Hạm đội tàu ngầm 38.000 tấn của Đông Nam Á
Các quốc gia Đông Nam Á sở hữu 19 tàu ngầm tấn công phi hạt nhân với tổng lượng choán nước khoảng 38.456 tấn, trong đó Singapore có nhiều nhất với 6 tàu.
Singapore: Hải quân Cộng hòa Singapore (RSN) là lực lượng được đánh giá có sức mạnh tác chiến hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Năm 1997, RSN đưa vào hoạt động tàu ngầm đầu tiên RSS Challenger (ảnh), lớp Challenger, trước đây là lớp Sjormen mua lại của Thụy Điển. Ảnh: Flickr/Lucian.
Tổng cộng có 4 tàu được chuyển giao bao gồm: RSS Challenger, RSS Conqueror (ảnh), RSS Centurion và RSS Chieftain. Ảnh: Flickr/E21
Tàu ngầm lớp Challenger có lượng choán nước khi nổi 1.200 tấn, 1.500 tấn khi lặn. Tàu có chiều dài 50 m, rộng 6,1 m, tốc độ tối đa khi lặn 20 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 23 người. Ảnh: Flickr/Lucian
Tàu ngầm lớp Challenger được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm, 2 ống phóng ngư lôi 400 mm. Năm 2015, RSN cho ngưng hoạt động 2 tàu RSS Challenger và RSS Centurion. Năm 2013, RSN đặt hàng 2 tàu ngầm Type-218SG từ Đức để thay thế cho 2 tàu nghỉ hưu. Ảnh: Bộ Quốc phòng Singapore
Video đang HOT
Năm 2005, RSN mua lại 2 tàu ngầm lớp Vstergtland từ Thụy Điển và được gọi là lớp Archer. Các tàu này được nâng cấp lên tiêu chuẩn hiện đại, đặc biệt là trang bị động cơ không khí tuần hoàn độc lập (AIP) cho phép hoạt động êm và lâu hơn dưới nước. Ảnh: Kockums
Tàu ngầm lớp Archer có chiều dài 60,5 m, rộng 6,1 m, lượng choán nước 1.400 tấn khi nổi, 1.700 tấn khi lặn, tốc độ tối đa 15 hải lý/giờ khi lặn. Tàu được vũ trang 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, 3 ống phóng ngư lôi 400 mm. Thủy thủ đoàn 28 người. Ảnh: Flickr/FrigateRN
Việt Nam: Hải quân Việt Nam đã đặt hàng 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 do Nga sản xuất. 5 tàu đã được bàn giao cho Hải quân Việt Nam, tàu cuối cùng dự kiến bàn giao trong năm nay. Ảnh: Tân Hoa Xã
Tàu ngầm Kilo 636 có chiều dài 74 m, rộng 9,9 m, lượng choán nước khi lặn 3.076 tấn, tốc độ tối đa khi lặn 25 hải lý/giờ. Vũ khí gồm 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, cơ số 18 quả, có thể phóng tên lửa chống hạm Club-S. Ảnh: Japan Times
Malaysia: Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) đang vận hành 2 tàu ngầm lớp Scorpene nhập khẩu từ Pháp theo hợp đồng trị giá 1,04 tỷ Euro ký kết vào năm 2002. Các tàu ngầm bắt đầu hoạt động trong RMN từ năm 2009. Ảnh: Wikipedia
Tàu ngầm lớp Scorpene có chiều dài 66,4 m, rộng 6,2 m, lượng choán nước khi lặn 1.700 tấn. Tàu được vũ trang 6 ống phóng ngư lôi 533 mm có thể khởi động tên lửa chống hạm Exocet và ngư lôi hạng nặng Black Shark. Ảnh: Flickr
Indonesia: Hải quân xứ sở vạn đảo đang vận hành 2 tàu ngầm lớp Cakra (Type-209) do Đức chế tạo. Tàu có chiều dài 64,4 m, rộng 6,5 m, lượng choán nước khi lặn 1.800 tấn, 8 ống phóng ngư lôi 533 mm. Ảnh: Hải quân Mỹ
Năm 2011, Indonesia đã đặt hàng 3 tàu ngầm lớp Chang Bogo (phiên bản Type-209 của Đức sản xuất tại Hàn Quốc). Các tàu ngầm này dự kiến được đưa vào hoạt động từ năm 2018. Ảnh: Hải quân Mỹ.
(Theo Zing News)
Ấn Độ được phép sản xuất Su-30MKI "tàng hình"
Không chỉ được phép sản xuất Su-30MKI trong nước, Ấn Độ còn đạt được thỏa thuận với Nga về việc tàng hình hóa tiêm kích cực mạnh này.
Khả năng mang bom đạn cực ấn tượng của Su-30MKI.
Hãng Spuniknews dẫn nguồn tin từ Nhà máy sản xuất máy bay Irkutsk (Nga) cho biết, Irkutsk sẽ cung cấp 40 máy bay chiến đấu Su-30MKI cho Không quân Ấn Độ (IAF). Những máy bay này được sản xuất tại Ấn Độ theo giấy phép của Nga.
Cùng với đó, Ấn Độ đang đàm phán với Nga về gói nâng cấp 194 chiếc Su-30MKI lên thành máy bay chiến đấu gần đạt thế hệ thứ 5, tức gần như máy bay tàng hình, với chi phí hơn 8 tỉ USD. Các chiếc Su-30 nâng cấp này gọi là Super Sukhoi.
Để đẩy nhanh quá trình đàm phán, một nhóm quan chức Nga vừa đến New Delhi để thảo luận kế hoạch nâng cấp trên, và dự kiến sẽ chốt lại vào trong 4 hoặc 6 tháng tới.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên thương vụ tàng hình hóa Su-30MKI được nhắc đến trong nỗ lực tăng cường sức mạnh Không quân của Ấn Độ. Tuy nhiên, số lượng máy bay có nhiều khác biệt.
Ngay từ năm 2012, tờ Indian Express trích dẫn các nguồn tin ngoại giao của Ấn Độ xác nhận, trong chuyến thăm của Thủ tướng Manmohan Singh sang Nga, một hợp đồng mua thêm 42 chiến đấu cơ "chuẩn tàng hình" Su-30MKI đã được thảo luận và sẵn sàng ký kết.
Theo nguồn tin này, Ủy ban Nội các an ninh Ấn Độ đã đưa ra quyết định mua thêm 40 chiến đấu cơ Sukhoi từ năm 2010, nhưng các cuộc đàm phán đã bị kéo dài vì Ấn Độ đang cân nhắc đến một số tính năng ở các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.
Cuối cùng, phía Nga đã đồng ý nâng cấp các máy bay chiến đấu Su-30MKI lên biến thể mới nhất (được gọi là Super Sukhoi) với các đặc tính bổ sung. Biến thể Su-30MKI Super Sukhoi sẽ có buồng lái mới, radar nâng cấp và khả năng tránh radar phát hiện.
Đáng chú ý, biến thể mới có thể mang tải trọng vũ khí nặng hơn, đặc biệt, máy bay có thể trang bị tên lửa hành trình chống tàu siêu âm BrahMos. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang tìm kiến để nâng cấp hầu hất các máy bay Su-30MKI đang hoạt động của họ trong thời gian dài.
Sau khi Nga thất bại trong gói thầu cung cấp các máy bay chiến đấu đa năng tầm trung (MMRCA) cho Ấn Độ, các quan chức nước này cho biết, Moscow đảm bảo với New Delhi, sẽ tung ra những gói nâng cấp tốt nhất cho máy bay Su-30MKI.
Thỏa thuận cung cấp 40 chiến đấu cơ Super Khoi Su-30MKI cho Ấn Độ có trị giá khoảng 3,7 tỷ USD và hợp đồng sẽ được thực hiện đến năm 2018. Việc có thêm 40 chiếc Su-30MKI đến năm 2018 giúp tăng số lượng máy bay chiến đấu loại này trong Không quân Ấn Độ lên tới 272 chiếc.
Ấn Độ có kế hoạch trong năm 2017 sẽ thay thế 120 máy bay MiG-21 và với chương trình MMRCA vẫn chưa được thực hiện, các phi đội máy bay Su-30MKI sẽ là trụ cột của Không quân Ấn Độ.
Theo Đất Việt
Gần 100 máy bay trực thăng Mỹ đổ bộ vào miền Bắc nước Đức Gần 100 chiếc trực thăng Chinook, Apace và Black Hawk của quân đội Mỹ đã được đưa tới một cảng ở miền Bắc nước Đức để di chuyển đến căn cứ tại bang Bayern ở miền Nam. Theo phóng viên TTXVN tại Đức, gần 100 chiếc trực thăng Chinook, Apace và Black Hawk của quân đội Mỹ đã được đưa tới một cảng...