Hạm đội tàu ngầm Nga sở hữu vũ khí chủ lực có thể dùng tấn công Ukraine
Nga có nhiều phương án tấn công Ukraine, từ phát động chiến dịch quân sự toàn diện cho tới các đòn tấn công giới hạn, bao gồm phóng loạt tên lửa hành trình từ tàu ngầm.
Krasnodar, tàu ngầm Kilo của Hạm đội Biển Đen Nga.
Hải quân Ukraine suy yếu hơn bao giờ hết sau sự kiện Crimea năm 2014, chỉ còn duy nhất một khinh hạm có thể chiến đấu.
Nếu loại bỏ tàu chiến cuối cùng này, hải quân Nga sẽ nắm quyền kiểm soát toàn diện ở Biển Đen, nhưng sau đó Moscow sẽ làm gì?
Theo David Axe, nhà phân tích quân sự của tạp chí Forbes, Hạm đội Biển Đen sở hữu một tàu tuần dương, 5 khinh hạm và 6 tàu ngầm Kilo. Hạm đội có khả năng đổ bộ vài tiểu đoàn đồng thời, hỗ trợ lực lượng cơ giới chiếm thành phố cảng Odessa của Ukraine.
“Lực lượng đổ bộ này tuy không lớn, nhưng được yểm trợ hỏa lực từ ngoài biển”, Sidharth Kaushal và Sam Cranny-Evans, hai chuyên gia công tác tại Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh ở London.
Soái hạm Moskva của Hạm đội Biển Đen cũng có thể trở thành hệ thống tên lửa phòng không di động, bảo vệ lực lượng tấn công mặt đất ở ven bờ. Moskva từng làm nhiệm vụ tương tự khi tham gia chiến dịch quân sự ở Syria.
Nhưng yểm trợ hỏa lực hay hỗ trợ phòng không là nhiệm vụ của các tàu mặt nước, không phải tàu ngầm. 6 tàu ngầm Kilo của Nga được trang bị tên lửa hành trình tầm xa Kalibr. Một trong các tàu ngầm này, tàu Rostov-No-Donu, từng phóng tên lửa tấn công phe nổi dậy Syria.
Trong những năm qua, Nga đã cải tiến đáng kể tên lửa hành trình Kalibr, nâng trọng lượng đầu đạn lên hơn 400kg, tầm bắn xa 1.600km.
Nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá một cuộc tấn công tổng lực là quá rủi ro, Moscow có thể tấn công giới hạn bằng các tên lửa hành trình tầm xa, vừa đóng vai trò răn đe, nhưng lại không leo thang căng thẳng lên mức tột độ.
“Tấn công các mục tiêu nằm ở sâu trong lãnh thổ Ukraine bằng tên lửa hành trình kết hợp kiểm soát các khu vực khu vực ven biển có thể là lựa chọn khả dĩ nhất của Nga”, hai chuyên gia Kaushal và Cranny-Evans kết luận.
Tên lửa hành trình Kalibr rất phù hợp cho nhiệm vụ này. Gần đây nhất vào năm 2018, 3 tàu chiến Mỹ đã phóng 60 tên lửa hành trình Tomahawk nhằm vào các mục tiêu của quân đội chính phủ Syria.
Tác giả David Axe nhận định, Ukraine phần nào gây khó dễ cho hạm đội Biển Đen của Nga bằng cách rải mìn dày dặc ở vùng biển ven bờ. Nhưng phía Nga cũng có các tàu chuyên dò mìn để đối phó kịch bản này.
Vũ khí Trung Quốc nhanh chóng "tụt hạng" trên thương trường thế giới: Của rẻ là của ôi?
Thị trường xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đang giảm mạnh và mất lợi thế trước các đối thủ lớn khác, bất chấp tuyên bố khoe khoang về các ưu điểm vượt trội và giá rẻ của Bắc Kinh.
Video đang HOT
Trung Quốc đang "hụt hơi" trên thị trường vũ khí toàn cầu?
Thông tin về việc Pakistan mua 25 tiêm kích J-10C (Chim lửa) do Trung Quốc sản xuất để để đối phó với Rafale của Ấn Độ đã cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của Islamabad đối với Bắc Kinh - xứng đáng với vai trò thị trường xuất khẩu vũ khí số 1.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích quân sự dày dạn kinh nghiệm, điều đó khó có thể giúp Pakistan gia tăng sức mạnh răn đe trước Ấn Độ.
Bởi vì trên thực tế, bất chấp tất cả các tuyên bố khoe khoang của Bắc Kinh, các chuyên gia vẫn nghi ngờ chất lượng của vũ khí Trung Quốc khi thị phần xuất khẩu vũ khí toàn cầu của nước này đang giảm.
