Ham hố chơi trò chơi cảm giác mạnh, chuyến đi chơi thanh lịch của cô gái bỗng biến thành ác mộng với các hình ảnh được công bố ngay sau khi chơi
Đi chơi mà có người chụp ảnh cho thì cũng thích đấy, nhưng còn phải xem những hình ảnh đó như thế nào đã nhé.
Các trò chơi cảm giác mạnh cũng là một trong những phần cực kỳ thu hút khách tham gia ở các khu du lịch. Không phải ai cũng dám chơi những trò như nhảy bungee, trượt zipline, lượn dù…, tuy nhiên nếu đã dám chơi, bạn sẽ có những trải nghiệm vô cùng thú vị và đáng nhớ. Không phải chỉ có trải nghiệm trong lúc chơi đâu, mà còn có cả các trải nghiệm với những tấm hình được chụp lại như cô bạn người Trung Quốc này này…
Chẳng là trong một chuyến đi chơi đến Liêu Ninh (Trung Quốc), cô bạn này đã thử trải nghiệm một trò chơi cảm giác mạnh và quá trình lúc cô gái đang chơi được một người chụp lại.
Trước lúc đi chơi thì rất thanh lịch như thế này nhé! Ăn mặc cute đáng yêu, tóc dài tha thướt… Vậy nhưng lòng đam mê với trò chơi cảm giác mạnh nên vẫn quyết định lên nhảy…
Và kết quả… chuyện gì đến cũng phải đến. Trò chơi này quả thật là thú vị nhỉ?
Không biết người bạn có tâm nào đã giúp ghi lại các hình ảnh độc đáo này đây.
Còn đây là khi chơi xong… Trải nghiệm không quá tệ chứ?
Những hình ảnh này đã được chia sẻ cách đây khá lâu, tuy nhiên có vẻ như nguồn cảm hứng từ chuyến đi chơi của cô gái này vẫn khiến cư dân mạng cảm thấy thích thú nên mới đây, dân tình lại tiếp tục chia sẻ vào một group Facebook.
Quá nhiều kinh nghiệm cho những ai ham hố chơi trò chơi cảm giác mạnh nhé! Hãy đảm bảo rằng mình đủ mạnh mẽ để chơi các trò này, chọn những bộ trang phục gọn gàng, dễ chịu và nếu tóc dài thì tốt nhất là buộc gọn lên. Và một điều vô cùng quan trọng nữa: đừng để lũ bạn chụp lại ảnh của mình khi đang chơi nhé!
Những câu chuyện ấm áp tình người trong thời kì cách ly Covid-19
Cứ nghĩ cách ly là đáng sợ, nhàm chán, 'nhạt nhẽo', xa vời cuộc sống thường nhật thế nhưng trái lại, đó là mảnh đất màu mỡ khiến tình người 'nở hoa'.
Để đảm bảo sức khoẻ người nghi nhiễm và hạn chế sự lây lan dịch bệnh viêm phổi Covid-19, nhiều khu vực tiếp nhận bệnh nhân cách ly được hình thành. Tại những nơi này, y bác sĩ, chiến sĩ cùng nhiều lực lượng khác được bố trí để hỗ trợ người dân sinh hoạt. Bởi thế, nhiều câu chuyện xúc động được kể ra giữa mùa dịch.
Cặp vợ chồng ở Liêu Ninh lái xe 10 ngày đêm đến Vũ Hán để giao rau xanh
Sau khi biết dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán, cặp vợ chồng sống tại Liêu Ninh đã không ngần ngại lao vào tiền tuyến để vận chuyển thực phẩm phục vụ người dân nơi đây.
Video đang HOT
Hai vợ chồng cùng xe hàng của mình.
