Hạm đội tàu ngầm ‘quẻ ám’ của Canada
Hải quân Canadan sở hữu hạm đội 4 tàu ngầm lớp Victoria, nhưng chúng liên tục gặp sự cố “xui xẻo” và dành phần lớn thời gian nằm cảng.
Bộ Quốc phòng Canada hôm 21/12 thông báo tàu ngầm HMCS Corner Brook bị rò nước do kỹ thuật viên không tuân thủ quy trình xả bể nước dằn trong đợt thử nghiệm tại nhà máy đóng tàu Victoria hồi tháng 3. Sự cố khiến tàu ngầm bị hư hại và không thể trở lại biên chế trước tháng 6/2021, chậm hơn một năm so với kế hoạch và khiến quá trình bảo dưỡng kéo dài đến 7 năm.
Vấn đề với HMCS Corner Brook cũng phản ánh quá trình phục vụ đáng thất vọng của 4 tàu lớp Victoria, hạm đội tàu ngầm duy nhất trong biên chế hải quân Canada hiện nay. Cả 4 tàu đều thường xuyên gặp sự cố trong suốt 20 năm qua, phần lớn thời gian phải nằm cảng sửa chữa hoặc bảo dưỡng, khiến chúng bị coi là những chiến hạm “quẻ ám” của hải quân nước này.
HMS Corner Brook về cảng sau một chuyến ra khơi. Ảnh: Hải quân Canada .
HMCS Corner Brook gần như đã ngừng hoạt động hoàn toàn kể từ sự cố va chạm đáy biển, khiến phần mũi của nó bị rách gần 2 m trong một cuộc diễn tập ngoài khơi bờ biển Vancouver năm 2011. Cuộc điều tra của hải quân Canada kết luận sự cố bắt nguồn từ lỗi con người, nhiều người từng bày tỏ lo ngại cú va chạm có thể làm hư hại vỏ tàu đến mức không thể sửa chữa.
Tàu được đưa lên ụ bảo dưỡng dài hạn từ giữa năm 2014, quá trình này dự kiến kéo dài 6 năm. Tháng 4/2019, một đám cháy bùng phát trên tàu trong quá trình sửa chữa nhưng nhanh chóng được kiểm soát.
Tình trạng hoạt động của ba chiếc còn lại cũng không khá hơn.
Lớp Victoria ban đầu mang tên Upholder, được Anh phát triển từ cuối thập niên 1970 và chế tạo trong thập niên 1980. London ban đầu dự định đóng 12 chiếc, nhưng kế hoạch bị hủy khi mới chỉ có 4 tàu xuất xưởng, chúng được đưa vào biên chế trong giai đoạn 1990-1993.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cả 4 tàu đều bị loại biên năm 1994 sau khi hải quân Anh quyết định chỉ vận hành tàu ngầm hạt nhân. Giới chức nước này định bán chúng cho Pakistan nhưng thương vụ không thành công.
HMCS Corner Brook trong nhà máy sau cú va chạm đáy biển năm 2011. Ảnh: CBC .
Chính phủ Anh sau đó chấp thuận chuyển giao cả 4 tàu ngầm cho Canada theo hình thức cho thuê để sở hữu vào năm 1988. Theo thỏa thuận, giới chức Canada sẽ trả 427 triệu USD tiền thuê tàu trong 8 năm, sau đó London sẽ chính thức bán chúng cho Ottawa với mức giá tượng trưng là một bảng Anh.
Thương vụ này cũng liên quan tới thỏa thuận song phương cho phép quân đội Anh tiếp tục sử dụng một số căn cứ tại Canada.
Tàu ngầm đầu tiên đổi tên từ HMS Unseen thành HMCS Victoria, được biên chế cho hải quân Canada năm 2000. Những chiếc tiếp theo gồm HMCS Windsor và HMCS Corner Brook biên chế năm 2003.
Chiếc cuối cùng là HMCS Chicoutimi bị nước biển tràn vào tháp điều khiển khi đang di chuyển từ Anh đến Canada năm 2004. Sự cố gây chập cháy và mất điện hoàn toàn, làm con tàu mất điều khiển và trôi dạt trên biển, một thủy thủ Canada thiệt mạng và 8 người bị thương vì hít phải khói.
Tàu hải quân và tàu kéo nhiều nước được triển khai để cứu Chicoutimi, đưa nó quay về quân cảng của Anh để sửa chữa và chỉ được chuyển tới Canada sau đó một năm. Sự cố gây nhiều tranh cãi tại Canada về quyết định mua tàu ngầm đã qua sử dụng của Anh, giới chức nước này mất thêm 4 năm để quyết định sửa chữa Chicoutimi. Con tàu chỉ được đưa vào biên chế hải quân Canada năm 2015.
Ngoài chi phí thuê tàu, Canada cũng phải trả thêm 98 triệu USD để đại tu 4 tàu vốn đã đắp chiếu suốt nhiều năm. Trong quá trình này, cả 4 tàu đều bị loại bỏ tính năng phóng tên lửa diệt hạm Harpoon và rải thủy lôi. Bù lại, chúng được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực Lockheed Martin Librascope, cho phép phóng ngư lôi hạng nặng Mark 48 Mod 4 của Mỹ.
Những đợt đại tu và bảo dưỡng cũng gây ra hàng loạt vấn đề với hạm đội tàu ngầm lớp Victora. Một vết lõm được phát hiện trên vỏ tàu HMCS Victoria vào năm 2000, khiến nó phải nằm cảng suốt 3 năm sau khi đưa vào biên chế. Cũng chính con tàu này cũng gặp “thiệt hại thảm họa” với hệ thống điện khi kỹ thuật viên Canada tìm cách lắp đặt máy phát hiện đại vào năm 2006.
Hải quân Canada cũng phát hiện những mối hàn kém chất lượng trên cả 4 tàu, vấn đề này đã đeo bám lớp Victoria suốt nhiều năm.
HMCS Victoria ra biển tổng cộng 115 ngày trong giai đoạn 2000-2010, trong khi HMCS Corner Brook cũng chỉ rời cảng 81 ngày trong năm 2006-2008. HMCS Chicoutimi hiện giữ kỷ lục ra biển dài nhất với 197 ngày liên tục hồi năm 2018. Đến năm 2019, Canada không có tàu ngầm nào hoạt động bởi cả 4 chiếc lớp Victoria đều phải nằm cảng bảo dưỡng.
HMS Chicoutimi nằm cảng bảo dưỡng năm 2007. Ảnh: Wikipedia .
Ottawa dự kiến đưa ba tàu trở lại vận hành trong năm nay, nhưng kế hoạch này cũng bị đình trệ bởi Covid-19. HMCS Victora rời nhà máy hồi tháng 9 nhưng vẫn đang phải chạy thử, chưa đủ khả năng làm nhiệm vụ. HMCS Windsor dự kiến trở lại biên chế vào năm 2021, chưa rõ thời gian hoàn thành bảo dưỡng HMCS Chicoutimi.
Số phận của lớp Victoria hiện chưa được xác định, dù chiếc đầu tiên dự kiến kết thúc vòng đời hoạt động vào năm 2022. Chính phủ Canada đã lên kế hoạch tăng hạn sử dụng cho cả 4 tàu kể từ năm 2017, nhưng chưa phê duyệt dự án này. Chi phí ước tính cho quá trình đại tu cả 4 tàu sẽ vào khoảng 1,5 tỷ USD, cho phép lớp Victoria vận hành đến đầu thập niên 2040.
Nhiều chuyên gia cho rằng Canada nên đặt mua các tàu ngầm mới, thay vì bỏ thêm tiền sửa chữa và duy trì hoạt động của lớp Victoria.
“Hải quân Canada cần tàu ngầm, nhưng nỗ lực giữ lớp Victoria trong biên chế thêm nhiều năm nữa, nhất là khi chúng đã dành phần lớn thời gian nằm đắp chiếu trong cảng, sẽ ngày càng không mang lại hiệu quả”, chuyên gia quân sự Joseph Trevithick nhận xét.
Máy bay Boeing 737 MAX chuyển hướng vì lỗi động cơ
Chiếc Boeing 737-8 MAX của Air Canada phải chuyển hướng đến thành phố Tucson, bang Arizona, Mỹ do vấn đề động cơ, vài tuần sau khi được bay trở lại.
Air Canada hôm 25/12 ra tuyên bố cho biết máy bay chở theo ba thành viên tổ lái gặp sự cố khi đang trên đường từ Arizona tới thành phố Montreal, Canada hôm 22/12. Ngay sau khi cất cánh, phi công phát hiện tín hiệu cảnh báo về động cơ và "quyết định tắt một động cơ" để đảm bảo an toàn.
Một máy bay Boeing 737-8 MAX tại sân bay quốc tế ở Vancouver, Canada năm 2019. Ảnh: Reuters .
"Máy bay sau đó chuyển hướng đến Tucson và hạ cánh bình thường", phát ngôn viên Air Canada cho hay. "Máy bay hiện đại được thiết kế để hoạt động với một động cơ và phi hành đoàn của chúng tôi đã được huấn luyện cho những tình huống như vậy".
Trang web Aviation24 đưa tin tổ lái nhận thấy cảnh báo áp suất thủy lực giảm ở động cơ trái và tuyên bố tình trạng khẩn cấp trước khi chuyển hướng.
Khi được hỏi về sự cố, một phát ngôn viên của Boeing chuyển vấn đề cho Air Canada và không đưa ra bất kỳ bình luận nào.
Boeing và các hãng hàng không đang chuẩn bị cho sự giám sát kỹ lưỡng khi dòng máy bay MAX được phép hoạt động trở lại sau 20 tháng bị dừng bay trên toàn cầu, song các chuyên gia an toàn cho biết những trục trặc như vậy là phổ biến và thường không được chú ý.
"MAX bị dừng bay sau hai sự cố liên quan một phần đến phần mềm buồng lái bị lỗi. Các động cơ không liên quan", giới chuyên gia cho hay.
Mỹ dỡ lệnh cấm bay 20 tháng đối với 737 MAX vào tháng trước, với việc Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đề ra chi tiết các yêu cầu nâng cấp phần mềm, hệ thống và đào tạo mà Boeing và các hãng hàng không phải hoàn thành trước khi tiếp tục vận chuyển hành khách.
Quân đội Mỹ theo dõi Ông già Noel Bộ tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) cập nhật hành trình di chuyển khắp thế giới của Ông già Noel trong đêm Giáng sinh theo truyền thống từ năm 1955. NORAD, lực lượng chịu trách nhiệm bảo vệ không phận Mỹ và Canada, đã chính thức kích hoạt hệ thống theo dõi hành trình của Ông già Noel và xe trượt tuyết...