Bên cạnh những hệ quả tiềm ẩn bao gồm cả về chính trị, vũ khí của Trung Quốc dường như mất đi sức hấp dẫn khi chúng hầu như vẫn chưa được thử nghiệm trong thực chiến, không giống như các hệ thống Phương Tây đã chứng minh được giá trị trên chiến trường.
Máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Trung Quốc là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ tư trên thế giới chỉ sau Mỹ, Nga và Pháp. Cách đây không lâu, Trung Quốc đã xuất khẩu vũ khí trị giá từ 3 -4 tỷ USD mỗi năm, nhưng con số đó hiện đang giảm dần.
SIPRI có một hệ thống đo lường xuất khẩu vũ khí duy nhất theo nghĩa TIV (Giá trị chỉ báo xu hướng).
Theo đó, từ năm 2010-2020, Trung Quốc đã xuất khẩu gần 16,6 tỷ TIV vũ khí thông thường trên toàn cầu, trung bình 1,5 tỷ TIV mỗi năm. Nhưng vào năm 2020, xuất khẩu của Trung Quốc giảm xuống chỉ còn 759 triệu TIV - mức thấp nhất kể từ năm 2008.
SIPRI cho biết doanh số bán vũ khí từ Trung Quốc trong giai đoạn 2016 - 2020 thấp hơn 7,8% so với 5 năm trước đó. Về thị phần, xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc giảm từ 5,6% xuống còn 5,2%.
Theo các nguồn tin, Mỹ đã xuất khẩu một lượng lớn 105 tỷ TIV từ năm 2010-2020, gấp hơn 6 lần tổng số của Trung Quốc trong khi Nga đã xuất khẩu 70,5 tỷ TIV hay gấp khoảng 4 lần Trung Quốc.
Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đang chứng kiến đà sụt giảm dần. Ảnh: AFP
Vũ khí Trung Quốc "chảy" đi đâu?
Tuy nhiên, trong một lĩnh vực khác, Trung Quốc dường như đã làm tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của mình: đó là việc sản xuất thương mại máy bay không người lái có vũ trang (UAV).
Các khách hàng chính của Bắc Kinh trong lĩnh vực này là Myanmar, Iraq, Pakistan, Arab Saudi và UAE tuy nhiên điều đó làm bất cân đối thị trường khi khách hàng và cũng là thị phần lớn nhất của Trung Quốc - chiếm gần 80% - đến từ một số quốc gia ở châu Á.
Ngoài 17% chảy vào Châu Phi, 3% còn lại được bán cho các khu vực khác trên thế giới.
Và trong số 80% doanh số bán vũ khí thông thường của Trung Quốc kể từ năm 2010, có tới 63,4% là đến từ Pakistan, Bangladesh và Myanmar.
Tàu ngầm Type-035G mà Trung Quốc bán cho Bangladesh. Ảnh: AFP
Vũ khí Trung Quốc có giá thành rẻ cùng "khuyến mại" lớn nên thu hút các khách hàng tầm trung - nhưng có vẻ sau đó hầu hết đều kém hiệu quả hơn so với vũ khí của phương Tây.
Pakistan là khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Trung Quốc. Kể từ năm 2010, doanh số bán hàng cho Pakistan đạt trung bình 586,9 triệu TIV mỗi năm. Và những điều này bao gồm hợp tác trong sản xuất tiêm kích JF-17 và khinh hạm Type 054AP.
Theo số liệu của SIPRI, từ năm 2010-2020, Trung Quốc đã cung cấp 2,6 tỷ TIV vũ khí cho Bangladesh - chiếm 73,6% nhập khẩu vũ khí của quốc gia này trong giai đoạn đó - khiến Trung Quốc trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Dhaka.
Trung Quốc đã hỗ trợ các hoạt động mua sắm này thông qua các khoản cho vay hào phóng và giá cả cạnh tranh, bao gồm cả việc chiết khấu (năm 2013 chuyển giao hai tàu ngầm Type-035G lớp Ming đã qua sử dụng cho Bangladesh với giá hơn 100 triệu USD mỗi chiếc).
Kể từ năm 2006, Trung Quốc cũng đã cung cấp cho Bangladesh phần lớn vũ khí cỡ nhỏ, tổng cộng hơn 16.000 súng trường và 4.100 súng lục.
Myanmar là thị trường xuất khẩu vũ khí lớn thứ 3 của Trung Quốc ở châu Á. Kể từ năm 2013 nước này đã nhập khẩu 970 triệu TIV vũ khí thông thường từ Trung Quốc trong đó có 17 tiêm kíchJF-17, 12 UAV Rainbow, 2 vận tải cơ Y-8, 2 khinh hạm Type-43 và 76 xe bọc thép Type-92.
CH-4 UAV của Trung Quốc. Ảnh: Wikimedia
Rõ ràng là có nhiều yếu tố chính trị cũng như kinh tế đằng sau các thương vụ này.