Từ những ngày đầu thấy tin tức về dịch bệnh đang ngày càng diễn biến phức tạp, thì chắc hẳn việc tiêu thụ lương thực, thực phẩm sẽ vô cùng khó khăn. Lúc này, anh Lý đã thương lượng với vợ làMặc Thu về việc muốn vận chuyển rau xanh đến Vũ Hán cho những người dân ở đây. Dù biết bằng công việc này rất nguy hiểm nhưng anh Lý cho biết trong giai đoạn khó khăn này, những người Vũ Hán đang rất cần.
Trong 10 ngày, hai vợ chồng đã đi 3 lần giữa Vân Nam và Vũ Hán với hành trình hơn 12.000km, giải quyết nhu cầu thực phẩm cho hàng triệu người.
Cụ ông ở Thường Châu mang thùng tiền mặt 500.000 nhân dân tệ đi ủng hộ Vũ Hán
Một cụ ông họ Xia ở Tân Bắc (Thường Châu, Trung Quốc) khiến nhiều người bất ngờ khi ôm một thùng tiền mặt 500.000 nhân dân tệ đến ủng hộ công tác chống dịch virus corona ở Vũ Hán. Khi đến đến trụ sở quận, ông mặc trang phục giản dị, ôm theo thùng carton đưa cho một nhân viên rồi nói muốn gửi tới thành phố Vũ Hán rồi nhanh chóng rời đi.
Kiểm tra thùng giấy, người nhân viên ở trụ sở thấy bên trong hộp là 5 cọc tiền, tổng giá trị 500.000 nhân dân tệ (khoảng 1,6 tỷ đồng) được buộc cẩn thận cùng một mẩu ghi chú với nội dung: 'Hiện tại cả nước đều đổ dồn sự quan tâm cho Vũ Hán, tôi cũng muốn góp một phần sức lực. Hy vọng số tiền này có thể được chuyển tới Vũ Hán càng sớm càng tốt, chúng ta sẽ cùng vượt qua khó khăn. Ký tên: một công dân Thường Châu'.
Sau khi kiểm tra lại camera và đối chiếu thông tin, các nhân viên xác định được cụ ông này là một công nhân đã nghỉ hưu.
Thùng tiền đã được chuyển tới Hội Chữ thập đỏ quận Tân Bắc thay mặt ông cụ quyên góp.
Bị cách ly vì nhiễm Corona, cô giáo ở Hồ Bắc vẫn cố gắng dạy online cho học trò
Cô giáo Đỗ Tống - dạy bộ môn tiếng Anh được chẩn đoán dương tính với Covid-19, cô được đưa vào bệnh viện dã chiến của Sân vận động Gang thép Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc để điều trị. Dù bị bệnh nhưng không muốn học sinh của mình gián đoạn kiến thức, cô Đỗ Tống vẫn dạy học bằng phương pháp trực tuyến. Cô tìm chiếc giường trống, đặt điện thoại di động lên bàn cạnh giường ngủ và dạy theo đúng giờ học.
Cô Tống dạy học ngay tại khu cách ly,
Bên cạnh đó, cô cũng giấu tình trạng bệnh của mình để học sinh không bị gánh nặng tâm lý. Tuy nhiên, một số học sinh đã nhận ra khung cảnh bệnh viện dã chiến qua video dạy học của cô giáo. Các em học sinh đã vẽ tranh, quay video ngắn để gửi đến cô lời chóng hồi phục. Một số phụ huynh cũng đã nhắn tin điện thoại động viên, chúc cô sớm khỏe lại.
Cảnh sát Vũ Hán chăm trẻ có bố mẹ nhiễm Covid-19
Ông Yang Xiulin, 56 tuổi làm cảnh sát ở Vũ Hán. Khi được một người dân ở đây cầu cứu, nhờ chăm sóc bé Song Xintong - 13 tuổi vì tất cả người lớn trong gia đình bị cách ly bởi nhiễm Covid-19. Mỗi ngày, ông Yang mang 3 bữa cơm đến cho bé Song, tự tay kiểm tra thân nhiệt. Nếu bận, ông sẽ nhờ đồng nghiệp hoặc nhân viên cộng đồng làm thay mình.
