Hạm đội tàu ngầm Việt Nam có quy mô lớn nhất Đông Nam Á
Trang mạng Naval Analyses đã đưa ra bản báo cáo của mình về lực lượng tàu ngầm của các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương.
Thống kê của Naval Analyses không nhắc đến Nga vì mặc dù phần lớn diện tích lãnh thổ của họ thuộc châu Á tuy nhiên Moskva lại được tính như một quốc gia châu Âu.
Bên cạnh đó những nước Trung Đông không có ảnh hưởng nhiều đến tình hình khu vực Thái Bình Dương cũng không được nhắc tới.
Khu vực Đông Á sở hữu lực lượng tàu ngầm hùng hậu nhất, không chỉ trên phạm vi khu vực mà có lẽ phải ở cấp độ thế giới khi quy tụ những cường quốc như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Triều Tiên.
Đồ họa về lực lượng tàu ngầm các quốc gia khu vực Đông Á. Ảnh: Naval Analyses.
Dẫn đầu khu vực và thế giới dĩ nhiên là Hải quân Trung Quốc, họ có trong tay 6 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo, 14 tàu ngầm tấn công hạt nhân, 57 tàu ngầm tấn công thông thường.
Video đang HOT
Tiếp theo là Hải quân Nhật Bản với 20 tàu ngầm tấn công thông thường (hiện tại đã lên tới con số 22), Hàn Quốc đứng ở vị trí tiếp theo với 17 tàu ngầm tấn công diesel.
Triều Tiên mặc dù có hạm đội đông đảo nhưng những chiếc mini không được thống kê mà trong báo cáo của Naval Analyses chỉ bao gồm 2 tàu ngầm tên lửa đạn đạo và 15 tàu ngầm tấn công.
Cuối cùng là Hải quân Đài Loan, họ chỉ có 4 tàu ngầm diesel-điện đã cao tuổi và rất lạc hậu.
Đồ họa về lực lượng tàu ngầm các quốc gia Đông Nam Á. Ảnh: Naval Analyses.
Khu vực Đông Nam á không có sự hiện diện của tàu ngầm tên lửa đạn đạo hay tầm ngầm tấn công hạt nhân mà chỉ thuần túy tàu ngầm tấn công diesel-điện.
Xét về quy mô, Hải quân Việt Nam đang đứng ở vị trí số 1 với 6 chiếc Kilo 636 (chưa kể 2 tàu ngầm mini lớp Yugo có nguồn gốc Triều Tiên).
Indonesia đứng tiếp theo với 5 tàu ngầm biến thể của Type 209, Singapore tụt từ vị trí số 1 xuống thứ 3 do vừa loại biên 2 tàu ngầm và chưa thay thế kịp. Cuối cùng là Hải quân Malaysia đang sở hữu 2 chiếc Scorpene của Pháp.
Đồ họa về lực lượng tàu ngầm các quốc gia khu vực Nam Á. Ảnh: Naval Analyses.
Ở khu vực Nam Á, vị trí số 1 thuộc về Ấn Độ khi họ nắm trong tay 2 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo, 1 tàu ngầm tấn công hạt nhân và 15 tàu ngầm tấn công thông thường.
Đối thủ Ấn Độ là Pakistan đứng vị trí thứ hai với 5 tàu ngầm tấn công diesel-điện, phần lớn do Trung Quốc chuyển giao và cuối cùng là Hải quân Bangladesh khi nước này cũng có trong biên chế 2 tàu ngầm thế hệ cũ do Trung Quốc chuyển giao.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Theo doanhnghiep
Mỹ tiết lộ bằng chứng cho thấy Triều Tiên đang phát triển tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo
Mỹ khẳng định rằng Triều Tiên đang phát triển một tàu ngầm mới có khả năng mang tên lửa đạn đạo. Điều này được chứng minh bằng hình ảnh vệ tinh được chụp tại cảng Sinpo của Triều Tiên.
Hình ảnh được chụp tại cảng Sinpo của Triều Tiên do Mỹ cung cấp.
Trung tâm nghiên cứu Beyond Parallel, được tài trợ bởi Trung tâm nghiên cứu Center for Strategic and International Studies (CSIS) của Mỹ, sau khi phân tích hình ảnh vệ tinh của một nhà máy đóng tàu tại cảng Sinpo, đã đưa ra kết luận rằng Bình Nhưỡng đang tạo ra một tàu ngầm có khả năng mang tên lửa đạn đạo và con tàu này đang chuẩn bị được thử nghiệm. Theo các nhà nghiên cứu, những "dấu hiệu gián tiếp" đã ngầm khẳng định điều này.
Theo đó, trong các bức ảnh xuất hiện cần cẩu và tàu kéo. Đây có thể là một sự chuẩn bị cho các cuộc thử nghiệm. Tuy nhiên, không có bằng chứng thuyết phục để khẳng định rằng các cuộc thử nghiệm sắp được tiến hành.
Về phía mình, Triều Tiên chưa đưa ra thông báo chính thức về việc chế tạo tàu ngầm mới. Mặc dù vào tháng 7 năm nay, thông tấn xã Trung ương Triều Tiên cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tiến hành kiểm tra mẫu tàu ngầm mới nhất, tuy nhiên, không có bất kì chi tiết nào về cuộc kiểm tra được tiết lộ.
Không chỉ Mỹ, Hàn Quốc cũng cho rằng Bình Nhưỡng đang phát triển một tàu ngầm mới với lượng giãn nước ít nhất là 3 nghìn tấn và có khả năng mang theo ít nhất ba tên lửa đạn đạo. Thông tin đầu tiên về điều này xuất hiện trở lại vào năm 2016 và tất cả đều dựa trên những hình ảnh vệ tinh được chụp tại cảng Sinpo.
Phương Võ
Theo giaoducthoidai/Topwar.ru
Video: Chiêm ngưỡng sức mạnh tên lửa đạn đạo Bulava phóng từ tàu ngầm hạt nhân của Nga Tên lửa Bulava có thể mang tới 10 đầu đạn hạt nhân điều hướng riêng rẽ và đủ khả năng "vượt mặt" các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương. Video: Tên lửa đạn đạo Bulava phóng từ tàu ngầm Yuri Dolgoruky. Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video ghi lại cảnh phóng tên lửa đạn đạo Bulava từ...