Hạm đội tàu chiến mạnh nhất châu Á của Nhật
Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản sở hữu 4 tàu sân bay trực thăng, 29 tàu khu trục, 14 tàu hộ vệ tên lửa, 19 tàu ngầm và hàng chục tàu hỗ trợ khác với sức mạnh hàng đầu khu vực.
Chiến hạm lớn nhất của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) là tàu sân bay trực thăng lớp Izumo. Tàu có lượng giãn nước toàn tải tới 27.000 tấn. Nó có thể mang theo 28 trực thăng, 400 binh lính, 50 xe quân sự. Boong tàu đủ rộng cho tiêm kích F-35B hoặc máy bay MV-22 Osprey hoạt động.
Chiến hạm lớn thứ 2 là tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga, lượng giãn nước toàn tải 19.000 tấn. Tàu có thể mang theo tối đa 18 trực thăng hoặc 350 binh lính. Hyuga chủ yếu hoạt động với nhiệm vụ chống ngầm bằng trực thăng SH-60K.
Chiến hạm lớn thứ 3 là tàu đổ bộ xe tăng lớp O sumi, lượng giãn nước toàn tải 14.000 tấn. Tàu có thể mang theo 2 tàu đổ bộ khí đệm, 10 xe tăng chiến đấu chủ lực, 8 máy bay trực thăng. Boong tàu phía sau đủ rộng cho trực thăng hạng nặng CH-47 hoặc máy bay MV-22 hoạt động.
Chiến hạm mạnh nhất của JMSDF là tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Kongo, lượng giãn nước 9.500 tấn. Đây là chiến hạm duy nhất bên ngoài Mỹ được tích hợp tính năng phòng thủ tên lửa đạn đạo trên biển Aegis BMD.
Atago là loại tàu khu trục thứ 2 của JMSDF được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis. Tuy nhiên, lớp tàu này không được trang bị tính năng phòng thủ tên lửa đạn đạo. Atago và Kongo là những chiến hạm có sức mạnh tác chiến hàng đầu thế giới, tương đương với tàu khu trục Aegis lớp Arleigh Burke của Mỹ. Tàu có lượng giãn nước toàn tải 10.000 tấn.
Akizuki là loại tàu khu trục mới nhất của JMSDF. Chúng là những chiến hạm đầu tiên của Nhật được trang bị radar băng tần kép OPS-50 giúp đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa khác nhau. Tàu có lượng choán nước 6.800 tấn.
Video đang HOT
Tàu khu trục chống ngầm lớp Murasame lượng choán nước 6.100 tấn. Trong đó, chiến hạm mang số hiệu JS Ariake (DD109) từng cập cảng quốc tế Cam Ranh trong chuyến thăm hữu nghị 4 ngày đến Việt Nam vào trung tuần tháng 4.
Tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Hatakaze, lượng choán nước 4.600 tấn. Tàu được chế tạo cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước, chống ngầm và phòng không.
Tàu khu trục đa nhiệm lớp Asagiri, lượng choán nước toàn tải 4.600 tấn. JS Setogiri (DD156) cũng từng thăm cảng quốc tế Cam Ranh trong tháng 4 cùng với tàu JS Ariake.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Abukuma, lượng choán nước 2.500 tấn. Tàu có thể tác chiến chống tàu mặt nước, chống ngầm mạnh mẽ. 6 tàu đang hoạt động tạo nên xương sống lực lượng tàu hộ vệ tên lửa của JMSDF.
Oyashio là loại tàu ngầm tấn công điện – diesel chủ lực của JMSDF với 10 tàu đang hoạt động. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm với khả năng phóng tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon.
Soryu là loại tàu ngầm phi hạt nhân hiện đại nhất của JMSDF được trang bị động cơ không khí tuần hoàn độc lập AIP giúp hoạt động rất êm. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm tích hợp tính năng phóng tên lửa chống hạm.
Theo_Zing News
Gepard 3.9 Việt Nam hạ thủy, bàn mua tiếp hiện đại hơn
Ngày 27/4, nhà máy đóng tàu Zelenodolsk đã hạ thủy thành công tàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ ba cho Hải quân nhân dân Việt Nam.
Tham dự Lễ tàu Gepard 3.9 có Thủ tướng nước cộng hòa tự trị Tatarstan - Ildar Khalikov, Phó Tổng Tham mưu trưởng Hải quân Nhân dân Việt Nam - Phó Đô đốc Phạm Ngọc Minh. Ngoài ra còn có Phó Tổng giám đốc Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport - Struzhanov Alexander và Tổng giám đốc nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Gorky - Renat Mistahov.
