Hẩm hiu giáo viên miền núi
Đối với nhiều giáo viên vùng cao các tỉnh miền Trung, thưởng Tết là chuyện phù phiếm, xa vời. Năm nay cũng vậy, vẫn ký trà, bịch hạt dưa, gói bột ngọt nhưng có trường còn không lo nổi cho giáo viên
Điểm trường bản Ngược, thuộc Trường Tiểu học Pa Nang, huyện Đakrông – Quảng Trị tuềnh toàng, nằm chênh vênh bên dòng suối có khoảng 50 học sinh của 4 khối học, do 3 giáo viên (GV) đứng lớp giảng dạy. Đã 6 năm gắn bó với trường bản Ngược nhưng khi nói về chuyện thưởng Tết, thầy Nguyễn Đình Cường tâm sự: “Chỉ có ký hạt dưa hay gói bột ngọt do nhà trường tặng thôi”.
Không dám nghĩ đến!
Thầy Nguyễn Văn Cường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Pa Nang, cho biết trường có 50 cán bộ, GV. “Hằng năm, quỹ Công đoàn (CĐ) chỉ có thể tặng GV gói bột ngọt, ký hạt dưa trị giá khoảng 100.000 đồng gọi là động viên nhưng năm nay khó khăn quá, chưa biết có được vậy không” – ông băn khoăn. Theo ông Mai Huy Phương, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Đakrông, hầu như tất cả các trường ở huyện chỉ thưởng Tết cho GV bằng những món quà như vậy.
Bám trụ dạy học ở xã Pa Nang, huyện Đakrông – Quảng Trị hết sức vất vả nhưng giáo viên rất ngậm ngùi vì thưởng Tết èo uột. Ảnh: QUANG TÁM
Video đang HOT
Trà, hạt dưa, bột ngọt… cũng là phần thưởng Tết chủ yếu cho GV nhiều trường miền núi ở tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thầy Châu Viết Bình, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Khe Tra, huyện Nam Đông, day dứt: “Năm trước còn có quà cho anh em nhưng năm nay, do quỹ CĐ cạn kiệt nên chắc không có”. Theo ông Lê Quang Thẩm, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Nam Đông, thậm chí có trường còn không lo nổi cho GV gói quà, nói gì đến tiền thưởng Tết.
“GV vùng cao chúng tôi có bao giờ dám nghĩ đến chuyện thưởng Tết đâu. Mỗi năm, Tết đến, được nhận gói quà từ CĐ trường trị giá khoảng 100.000 đồng là phấn khởi lắm rồi” – thầy Phạm Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Vĩnh Kim, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh – Bình Định, ngậm ngùi. Hầu hết các trường ở Vĩnh Thạnh hiện đều không có kế hoạch thưởng Tết. Ông Đào Văn Minh, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Vĩnh Thạnh, cho biết chuyện thưởng Tết cho GV ở huyện chủ yếu trông chờ vào các mạnh thường quân nhưng năm nay vẫn chưa có đơn vị, cá nhân nào đăng ký hỗ trợ.
Tại huyện miền núi An Lão – Bình Định, GV cũng được thưởng Tết như mọi năm, vẫn là ít bánh mứt. Ông Nguyễn Văn Phiên, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện An Lão, trăn trở: “Năm nào cũng vậy, GV các trường ở huyện đều không được thưởng Tết”. Theo ông Trần Đức Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định, từ trước tới nay, chưa bao giờ ngân sách dành phần thưởng Tết cho ngành giáo dục nên các trường phải tự lo. CĐ ngành chỉ có thể gửi công văn đề nghị các địa phương chú ý, quan tâm chăm lo cuộc sống của GV khó khăn trong dịp Tết.
Năm có, năm không
Khi chúng tôi đề cập chuyện thưởng Tết, nhiều GV Trường Tiểu học – THCS Trà Xinh, huyện Tây Trà – Quảng Ngãi đều bật cười. “Thưởng Tết đối với GV vùng cao chúng tôi là chuyện quá phù phiếm” – một thầy giáo bộc bạch. Cô hiệu phó Nguyễn Thị Kim Anh, người đã gắn bó với trường này vài chục năm, trải lòng: “Tết đến, GV chúng tôi được phụ huynh học sinh tặng những bó rau, mớ măng rừng, vài cây bánh tét hay ít cá. Về phía ngành giáo dục, phần thưởng Tết lớn nhất cho GV chỉ là ít dầu ăn, vài ký hạt dưa nhưng năm có, năm không”.
Không chỉ Tây Trà, với GV ở nhiều huyện vùng cao khác của Quảng Ngãi như Minh Long, Sơn Tây, Ba Tơ, Sơn Hà…, chuyện thưởng Tết cũng trở nên quá xa xỉ. Thậm chí có GV đã hơn 20 năm trong nghề nhưng chưa một lần nhận được thưởng Tết. Theo ông Trần Ngọc Tựu, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi, sở vẫn chưa có kế hoạch thưởng Tết cho GV nhưng tình hình này thì “rất khó”.