Cảnh sát Yang Xiulin mang đồ ăn, đo thân nhiệt cho cô bé 13 tuổi mỗi ngày, sau khi bố mẹ, ông bà bé bị cách ly. Ảnh: Chinadaily.
Lo sợ đứa trẻ không biết sử dụng điện, gas để đun nước, ông chỉ bảo từng chút một và nhắc nhở Song về sự an toàn. Sau hai tuần làm quen với với cuộc sống mới, tinh thần đứa trẻ đã khá hơn. Cô bé học trực tuyến mỗi ngày và thỉnh thoảng gọi cho mẹ.
Không chỉ ở nước ngoài, tại Việt Nam cũng có nhiều câu chuyện ấm lòng giữa mùa dịch.
'Cuộc chiến' chia cơm ở 5 tầng tại khu cách ly Sơn Tây
Tại trường Quân sự Sơn Tây - một trong những cơ sở tiếp nhận người cách li của Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ở đây, có khoảng 100 y bác sĩ, cán bộ, chiến sĩ nhà trường đang nỗ lực đảm bảo sức khỏe cho hơn 700 người đang cách li trong các hoạt động: chuẩn bị cơm, cung cấp nước uống, vận chuyển đồ dùng từ bên ngoài vào... Trong số lực lượng hỗ trợ đó có nhiều chiến sĩ trẻ.
Trong cái nắng Sơn Tây đầu hè, cái nắng hầm hập hấp xuống nền bê tông, khi đi phát cơm trưa vào 11giờ 30 phút, các chiến sĩ đã tâm sự với nhau như thế này:
'Nếu không phải mặc bộ đồ bảo hộ vướng víu như này thì cháu có thể đi một mạch lên tầng 5 mà không cần nghỉ chú ạ!'.
'Đôi ủng này cứng và nặng phết, phải đến nửa cân'.
Chưa hết, trong khi phát cơm, một bạn lính trẻ chạy từ cầu thang xuống nói với bạn đang xách cơm đi lên: 'Đưa cơm tầng 4 hả, một cháu bé hôm nay báo không ăn cơm đâu, muốn đổi thành cháo đấy, thôi quay lại lấy luôn đi'.
Rồi hai bạn trẻ khác trên tầng 3, hua hua bình đã hết nước: 'Anh bộ đội ơi, lát đi lên cho em xin bình nước nhé ạ!'. Bạn lính trẻ dưới mặt đất, tay vẫn trĩu nặng với gần hai chục hộp cơm ngẩng lên mà vẫn tươi cười nói vọng lên: 'Ừ, lát anh mang lên cho!'.
Và những chàng lính ấy là những người luôn ăn trưa sau cùng: 'Phát cơm hết nhà 5 tầng thì bọn em về thay đồ, tắm giặt rồi mới ăn ạ. Ngày ba bữa sáng - trưa - chiều đều như vậy ạ'.
Những câu chuyện vụn vặt ấy, đọc lên khiến ai nấy vừa tự hào về người lính cụ Hồ, vừa cảm động bởi trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, vất vả, song các y, bác sỹ, cán bộ, chiến sĩ Trường Quân sự Sơn Tây vẫn luôn nỗ lực hết sức mình. Họ đang cống hiến, thực hiên tốt nhất công việc được giao để mọi người yên tâm cách ly và tin tưởng rằng họ sẽ sớm được trở về nhà.
Biết ơn vì 'được' cách ly cô gái tình nguyện đi dọn nhà vệ sinh trung tâm ở TP. HCM
Nguyễn Thùy Dung, đang học thạc sĩ Luật Quốc tế, ĐH HanYang (Hàn Quốc). Cô đang ở trong 14 ngày cách ly tại trung tâm nằm trên đường Trần Quang Diệu, quận 3 sau khi trở về từ Hàn Quốc.
