cần Thờ) từng học lớp Y94 (niên khóa 1994 – 2000) tại trường Đại học Y dược TP.HCM nhưng đến năm thứ 5 đột ngột phái hiện bệnh tâm thần. Từ đó đến nay đã 15 năm, người đàn ông này vẫn đạp xe đều đặn lui tới kí túc xá, trường học và bệnh viện Chợ Rẫy là những nơi gắn bó thời sinh viên.
15 năm lang thang quanh trường Y
Bác sĩ Cao Xuân Minh, Giám đốc Phòng khám đa khoa Nhọc Minh (nằm trên đường Lãnh Binh Thăng, quận 11, TP.HCM, học trước ông Sơn hai khóa) và bác sĩ Lê Kiến Quốc, công tác tại Viện Tim TP.HCM (học cùng khóa với ông Sơn) là những người đang tích cực giúp đỡ người đàn ông bệnh tật này. Bác sĩ Quốc trong một lần về thăm ký túc xá trường cũ đã gặp cảnh ông Sơn lục thùng rác kiếm thức ăn. Nhận ra bạn học đồng khóa và nghe mọi người kể ông Sơn bệnh tật phải lang thang suốt 15 năm qua quanh trường cũ, bác sĩ Quốc kể lại với bác sĩ Minh, cũng là người từng chơi thân với ông Sơn.
Sau thời gian dài dò hỏi, mới có hai bạn học cấp 3 của ông Sơn hay tin, đến xác minh, cung cấp những thông tin về hoàn cảnh người đàn ông bệnh tật này. “Bạn của Sơn chỉ nhớ mang máng quê ảnh ở huyện Thốt Nốt (cũ) thuộc tỉnh Cần Thơ”, bác sĩ Minh nói. Ông Sơn sau 3 lần thi trượt đại học mới đỗ vào trường Đại học Y dược TP.HCM. Thời sinh viên, ông ham học, không chơi bời, không yêu đương, hiếm khi tâm sự trò chuyện với ai. Bất hạnh đổ xuống lúc vừa học hết năm thứ 5, cũng là lúc chàng sinh viên phát bệnh tâm thần, không thể đến trường. Người thân đưa ông Sơn về quê chữa trị, sau một thời gian trở lại trường tiếp tục học. Được ít bữa căn bệnh tái phát, gia đình lặng lẽ đưa con về quê chữa trị lần nữa. Thế nhưng bao nhiêu lần gia đình bắt về là bấy nhiêu lần ông Sơn bỏ trốn lên TP.HCM. Người thân đành bất lực.
Con đường ngày ngày chàng sinh viên đi từ nhà trọ, rẽ qua ký túc xá, ngoặt sang trường, từ 15 năm nay người tâm thần này đi mòn đường. Suốt 15 năm qua, nhiều thế hệ sinh viên trường Đại học Y dược vẫn bắt gặp những cảnh người đàn ông đứng tựa lưng bên hàng rào, cạnh chiếc xe đạp cũ, lúc nào cũng chăm chú nhìn vào cuốn sách hoặc tập tài liệu gì đó. Mỗi ngày hai bữa, ông xin cơm sinh viên, hoặc xin cơm tại điểm phát cơm chay miễn phí gần trường. Đôi lần người ta bắt gặp ông lục thùng rác tìm thức ăn thừa. Mỗi khi tìm được mẩu bánh mì, cơm nguội, ông ngấu nghiến ăn sạch. Hễ ai hỏi, ông cười ngô nghê: “Ăn thế này để tiết kiệm tiền, vẫn no là được”.
Các nhân viên bảo vệ ký túc xá trường Đại học Y dược đã quá quen mặt, đều nhận xét: “Anh Sơn hiền lắm, dù bị bệnh nhưng chưa quậy phá ai bao giờ. Chiều nào ảnh chẳng đạp xe qua đây. Học giỏi nhưng chẳng may đổ bệnh, đáng thương quá”.
Bi kịch “dao sắc không gọt được chuôi”
Có điều lạ là dù bị cho là tâm thầm nhưng ông Sơn giao thiệp như người tỉnh táo, phân biệt đúng sai rành mạch, thậm chí vẫn nhớ tên những người bạn đồng khóa, nhận ra ngay mỗi khi gặp mặt.