Tại Quảng Nam, ông Nguyễn Tấn Thắng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh, khẳng định năm nay, GV sẽ không được thưởng Tết dù các năm trước, mỗi người nhận được 100.000 – 200.000 đồng. “GV công tác ở vùng cao đã khổ, Tết đến lại chẳng thấy lương, thưởng gì cả, bà con bản làng thương thì tặng cho ít quà rừng núi thôi” – ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Nam Giang – Quảng Nam, rầu rĩ.
Theo người lao động
Bức thư xúc động gửi cô giáo vùng cao ngày Tết
Cô cũng hứa, sẽ lên với chúng con khi ngày nghỉ Tết kết thúc. Con tin lời cô nói, nhưng vẫn sợ lắm. Bởi có nhiều thầy cô đã từng hứa với chúng con, sẽ trở lại lớp học nhưng rồi đều bỏ lớp mà đi.
Con viết thư cho thầy cô khi mà chỉ còn vài chục giờ đồng hồ nữa thôi là thế giới sẽ bước sang một năm mới. Bởi con biết, đối với thầy cô đó là những ngày vô cùng quý giá. Thầy cô sẽ có thời gian nghỉ ngơi, dành trọn cho gia đình sau quãng thời gian vất vả dạy học, soạn bài, chăm lo cho học sinh. Con kính chúc thầy cô sẽ có một kỳ nghỉ ấm áp.
Con viết thư này, muốn gửi gắm đến cả cô giáo của mình. Ngày hôm nay, cô cũng chào lớp học để về xuôi thăm gia đình. Cô đã từng kể, nơi cô giáo sinh ra và lớn lên là vùng đồng bằng, những cánh đồng trải dài thẳng cánh cò bay. Nhiều người lớn lên, không ra khỏi lũy tre làng thì không biết thế nào là núi non, là những con suối róc rách nước chảy vùng núi. Ở đó cô có bố mẹ, tuổi đã già, có người yêu hứa hẹn ngày cô về sẽ tổ chức đám cưới.
Lớp học vùng cao.
Ngày hôm nay, trước khi từ biệt lớp học, cô còn phát bim bim cho chúng con. Cô cũng hứa, sẽ lên với chúng con khi ngày nghỉ Tết kết thúc. Con tin lời cô nói, nhưng vẫn sợ lắm. Bởi có nhiều thầy cô đã từng hứa với chúng con, sẽ trở lại lớp học nhưng rồi đều bỏ lớp mà đi.
Có lẽ cuộc sống của giáo viên vùng cao quá khó khăn, một nghề nghiệp không chỉ có hoa, những lời chúc mừng mà còn đầy nước mắt. Học bán trú nên cô và trò sống chung cảnh xa nhà, đầy gian khó. Con nhớ những ngày đầu đến trường, thấycô giáo lạ nên chỉ biết khóc, có đêm còn chạy trốn vào rừng rồi ngủ quên dưới gốc cây. Cô giáo và các bạn đi tìm, thấy con đang nằm ngủ mà cô òa khóc. Lúc đó, con hiểu rằng, cô rất thương và sợ mất học trò. Con dần coi cô như mẹ, coi trường học như nhà của mình.
Con mong cô sẽ trở lại, vào đầu năm học mới để gieo con chữ cho học sinh vùng cao nghèo khó. Bởi con biết cô thương học sinh như chính con mình. Cô lau những đôi bàn chân rớm máu, vì phải đi bộ, chân đất tới trường trên nẻo đường khúc khuỷu, trèo đèo, lội suối, còn nhiều khó khăn mà xót xa. Cô trò ở với nhau, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, tình cảm trở nên gắn bó.
Cô cũng đã từng nói với chúng con rằng, đời sống khó khăn cô trò cùng cố gắng khắc phục. Cô không mong gì thưởng Tết, bởi học trò của cô không đủ quần áo đến trường, bố mẹ của chúng con không đủ tiền mua gạo ăn ngày tết, việc cho các con đi học đã quá sức rồi. Vì vậy, sự vất vả của cô chưa thấm tháp gì. cô đồng cam cộng khổ cùng mọi người. Ngày hôm nay, khi cô về xuôi mà nước mắt học trò đã ngắn dài. Có nhiều bạn cũng có chung cảm xúc, vừa muốn cô có những ngày nghỉ yên bình, vừa sợ cô không quay trở lại nữa.
Cô ơi, cô đừng bỏ chúng con nhé. Cô hãy nghỉ những ngày tết ý nghĩa và quay trở lại lớp học. Mùa xuân Tây Bắc đang hứa hẹn, cô trò mình sẽ lại đi hái mận, hái đào, cô nhé.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Làm bánh Tét trên xứ sở hoa anh đào Để phần nào vơi đi nỗi nhớ gia đình tôi quyết tâm nghiên cứu, học nấu các món ăn, các loại bánh mứt và đặt biệt món bánh tét mà má tôi thường làm, tôi xin chia sẻ với độc giả về cách thức làm bánh tét của mình tại Nhật. Những đòn bánh tét thơm ngon trên đất nước Nhật Bản. Ảnh...