Hầm Hải Vân 2 trước ngày khánh thành
Hầm Hải Vân 2 nối Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng sẽ khánh thành ngày 11/1, sau hơn 4 năm thi công.
Hầm Hải Vân số 2 thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả, đã hoàn thiện và chờ khánh thành. Với chiều dài phần hầm 6,2 km, đường dẫn phía Bắc 1,7 km và đường dẫn phía Nam 4 km, đây là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á.
Hai miệng hầm đều có lực lượng bảo vệ ngăn không cho xe máy, ôtô (ngoại trừ xe của chủ đầu tư) ra vào. Sáng 11/1, Bộ Giao thông Vận tải cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả (chủ đầu tư) sẽ khánh thành công trình.
Các hạng mục chống thấm, đổ bê tông vỏ hầm và lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm soát an toàn thông minh và hệ thống phòng cháy, cứu nạn đã xong. Hầm có 2 làn xe rộng 7 m, không giải phân cách,
Đường dẫn vào hầm Hải Vân 2 phía Đà Nẵng nằm độc lập và thấp hơn đường dẫn vào hầm Hải Vân 1.
Video đang HOT
Các biển cảnh báo ở miệng hầm, hệ thống đèn điện chiếu sáng đã hoàn thành. Hầm có một khúc cua phía gần cửa ra Đà Nẵng.
Trong hầm có các cửa thoát hiểm thông sang hầm Hải Vân số 1.
Hệ thống thông gió hiện đại trong hầm Hải Vân 2.
Hai bên hầm Hải Vân 2 được ốp gạch men. Còn hầm Hải Vân 1 chỉ đơn thuần là áo xi măng, dễ xuất hiện các vết nứt chân chim.
Các biển chỉ dẫn thoát hiểm, hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng được bố trí dọc hai bên lan can đường hầm.
Hệ thống camera quan sát, điện thoại cho các cuộc gọi khẩn cấp trong hầm.
Tháng 9/2020, hầm Hải Vân 2 kết thúc thi công, vượt tiến độ 3 tháng và được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận.
Kỹ sư kiểm tra hệ thống điện và dữ liệu camera trong buồng kỹ thuật nằm ở giữa hầm.
Ngoài cửa hầm, các nhân viên làm việc 24/24h trong nhà điều hành quan sát tất cả góc phía trong hầm để điều tiết, giám sát, kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Việc đưa hầm Hải Vân 2 vào hoạt động sẽ giảm tải rất lớn cho hầm Hải Vân 1.
Thủ tướng cắt băng thông tuyến kỹ thuật cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đã đi thực nghiệm và cắt băng thông tuyến kỹ thuật tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Theo báo cáo của Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận (Doanh nghiệp Dự án), Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khởi công tháng 11/2009. Sau gần 10 năm đình trệ, tiến độ chỉ đạt khoảng 10% khối lượng. Tới tháng 3/2019, liên danh các nhà đầu tư đã mời Tập đoàn Đèo Cả tham gia quản trị, điều hành dự án.
Thủ tướng phát biểu tại lễ thông tuyến kỹ thuật cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. (Ảnh: VGP)
Sau hơn một năm rưỡi tái khởi động, với sự nỗ lực vượt khó của hàng ngàn cán bộ, kỹ sư, công nhân ngày đêm bám sát và miệt mài thi công công trình bằng tinh thần "ba xuyên" (xuyên đêm; xuyên lễ, tết; xuyên dịch COVID-19), đến nay, Doanh nghiệp Dự án đã thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cuối năm 2020.
Theo kế hoạch, tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2021, nhưng để giúp giảm tải cho Quốc lộ 1 và hạn chế ùn tắc giao thông giữa TP.HCM và miền Tây dịp năm mới, các bên liên quan dự kiến sẽ cho xe lưu thông tạm trên cao tốc 10 ngày trước và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Đến cuối năm 2020, Dự án đã thi công đạt hơn 75% khối lượng, tuyến chính dài hơn 51km đã được thông, một số đoạn trên tuyến chính đã trải thảm bêtông nhựa mặt đường. Dự án đang tiếp tục thi công các hạng mục còn lại như: Kết cấu mặt đường, hệ thống an toàn giao thông, chiếu sáng, hệ thống kiểm soát giao thông thông minh (ITS), trạm thu phí...
Phát biểu tại lễ thông tuyến kỹ thuật cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương Doanh nghiệp Dự án và các bên có liên quan đã nỗ lực thông tuyến đúng thời hạn như cam kết với Chính phủ và lòng mong đợi của hơn 21 triệu dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thủ tướng cũng biểu dương cán bộ, công nhân lao động trên công trường đã làm việc 3 ca, không nghỉ lễ Tết, vừa làm việc vừa phòng chống tốt dịch COVID-19 để công trình sớm hoàn thành.
Thủ tướng cho biết, đây là lần thứ 4, Thủ tướng trực tiếp đến công trường Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận để kiểm tra, thúc đẩy tiến độ và động viên cán bộ, công nhân lao động thi công tại công trường. Các Phó Thủ tướng cũng đã 3 lần đến thăm công trình. Điều đó cho thấy Chính phủ rất quan tâm đến tuyến đường huyết mạch này cũng như phát triển hệ thống giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Thủ tướng tin tưởng, với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thông xe, cùng lúc với khởi công Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ sáng nay và nhiều tuyền đường khác đang và sẽ được triển khai, sẽ sớm giúp thông suốt giao thông giữa Đồng bằng sông Cửu Long với TPHCM và cả nước. Từ đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long giàu niềm năng sẽ có điều kiện phát triển nhanh cùng cả nước.
An Giang: Nhiều quý bà bị bắt trên chiếu bạc Tối 21/10, tin từ Công an tỉnh An Giang cho biết, chiều cùng ngày lực lượng chức năng đã triệt phá sới bạc, tại khu vực ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn, thu giữ trên 100 triệu đồng, trong đó bắt nhiều đối tượng là phụ nữ. Theo đó, khoảng 15 giờ ngày 21/10, nhận được tin báo của quần...