Video đang HOT
Những năm trước, ông Sơn ngủ nhờ ở bênh viện Chợ Rẫy là nơi từng đến học tập, thực hành. Ba năm nay, ông thuê căn gác xép trong hẻm đường Ngô Gia Tự. Căn phòng chỉ rộng chừng 4m2 nhưng rất nhiều sách vở xếp chồng lên nhau. Ông chủ nhà trọ cho hay, ông Sơn thường ngồi vào bàn học, ghi ghi chép chép hoặc chăm chú dán mắt vào những cuốc sách, mệt quá mới lăn ra ngủ trên tấm ván vừa đủ thân người.
Xót xa trước cảnh cựu sinh viên trường Y bệnh tật, bác sĩ Minh đã vận động những cựu sinh viên trong trường tập hợp lại tìm hướng chữa bệnh, lập một ê kíp chuyên điều trị cho bạn. “Muốn chữa khỏi bệnh cho anh Sơn cần tuân thủ trình tự khoa học. Hiện mỗi ngày sẽ có người đến đưa Sơn đi uống cà phê nói chuyện giúp cậu ta lấy lại được lòng tin từ người khác. Tiếp đó mới có thể chuẩn đoán, xác định chính xác mức độ bệnh tật. Sơn đặc biệt rất dễ tự ái, nếu ai nói mình bị tật sẽ không bao giờ tiếp chuyện. Hiện tại ê kíp bác sĩ chỉ mới có vài người, tôi đang vận động tiếp”, bác sĩ Minh nói.
Ê kíp thiện nguyện này dự định cử người đến giúp ông Sơn giặt quần áo mỗi ngày, đóng tiền ăn hàng tháng cho bạn tại một quán cơm gần trường. “Thời gian gần đây, trong lúc trò chuyện, Sơn bắt đầu tâm sự. Chúng tôi hy vọng đây là cơ hội tìm được uẩn khúc khiến Sơn trở nên dại như vậy.Tìm ra nguyên nhân, từ đó sẽ dễ chữa trị hơn”, bác sĩ Minh nói.
Điều quan trọng khác trong việc chữa bệnh cho ông Sơn là cần có sự phối hợp từ gia đình. Tuy nhiên ông Sơn vẫn chưa tiết lộ địa chỉ nhà ở dưới quê. Bác sĩ Minh tính toán, nếu kế hoạch diễn ra như ý muốn, sẽ tạo điều kiện cho ông Sơn học thêm khóa nghiệp vụ, sau đó sẽ nhận bạn vào vừa để làm việc, vừa để tiếp tục theo dõi rồi tìm hướng xử lý tiếp theo.
Bác sĩ Minh khá e ngại khi chia sẻ câu chuyện về ông Sơn. Lý do là trước đây từng có một số người biết chuyện, đến gặp khiến người tâm thần nổi cơn.. tự ái bỏ đi biệt tăm một thời gian. Bác sĩ Minh nói: “chúng tôi chỉ mong nếu mọi người gặp Sơn hãy trò chuyện cởi mở, giúp Sơn lấy lại niềm tin từ cuộc sống”. Cũng thông qua bài báo này, bác sĩ Minh nhắn gửi nếu gia đình đọc được hãy liên lạc với bác sĩ Minh để cùng chung tay chữa trị cho người cựu sinh viên bệnh tật.
Nguồn Bùi Yên (Xa lộ pháp luật) Minh Phương
5 năm cõng bạn đến trường
Thương người bạn tật nguyền không có đôi chân lành lặn, suốt 5 năm qua, Phong tình nguyện cõng bạn đến trường. Dù đường xa vất vả, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn nhưng Phong không bao giờ để người bạn tật nguyền của mình phải nghỉ học dẫu là một hôm.