Trước khi hạ thủy chiếc Gepard 3.9 thứ 3 cho Hải quân Việt Nam, phát biểu với Hãng thông tấn Nga TASS trong dịp triển lãm "Ngày ứng dụng của Bộ quốc phòng" (Nga) ở Kubinka - ngoại ô Moscow, đại diện Nhà máy Zelenodolsk tuyên bố là họ có kế hoạch bàn giao cặp tàu hộ vệ Gepard thứ 2 cho Việt Nam vào năm 2017 và hiện Việt Nam đang đàm phán về việc cung cấp thêm cặp tàu thứ 3.
Trước đây, Việt Nam đã đặt mua 2 chiếc tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9, trang bị tên lửa chống hạm cận âm Kh-35 UranE và đã được bàn giao hoàn tất vào năm 2012. Khi về Việt Nam, hai tàu hộ vệ này được đặt theo 2 vị hoàng đế Việt Nam là "Đinh Tiên Hoàng" (số hiệu 011) và "Lý Thái Tổ" (012).
Chiến hạm lớp Gepard 3.9 được xếp vào loại tàu hộ vệ hạng trung, do nhà máy Zelenodolsk thiết kế, có lượng giãn nước trên dưới 2000 tấn, phạm vi hành trình tối đa khoảng 5000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục trên biển là 45 ngày.
Tàu được trang bị pháo, ngư lôi và tên lửa hiện đại, với các loại vũ khí phòng không, chống ngầm, chống ngư lôi và chống đổ bộ, có thể đảm nhận các nhiệm vụ tác chiến hải quân như chống ngầm, đối hạm và phòng không, bảo vệ và tuần tra biên giới lãnh hải của đất nước.
Cụ thể, tàu được trang bị 8 ống phóng tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E, 2 bệ pháo phòng thủ tầm gần 7 nòng 30mm AK-630, một pháo hạm 76mm AK-176 và một hệ thống phòng không tầm thấp CIWS Palma (2 pháo cao tốc AO-18KD 30mm và 8 tên lửa phòng không 9M311).
Trong khi đó, ngoài các hệ thống vũ khí cơ bản như 2 chiếc đầu tiên, cặp tàu hộ vệ Gepard 3.9 tiếp theo của Việt Nam đang được đóng tại Nga sẽ được trang bị hệ thống vũ khí tăng cường khả năng chống ngầm nhờ hệ thống dò tìm sóng âm và các ống phóng ngư lôi mới. Sau khi 2 tàu Gepard 3.9 này được bàn giao và đưa vào phục vụ, Hải quân Việt Nam sẽ có 4 tàu hộ vệ tên lửa với 2 chiếc chuyên chống hạm và 2 chiếc còn lại có thêm khả năng chống ngầm.
Tuy nhiên, các tàu tên lửa này chỉ có khả năng phòng không điểm với phạm vi tác chiến vẻn vẹn tầm 10km, không có khả năng phòng không tầm trung và tạo ra một lỗ hổng tác chiến đáng ngại khi phải đối đầu với các máy bay chiến đấu mang tên lửa chống hạm tầm xa của đối phương.
Do đó, trong khi cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thứ hai (đặt riêng phiên bản chống ngầm) đang được lắp đặt vũ khí tại nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, Hải quân Việt Nam và Nga tiếp tục đàm phán để mua thêm tàu tên lửa Gepard 3.9 nâng cấp với hệ thống tên lửa hiện đại hơn.
Mặc dù đại diện nhà máy đóng tàu Zelenodolsk không tiết lộ cụ thể về loại tên lửa sẽ được trang bị trong các tàu tiếp theo, nhưng giới chuyên gia dự đoán đó sẽ là một loại tên lửa chống hạm mới kiểu Kh-35UE, có tầm bắn xa hơn và mạnh hơn tên lửa Kh-35E mà Việt Nam đang sử dụng (tầm phóng 260/130km).
Ngoài ra, tàu cũng có thể được nâng cấp sử dụng hệ thống tên lửa hành trình Kalibr-NK (phiên bản trên tàu nổi) như các tàu Gepard của Nga và hệ thống tên lửa phòng không trên hạm Shtil-1 (biến thể hải quân của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M1).
Việc tiến hành đàm phán để mua thêm tàu tên lửa Gepard 3.9, được trang bị các hệ thống vũ khí, tên lửa hiện đại hơn cũng cho thấy, trong tương lai gần, Hải quân Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng qui mô hạm đội và nâng cao sức mạnh chiến đấu của mình.
Theo_Báo Đất Việt
Chiến hạm Mỹ dựa vào tên lửa nước ngoài để ra oai Theo Hải quân Mỹ, sắp tới siêu hạm ven bờ (LCS) của lực lượng này sẽ được trang bị tên lửa đối hạm thế hệ 5 NSM do Na Uy sản xuất. Thông tin này được trang Tin tức Quốc phòng Mỹ cho biết, tuy nhiên trước khi được trang bị chính thức, tàu LCS của Mỹ phải tiến hành các cuộc thử...