Để ngỏ ý cảm ơn những gì mà trung tâm đã làm cho mình, cô chọn cách cọ rửa nhà vệ sinh để 'thay lời muốn nói'. Dung chia sẻ hài hước: 'Nghĩ một hồi, mình quyết định sẽ đi...cọ nhà vệ sinh. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo phạm vi cách ly của mình'.
Cọ nhà vệ sinh - công việc thực tế để Dung cảm ơn đơn vị cách ly.
Theo đó, thay vì biến việc cách ly trở nên gò bó và chán chường, Dung đã và đang tạo những niềm vui tại khu cách ly cũng như truyền cảm hứng tới cộng đồng bên ngoài.
Với cô gái 28 tuổi, những việc làm nhỏ ấy là lời cảm ơn tới những người đã hỗ trợ cô trong thời gian cách ly. Chắc chắn điều này sẽ khiến những người làm chính sách hay các bộ phận đang trực tiếp tham gia chống dịch thấy ấm lòng. Đó không phải riêng với chuyện cách ly hay bệnh dịch, đó là lẽ sống ở đời.
Tâm thư của những học trò nhỏ Hà Nội gửi các bạn tỉnh Vĩnh Phúc
Trong công cuộc khống chế dịch vừa qua, tại Việt Nam, tỉnh Vĩnh Phúc được coi là trung tâm dịch, đã phải tự áp dụng phương án cách ly. Với mong muốn chung tay đẩy lùi và xóa bỏ dịch bệnh, nhiều nơi đã cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết cũng như gửi các món quà tinh thần và lời động viên đến địa phương này.
Thấu hiểu hoàn cảnh của học sinh Vĩnh Phúc, các bạn nhỏ lớp 1H thuộc trường Tiểu học Trần Quốc Toản (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã gửi những bức thư chứa chan tình cảm yêu thương.
Tất cả hướng tới Sơn Lôi.
Những lá thư viết tay, tranh vẽ hỏi thăm và động viên người dân hãy vững tin và cố gắng phòng tránh dịch bệnh đúng cách. Nét chữ tuy còn nghệch ngoạc nhưng vẫn chứa chan tình yêu thương của các bạn nhỏ. Đây nhất định là món quà tinh thần lớn lao tiếp thêm sức mạnh cho người dân nơi đây luôn mạnh khỏe và bình an, sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Tình nguyện viên hỗ trợ phiên dịch tiếng Hàn cho người Việt Nam tại Hàn Quốc
Trong những ngày này, người dân sống tại Hàn Quốc như ngồi trên đống lửa vì tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu. Bởi vậy, nhu cầu về khám, xin xét nghiệm virus Covid-19 của người Việt Nam tại Hàn Quốc vì đó tăng lên đáng kể. Thế nhưng do bất đồng ngôn ngữ, nhiều trường hợp còn gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp.
Mới đây, một bạn trẻ có tên là Thanh Lan đã thông báo thông tin: khi cần đi viện khám nghi ngờ covid-19 trong tháng 3, có thể liên lạc tới sô điện thoại 010-3981-1368. Theo đó Thanh Lan nhận thông dịch miễn phi qua điên thoai cho các bạn Việt Nam cũng như người nươc ngoai tại Hàn Quốc hỗ trợ để phòng chống dịch.
Ngay sau đó, hành động nhân văn này được lan toả rộng rãi, thêm nhiều bạn trẻ cũng xin tham gia vào đội ngũ tình nguyện tư vấn, giúp đỡ.
Kỳ Duyên
Theo baodatviet
Cặp vợ chồng lái xe 10 ngày đêm đến Vũ Hán để giao rau xanh và câu nói "tiền bạc không đong đếm được việc này" khiến mọi người xúc động Cặp vợ chồng ở Liêu Ninh đã chạy xe tải trong hơn một thập kỷ, sau khi biết dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán đã không ngần ngại lao vào tiền tuyến để vận chuyển thực phẩm phục vụ người dân nơi đây. Vào ngày 1/3, trang Hoàn Cầu đưa tin, họ đã thực hiện một cuộc phỏng vấn thông qua liên...