Từ khi vừa lọt lòng mẹ, cậu bé Lê Xuân Tú, học sinh lớp 11 C5 Trường THPT Nguyễn Đức Mậu (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã không may mắc bệnh khuyết tật bẩm sinh. Lưng em bị gù nặng, cơ thể yếu ớt, đặc biệt đôi chân lại teo tóp không thể đi lại được, vì vậy mọi sinh hoạt thường ngày gặp rất nhiều khó khăn.
"Từ khi sinh ra, em đã bị khiếm khuyết như thế này rồi. Bố mẹ đưa em đi chữa trị ở nhiều bệnh viện các bác sĩ đều nói rằng do bố mẹ trùng gen, nên em bị dị tật khó chữa trị lắm. Ngoài em ra trong gia đình còn có em trai là Lê Xuân Thắng đang học lớp 7 cũng khuyết tật như em. May nhờ có bạn Phong không quản vất vả thì em mới đến lớp đi học được. Em cám ơn bạn ấy nhiều lắm". Nói đoạn Tú nhìn sang người bạn bên cạnh bao năm cõng mình đến trường mà rưng rưng nước mắt.
Chị Nguyễn Thị Tâm (mẹ của Tú) cho biết: "Gia đình chúng tôi luôn xem cháu Phong như là một thành viên trong gia đình. Nếu không có cháu Phong thì chúng tôi cũng không dám để con một mình đến trường."
Thương người bạn tật nguyền lại ham học, 5 năm qua Nguyễn Văn Phong (bạn học cùng lớp với Tú) đã không quản vất vả hàng ngày cõng bạn đến trường. Dù ngày nắng hay mưa, Phong không để bạn mình phải nghỉ học dù chỉ một hôm, hay chậm giờ mà luôn đi đúng giờ, đẩy đủ các tiết học. Hơn ai hết, Phong biết bạn mình có những khiếm khuyết không thể bù đắp nổi, nếu bỏ lỡ một bài giảng, một tiết học, mỗi lời thầy cô giảng sẽ vô cùng khó khăn cho Tú nếu muốn theo kịp chương trình.
Nói về những ngày đầu tiên cõng người bạn đến trường từ những năm học chung lớp 7 ở Trường PTTH Quỳnh Thuận, Phong chia sẻ: "Lúc đó thấy bạn hàng ngày được bố mẹ đưa đến trường rồi tan học bạn lại phải ngồi một mình chờ bố mẹ tới đón. Có hôm trời mưa tầm tã, hay nắng nóng như đổ lửa thấy Tú phải cố chờ bố mẹ đến chở về mà lòng em nung nấu, thấy trong lòng xốn xang quá. Nhà chúng em lại ở cùng xóm, chơi thân với nhau nên em cõng bạn ấy về. Cứ thế nhiều lần rồi thành quen, hai đứa cứ đi học với nhau may mà đến bây giờ vẫn được học chung một lớp chứ không thì...". Nói đoạn Phong ngập ngừng.
Phong chia sẻ về việc làm của mình, suốt 5 năm cõng bạn đến trường".
Hàng ngày ngoài lúc lên lớp, đôi bạn lại cùng nhau ôn bài ở nhà. Học xong cấp 2, đôi bạn cùng nhau ôn luyện và thi đậu chung trường cấp 3. Tuy nhiên quãng đường từ nhà đến trường hơn 3km, hàng ngày Phong thức dậy sớm ôn luyện bài vở rồi lại sang nhà "bế" Tú lên chiếc xe đạp điện mà bố mẹ Tú dành tiền mua được để Phong chở Tú đến trường. Đến trường Phong lại cõng bạn từ sân trường lên phòng học ở tầng hai.
Ở nhà mọi sinh hoạt cá nhân của Tú đều dựa vào sự giúp đỡ của bố mẹ, còn khi tới trường Phong tình nguyện là đôi tay, đôi chân của bạn mình từ việc lấy từng quyển sách, cái bút đến đi vệ sinh hay làm bất kỳ những việc khác. Tan học, Phong lại cõng bạn xuống bế lên xe rồi chở về nhà. Cứ thế mỗi ngày trôi qua, dù mưa hay nắng đôi bạn cũng cùng nhau tới trường mà không một lời than vãn.