Đa phần các quốc gia nói trên bất đồng gay gắt với các nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Phương Tây như Mỹ, Pháp và Đức. Vì vậy, họ không chỉ thấy vũ khí của Trung Quốc rẻ hơn mà còn nhận được các ưu đãi khác như tín dụng, quà tặng và các tùy chọn thanh toán linh hoạt.
Vũ khí của Trung Quốc cũng có xu hướng dễ dàng sử dụng hơn và được không bị giám sát khắt khe so với vũ khí của các đối thủ cạnh tranh. Và đây là những lợi thế mà ngay cả Nga, một nước xuất khẩu lớn khác, cũng không thể có được.
Tích cực sao chép
Mặc dù sản xuất nhiều loại vũ khí tiên tiến hơn trong những năm gần đây nhưng Trung Quốc vẫn còn một lượng lớn vũ khí quân sự cũ kỹ và lạc hậu hơn được sản xuất với công nghệ từ thời Liên Xô cũ.
Ngay cả một số hệ thống vũ khí hiện đại của nước này cũng dựa trên việc "tái cấu trúc" - hoặc nói thẳng ra là sao chép - các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Xu hướng này của Trung Quốc nhiều đến mức được mệnh danh là "Quân đội được xây dựng bằng vũ khí nhân bản".
Việc sao chép vũ khí nước ngoài cho phép Trung Quốc duy trì khả năng cạnh tranh trên thương trường thế giới - trong khi tiết kiệm thời gian và tiền bạc nếu đầu tư phát triển sản phẩm của chính họ.
Trung Quốc đã có những phiên bản giống hệt các tiêm kích chiếm ưu thế trên không của Mỹ bao gồm F-35 và F-222, UAV X-47B - trong đó, Shenyang J-31 (FC-31) giống hệt F-35.
FC-31 của Trung Quốc, được cho là bản sao của máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ.
Một số công nghệ được sử dụng trong thiết kế có được thông qua một chiến dịch gián điệp mạng mạnh mẽ của Trung Quốc.
Mỹ cũng nghi ngờ Trung Quốc đã có được những tiến bộ kỹ thuật có giá trị bằng cách thực hiện các thỏa thuận phòng thủ với các đồng minh đã mua vũ khí của Mỹ - lý do chính cho việc mà Mỹ quyết định không xuất khẩu tiêm kích tàng hình Lockheed Martin F-22 Raptor.
Thậm chí, trong "trò chơi" này, Trung Quốc cũng không tha cho người láng giềng tốt Nga.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đang cần tiền và đã tổ chức bán các tiêm kích tối tân Sukhoi Su-27. Các nhà phân tích cho biết Trung Quốc mua 20 máy bay loại này và sau đó đàm phán để xin giấy phép lắp ráp thêm máy bay trong nước bằng cách sử dụng các chi tiết nhập khẩu từ Nga.
Shenyang J-11 (trên) của Trung Quốc giống y hệt Sukhoi Su-27 của Nga. Ảnh: Financetwitter
Trong vòng vài năm, Trung Quốc cho rằng, máy bay Nga đã không còn đáp ứng được nhu cầu và hủy hợp đồng. Trước sự giận dữ của người Nga, Trung Quốc đã sớm cho ra mắt Shenyang J-11B được chế tạo và trang bị trong nước. Nó trông giống hệt Su-27 của Nga/
Nói cách khác, khi Moscow sử dụng tiền của Bắc Kinh từ việc bán vũ khí để phát triển công nghệ mới, thì Trung Quốc đã đi trước bằng cách đánh cắp công nghệ của Nga. Trung Quốc đã cải tiến vũ khí của Nga để sản xuất các biến thể của riêng họ.
Nhưng liệu vũ khí nhân bản có thể hiệu quả như vũ khí thật?
Eric Wertheim, tác giả cuốn "Các Hạm đội Chiến đấu của Thế giới" của Viện Hải quân Mỹ lập luận:
"Tôi nghĩ rằng vấn đề lớn với tất cả vũ khí của Trung Quốc - bao gồm cả các bản sao của thiết bị phương Tây - là chúng vẫn chưa được thử nghiệm trong chiến đấu". Theo ông, hầu hết được cho là hoạt động kém hơn đáng kể so với các sản phẩm của các nước phương Tây.
Anh điều vũ khí chống tăng, Canada đưa lực lượng đặc biệt đến Ukraine Ngày 17/1, Chính phủ Anh thông báo đã bắt đầu cung cấp vũ khí chống tăng cho Ukraine để giúp nước này tự vệ. Một lính dự bị của Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ Ukraine luyện tập chiến đấu. Ảnh: Reuters Hãng AFP cho biết sau khi các cuộc đàm phán giữa Nga với Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại...