Hạm đội Trân Châu Cảng ‘bị tiêu diệt bởi một điệp viên’
Khi những máy bay Nhật Bản tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng vào ngày 7/12/1941, có lẽ không ai nghĩ rằng trận chiến xảy ra nhờ nỗ lực của một điệp viên Liên Xô.
Tàu chiến Mỹ bốc cháy trong trận Trân Châu Cảng vào ngày 7/12/1941. Ảnh:navy.mil.
71 năm đã trôi qua từ khi không quân Nhật Bản tiêu diệt hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng vào ngày 7/12/1941. Cho đến sau khi một viên tướng tình báo của Liên Xô xuất bản sách trong đó ca ngợi White là người cứu Liên Xô nhờ kích động cuộc chiến Nhật – Mỹ, công chúng biết thêm một trong những nguyên nhân dẫn đến Trân Châu Cảng. Nó là kết quả của một chiến dịch tình báo mang tên “Chiến dịch Tuyết” do Liên Xô phát động. Harry Dexter White, một điệp viên của Liên Xô trong bộ Tài chính Mỹ, đã góp công lớn trong chiến dịch tình báo ấy.
Đế quốc Nhật Bản hứng chịu nhiều cú sốc chính trị nghiêm trọng trong suốt thập niên 30. Hai vụ ám sát bất thành nhằm vào Nhật hoàng Hirohito – do một người cộng sản Nhật Bản và một người Triều Tiên thực hiện – đã dẫn tới việc hàng loạt thành viên trong chính phủ và nhiều chủ ngân hàng lớn tại Nhật Bản thiệt mạng.
Với những sự kiện đó, Nhật hoàng rất sợ các sĩ quan sẽ ám sát ông nếu triều đình không giải quyết những mối đe dọa từ phía Mỹ và Nga đối với những lợi ích quân sự và kinh tế của Tokyo, đặc biệt là quyền tiếp cận của Nhật Bản đối với dầu mỏ của Mỹ.Sau khi Thủ tướng Tsuyoshi Inukai bị ám sát vào năm 1932 do không tìm ra biện pháp hiệu quả để đối phó cuộc Đại suy thoái và ảnh hưởng của ngoại bang, 110.000 người dân đã xin Nhật hoàng tha thứ cho những kẻ giết Inukai. Bốn năm sau, trong một nỗ lực đảo chính, một nhóm sĩ quan quân đội trẻ đã vây thủ tướng Kesisuke Okada trong buồng tắm tại nhà riêng và suýt nữa lật đổ chính phủ.
Video đang HOT
Trong khi đó, người Nga hiểu rằng họ sẽ rơi vào thế khó nếu quân Đức tấn công từ phía tây và quân Nhật Bản tràn sang từ phía đông. Hàng loạt yếu điểm của quân Liên Xô đã bộc lộ trong những cuộc đụng độ với quân Nhật trong cuộc chiến giữa hai nước vào năm 1939.
NKVD, cơ quan tiền thân của Cục tình báo KGB, hiểu rằng một cuộc chiến với Mỹ sẽ khiến Nhật Bản không thể thực hiện tham vọng chiếm Mông Cổ và Siberia – một tham vọng có thể khiến Moscow phải điều động tới 25% lực lượng quân đội để đối phó. Cuộc chiến Nhật-Mỹ cũng sẽ giúp Liên Xô tập trung toàn lực để đối phó Đức. Thật may mắn cho Moscow, cơ quan tình báo của họ đã cài được một điệp viên vào bộ máy chính quyền Mỹ tại Washington. Đó là Harry Dexter White, một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ.
Chào đời trong một gia đình nhập cư thuộc tầng lớp lao động tại thành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ, White từng phục vụ quân đội Mỹ trong Thế chiến thứ nhất. Ông lấy được bằng tiến sĩ kinh tế tại Đại học Harvard.
Trong thời gian làm việc cho Bộ Tài chính dưới thời tổng thống Franklin Roosevelt, White đã có cảm tình với chủ nghĩa cộng sản. Vào năm 1936, với sự giúp đỡ của một người, ông đã tiết lộ thông tin về chính trị Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như các vấn đề kinh tế, cho cơ quan tình báo Liên Xô.
Ông Harry Dexter White. Ảnh: Life.
Lo ngại nguy cơ lộ thân phận, White tạm ngừng cung cấp thông tin cho người Nga trong một khoảng thời gian. Nhưng vào tháng 5/1941, phát xít Đức bắt đầu vi phạm hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau mà Adolf Hitler, quốc trưởng Đức, đã ký với Josef Stalin, nhà lãnh đạo tối cao của Liên Xô. Vitalii Pavlov, một gián điệp Nga, cố gắng “tái khởi động” White với một nhiệm vụ khẩn cấp: Gây chiến tranh giữa Nhật Bản và Mỹ để Liên Xô không phải tiến hành chiến tranh trên hai mặt trận.
Nhờ công việc trong Bộ Tài chính Mỹ, White có mối quan hệ khá thân mật với nhiều quan chức chủ chốt trong chính quyền. Chẳng hạn, ông biết Stanley Hornbeck, một chuyên gia về châu Á của Bộ Ngoại giao, ghét Nhật Bản. White cũng gây được ảnh hưởng lớn tới Henry Morgenthau, Bộ trưởng Tài chính thời đó. Mối quan hệ cá nhân giữa Morgenthau với tổng thống Franklin Roosevelt khiến ông trở thành bộ trưởng có quyền lực lớn nhất.
Bằng cách tác động tới Morgenthau và Hornbeck, White đã làm thay đổi chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản theo hướng có lợi cho Liên Xô. Khi tổng thống Roosevelt muốn nới lỏng lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Nhật Bản để đổi lấy việc Nhật sẽ rút dần khỏi Trung Quốc, White đã soạn thảo một lá thư để Morgenthau ký. Nội dung của bức thư như sau:
“Nếu Mỹ bán Trung Quốc cho những kẻ thù của họ để đổi lấy những đồng tiền vàng dính máu, chẳng những chính sách của chúng ta ở châu Âu và vùng Viễn Đông sẽ suy yếu, mà vai trò lãnh đạo thế giới dân chủ của Mỹ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít cũng sẽ giảm.”
Thay vì thỏa hiệp với Nhật Bản, Mỹ yêu cầu Tokyo rút khỏi Trung Quốc ngay lập tức, trung lập hóa vùng Mãn Châu của Trung Quốc và bán 3/4 vũ khí của lục quân và hải quân cho Mỹ.
Coi yêu cầu của Mỹ là một lời đe dọa và sự sỉ nhục, chính phủ Nhật Bản kết luận rằng chiến tranh với Mỹ là điều mà họ không thể tránh. Họ vạch ra kế hoạch tấn công phủ đầu bằng việc tiêu diệt hạm đội Thái Bình Dương tại Trân Châu Cảng và Philippines. Nhờ tài trí của White, Liên Xô tránh được một cuộc chiến ở sườn phía đông.
White tiếp tục vạch ra những chính sách có lợi cho Liên Xô sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc. Washington chỉ phát hiện thân phận của ông sau khi Whittaker Chambers và Elizabeth Bentley, hai người Mỹ làm gián điệp cho Liên Xô, cắt đứt quan hệ với người Nga và cung cấp thông tin về các điệp viên của Liên Xô trong bộ máy chính quyền Mỹ. Ông qua đời vào năm 1948. Ba ngày trước khi chết, ông phải giải trình trước một ủy ban của hạ viện. Cảnh sát cho rằng White đã tự sát.
Cục Điều tra liên bang Mỹ xếp White vào danh sách “những người phản bội” vào năm 1950, song họ chỉ biết rõ vai trò của ông đối với trận Trân Châu Cảng sau khi Vitalii Pavlov, người phụ trách ông trong cơ quan tình báo Liên Xô và sau này trở thành tướng, xuất bản hồi ký vào năm 1996. Trong hồi ký, Pavlov coi White là người cứu Liên Xô.
Theo VNE
"Trân Châu cảng trên mạng"
Không lâu sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta lên tiếng cảnh báo khả năng Mỹ phải đối mặt với một vụ "Trân Châu cảng trên mạng", Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) đã cân nhắc việc thành lập lực lượng dự bị chiến tranh mạng.
Một trung tâm chỉ huy của cơ quan an ninh quốc gia Mỹ ở căn cứ Fort Meade
Thứ trưởng Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) Jane Holl Lute ngày 31-10 cho biết, lực lượng dự bị chiến tranh mạng, khi được thành lập, trước hết sẽ bao gồm các chuyên gia an ninh máy tính từng làm việc trong chính phủ đã nghỉ hưu chuyển sang làm việc cho các công ty tư nhân và sau đó gồm cả những chuyên gia chưa từng làm việc trong các cơ quan chính phủ. Theo bà Lute, hiện các phương án đang được cân nhắc song hy vọng lực lượng dự bị đặc chủng này sẽ được thành lập trong vòng một năm.
Ý tưởng thành lập lực lượng dự bị chiến tranh mạng của nước Mỹ được đưa ra sau khi có các ý kiến của các quan chức an ninh cấp cao lo ngại rằng hiện trạng sức mạnh của đội ngũ chiến tranh mạng là chưa đủ mạnh trong khi nguy cơ của cuộc chiến này với nước Mỹ ngày càng nghiêm trọng. Đích thân Bộ trưởng Panetta mới đây đã cảnh báo rằng nước Mỹ phải đối mặt với một vụ "Trân Châu cảng trên mạng" khi ngày càng dễ bị tin tặc nước ngoài tấn công để phá hủy mạng lưới điện quốc gia, hệ thống giao thông, mạng lưới tài chính... hay đánh cắp các dữ liệu tuyệt mật quốc gia.
Cùng chung nỗi lo nguy cơ gia tăng mà đội ngũ nhân lực lại quá yếu, Giáo sư William Robertson của Đại học Northeastern cho rằng những cảnh báo về vấn đề này hoàn toàn không cường điệu và Chính phủ Mỹ hiện đang đau đầu về mối đe dọa tấn công mạng. Theo ước tính, trung bình mỗi ngày có hàng triệu cá nhân và tổ chức muốn thâm nhập các trang mạng do Lầu Năm Góc quản lý hay riêng các mạng lưới tài chính và ngân hàng ở Mỹ đã phải hứng chịu hàng trăm nghìn vụ tấn công mỗi ngày.
Chính vì thế Mỹ là nước đi tiên phong trong nỗ lực phòng thủ chiến tranh mạng với việc từ tháng 6-2009 đã quyết định thành lập Bộ Chỉ huy chiến tranh mạng đặt tổng hành dinh tại căn cứ quân sự Fort Meade, bang Maryland. Kể từ đó tới nay, Mỹ cũng đã triển khai hàng loạt chính sách và biện pháp nhằm tăng cường khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh trong không gian mạng.
Quan trọng nhất là Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố chiến lược an ninh mạng mới, trong đó xác định tăng cường an ninh, đề phòng các cuộc tấn công mạng sẽ là nhân tố quan trọng trong việc định hình sức mạnh quân sự của Mỹ trong tương lai. Chiến lược mới cho phép quân Mỹ "đáp trả không khoan nhượng" các tấn công mạng giống như đối với các cuộc tấn công quân sự trên bộ, trên không và trên biển.
Thế nhưng, cho dù Nhà Trắng năm 2012 đã dành ngân sách 56,7 tỷ USD cho DHS, trong đó dành hơn 230 triệu USD để nâng cấp hệ thống an ninh mạng, song vẫn chưa thể giải toả mối lo tấn công mạng. Do vậy, DHS phải tính tới việc thành lập lực lượng dự bị chiến tranh mạng.
Theo ANTD
Trình diễn không quân tái hiện trận Trân Châu Cảng Triển lãm Hàng không Houston lần thứ 28 vừa diễn ra tại Mỹ, với những màn trình diễn tái hiện trận Trân Châu Cảng bằng các pha nhào lộn của hàng loạt máy bay chiến đấu. Triển lãm hàng không thường niên Houston là một trong 5 triển lãm hàng không hàng đầu của Mỹ, được tổ chức nhằm tôn vinh những sĩ...