Hầm đường sắt dài nhất thế giới hoàn thành sau 7 thập kỷ
Sau 69 năm khảo sát, thiết kế và thi công, đường hầm Cơ sở Gotthard (GBT) xuyên dãy Alps cuối cùng cũng được hoàn thiện và được đưa vào sử dụng từ hôm qua.
Theo Mirror, dự án GBT chính thức được khởi công vào năm 2000 nhưng kỹ sư Carl Eduard Gruner đã lên ý tưởng xây dựng hầm đường sắt xuyên dãy Alps, Thụy Sĩ vào năm 1947.
Tổng vốn đầu tư cho dự án xây dựng GBT lên tới 12,3 tỷ USD với khoảng 2.400 công nhân làm việc liên tục trong vòng 17 năm. GBT được đưa vào sử dụng từ ngày 1/6/2016 để vận chuyển hàng hóa, các hoạt động thương mại khác qua GBT sẽ được triển khai từ tháng 12/2016.
Để thông được tuyến hầm đường sắt GBT, đội công nhân đã phải đào hơn 28 triệu tấn đất đá ở dưới chân núi Alps. Một số đoạn hầm nằm ở mức sâu kỷ lục, thấp hơn khoảng 2,25 km so với đỉnh núi.
Máy đào đường hầm khổng lồ được sử dụng trong dự án GBT.
Video đang HOT
Các công nhân ăn mừng khi hoàn thành việc khoan đoạn hầm cuối cùng hôm 15/10/2015.
Sau khi đưa vào sử dụng, hầm đường sắt GBT sẽ là huyết mạch giao thông – vận tải bắc – nam của khu vực châu Âu với tổng chiều dài hơn 57 km. Như vậy, GBT đã vượt qua đường hầm Seikan dài hơn 53,7 km của Nhật Bản để trở thành hệ thống hầm đường sắt dài nhất thế giới.
Các chuyên gia dự đoán, GBT sẽ là hành lang vận tải bận rộn nhất châu Âu. Dự tính sẽ có khoảng 260 chuyến tàu chở hàng hóa qua đây mỗi ngày, với tốc độ chạy tối đa là 100 km/h.
Ngoài vận tải hàng hóa, GBT cũng nhằm phục vụ hoạt động đi lại của người dân châu Âu. Mỗi ngày dự tính sẽ có 65 chuyến tàu chở khách chạy qua GBT với tốc độ lên tới 250 km/h. Tuyến đường hầm này sẽ giúp giảm thời gian di chuyển từ Zurich tới Milan xuống còn 1 giờ 40 phút, nhanh hơn 60 phút so với hiện tại.
Dự án GBT được cho là động lực sẽ thúc đẩy hoạt động du lịch tại châu Âu cũng như giá bất động sản tại các vùng xung quanh.
Kim Dung
Ảnh: Keystone
Theo VNE
Đình công đẩy Pháp vào nguy cơ bất ổn trước thềm EURO 2016
Các cuộc đình công trong ngành đường sắt và hàng không đang có nguy cơ gây bất ổn cho nước Pháp chỉ chưa đầy 2 tuần trước thềm Vòng chung kết Giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO 2016), sau khi các nghiệp đoàn ngày 30/5 vẫn không thay đổi quan điểm rằng cần hủy bỏ dự luật cải cách lao động mới.
Pháp tăng cường an ninh trước thềm chung kết Giải vô địch bóng đá EURO 2016. (Nguồn: TTXVN)
Sau khi người đứng đầu Liên đoàn giới chủ Pháp cáo buộc các nghiệp đoàn cư xử như "những kẻ khủng bố," giao thông nước này có nguy cơ bị ảnh hưởng do các cuộc đình công chỉ vài ngày trước khi người hâm mộ bóng đá bắt đầu đến Pháp để tham dự EURO 2016 - theo kế hoạch sẽ khai mạc ngày 10/6 tới.
Trong khi đó, các nhà quản lý trong ngành du lịch ở Paris cũng đã bày tỏ quan ngại rằng các cuộc bãi công và tuần hành thường xuyên biến thành bạo lực tại Pháp đang làm cản trở du khách đến một trong những địa điểm du lịch hàng đầu thế giới này.
Điều đó sẽ càng làm tăng mối "lo ngại và hiểu lầm" đối với các du khách vốn quan ngại về nước Pháp từ sau loạt vụ tấn công khủng bố tại Paris khiến 130 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương hồi tháng 11 năm ngoái.
Tổng thống Pháp Francois Hollande và chính phủ nước này đã từ chối nhượng bộ yêu cầu kiên quyết của CGT, một trong những nghiệp đoàn lớn nhất nước này đứng sau làn sóng biểu tình trong suốt thời gian vừa qua phản đối dự luật cải cách lao động mới, rằng phải hủy bỏ dự luật được cho là có lợi cho giới chủ hơn người lao động này.
Sau khi làm tê liệt toàn nước Pháp bằng cách phong tỏa các nhà máy lọc dầu và các kho chứa nhiên liệu, CGT lại hưởng ứng lời kêu gọi đình công trong mạng lưới đường sắt quốc gia dự kiến bắt đầu từ ngày 31/5 và mạng lưới tàu điện ngầm Paris từ 2/6 tới.
Trong khi đó, những hành khách đường không cũng sẽ đối mặt với việc bị hủy hoặc hoãn chuyến bay. Ngoài ra, một cuộc tổng đình công trên toàn quốc cũng đã được lên kế hoạch vào ngày 14/6 - ngày Thượng viện Pháp bắt đầu thảo luận về dự luật lao động gây tranh cãi nói trên.
Làn sóng đình công, biểu tình tại Pháp bắt đầu từ tháng Ba vừa qua nhằm phản đối dự luật cải cách lao động mà chính phủ đưa ra với nội dung tạo điều kiện cho giới chủ sử dụng lao động trong tuyển dụng và sa thải nhân viên.
Tuy nhiên, phe phản đối chỉ trích dự luật này làm tổn hại tới các quyền cơ bản của người lao động. Các cuộc biểu tình khiến giao thông hàng không, giao thông đường sắt đình trệ, gây bất ổn trong xã hội và kéo theo nhiều thiệt hại về kinh tế.
Sự bất ổn xã hội này càng gây quan ngại hơn trong bối cảnh EURO 2016 đang đến gần. Công đoàn Lực lượng công nhân (FO) thậm chí còn đe dọa sẽ gây cản trở tại sự kiện thể thao trọng đại do Pháp đăng cai tổ chức này./.
Theo Vietnam
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Tổng thầu Trung Quốc chậm trễ trong dàn xếp 250 triệu USD Cho đến thời điểm này, việc bổ sung 250 triệu USD cho dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa được phía Trung Quốc thu xếp. Ảnh minh họa. (Ảnh: VTV News) Trong nhiều tháng nay, các nhà thầu phụ Việt Nam đã phải tự ứng vốn để thi công các hạng mục nằm trong tổng thể dự...