Do bố mẹ trùng gen, nên từ khi sinh ra Lê Xuân Tú đã bị gù nặng, cơ thể yếu ớt và đôi chân không thể đi lại được.
5 năm trôi qua, dù ngày nắng hay mưa, Nguyên Văn Phong vẫn đều đặn cõng bạn đến trường không để người bạn khuyết tật của mình bỏ lỡ dù là một bài giảng.
Được biết hoàn cảnh gia đình nhà em Nguyễn Văn Phong hết sức khó khăn, thu nhập của gia đình dựa vào những công muối ít ỏi của bố mẹ, những ngày nắng nóng, nghỉ được buổi học nào là Phong lại ra ruộng muối với gia đình.
Là anh cả trong gia đình có 3 anh em, vì thế hàng ngày ngoài thời gian đến trường, Phong còn tranh thủ giúp mẹ làm những công việc nhà lo cho các em. Mỗi sáng, Phong thường thức giậy từ 5 giờ sáng ôn bài, giúp bố mẹ công việc nhà rồi mới qua chở bạn đến trường.
Chị Nguyễn Thị Tâm (mẹ của Tú) chia sẻ: "Cháu Tú nhà tôi sinh ra đã gặp phải điều không may, cơ thể bị khuyết tật rất yếu ớt, thường xuyên đau ốm nhưng cháu rất ham học. Nhiều lần vợ chồng tôi cũng có ý để cháu ở nhà cho tiện chăm sóc nhưng thấy nó ham học quá cũng không nỡ. May mà có cháu Phong không quản vất vả đưa đón con tôi tới trường, giúp đỡ nó hòa nhập với bạn bè ở trường. Nếu không có cháu Phong, vợ chồng tôi cũng không dám để con mình đến lớp một mình. Gia đình tôi xem Phong như đứa con trong nhà vậy".
Ở lớp, Phong luôn giúp Tú trong mọi việc, luôn động viên bạn trong học tập.
Phong bế bạn lên xe chở về sau buổi học ở trường.
Cũng đã từ lâu gia đình chị Tâm coi Phong như một thành viên trong nhà, mọi niềm vui hạnh phúc, thành công mà con chị đạt được đến bây giờ ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân Tú còn có những giọt mồ hôi nhọc nhằn của người bạn ân cần giúp đỡ, động viên Tú suốt thời gian qua.
Được biết, ở trường, Phong luôn được thầy cô bạn bè quý mến bởi đức tính hòa nhã, sôi nổi, tận tình trong công việc chung của lớp. Nói về Phong, thầy Nguyễn Văn Sơn - Bí thư đoàn Trường THPT Nguyễn Đức Mậu tự hào: "Phong là một đoàn viên thanh niên ưu tú của đoàn trường. Dù hoàn cảnh gia đình Phong rất khó khăn nhưng em rất nhiệt tình giúp đỡ bạn bè, trong các sinh hoạt của trường, em luôn tham gia đầy đủ và sôi nổi. Từ khi biết được hành động của em suốt nhiều năm cõng bạn đến trường, chi đoàn nhà trường đã kịp thời biểu dương và lấy đó làm tấm gương cho tất cả các đoàn viên thanh niên noi theo và học tập".
Dù chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn vất vả để hoàn thành những ước mơ đối với cậu học trò khuyết tật Lê Xuân Tú nhưng bên em luôn có đôi chân của người bạn, đôi chân của nghị lực và niềm tin sẽ giúp em vượt qua tất cả. Mỗi ngày trôi qua đôi bạn lại cùng nhau đến trường trên một đôi chân.
Nguyễn Tình - Lany Nguyễn
Theo Dantri
Người đàn bà hóa điên sau 15 năm tựa cửa chờ chồng phụ bạc Qua một đêm mệt nhọc vì đứa con sơ sinh quấy khóc, chị Lành tỉnh dậy thì phát hiện chồng đã bỏ đi đâu mất. 15 năm đằng đẵng trôi qua, chị mòn mỏi ôm con chờ chồng trong vô vọng. Những lúc ốm đau, chỉ có hai mái đầu già chăm nhau. Ảnh TG Thời gian cứ trôi đi, bao nhiêu yêu...