Hạm đội Nam Hải tập trận tạo thế “gọng kìm” uy hiếp Philippines
Hiện tại, Manila đã bị Bắc Kinh dồn vào thế bí theo đúng chiến lược “lấy thịt đè người” (33 tàu Trung Quốc với 6 tàu Philippines, đáng chú ý tàu Trung Quốc to và trang bị tốt hơn tàu Philippines), chỉ cần Manila có động thái sử dụng lực lượng “công vụ” (Cảnh sát biển) chứ chưa nói tới hải quân quay trở lại Scarborough là Bắc Kinh chỉ chờ có thế, đủ cớ động binh.
Từ những diễn biến mới nhất xung quanh căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough vừa tròn một tháng qua, dường như Trung Quốc không chỉ “dọa mồm” đối với Philippines, càng ngày càng thấy rõ những dấu hiệu gọi là “giải pháp đối phó” với Philippines trong bất kì tình huống nào mà phía Bắc Kinh “đã sẵn sàng” – theo Phó Oánh, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc.
Về mặt quân sự, những gương mặt quen thuộc trong giới “chuyên gia phân tích biển Đông” như La Viện, Doãn Trác, Trương Triệu Trung (cả ba đều đang đeo hàm thiếu tướng quân đội) hoặc giới “học giả” như Lý Kim Minh, Lý Kiệt, Hứa Lợi Bình đều nhắc tới khả năng Trung Quốc sử dụng một giải pháp quân sự trên biển Đông.
Đài truyền hình Trung Quốc CCTV 13 thường xuyên phát sóng bình luận trực tiếp sự kiện xoay quanh biển Đông
Theo dõi hoạt động tập trận của hạm đội Nam Hải, tờ Liên Hợp xuất bản tại Singapore ngày 10/5 đưa tin, gần đây một lực lượng đổ bộ thuộc hạm đội này kết hợp với lực lượng thủy quân lục chiến, không quân trong quân chủng hải quân Trung Quốc diễn tập đổ bộ không – bộ – biển, đánh chiếm trận địa trên biển Đông với quy mô lớn nhất trong nửa năm qua.
Tân Hoa Xã đăng tải ảnh tập trận này nhưng không nói rõ nó diễn ra tại khu vực nào cụ thể trên biển Đông, diễn ra trong thời gian bao lâu nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng nó rất gần vùng biển Philippines (Liên Hợp Singapore).
Hình ảnh tập trận đổ bộ của Hạm đội Nam Hải trên biển Đông được cho là cánh quân thứ nhất, một tay gọng kìm hướng về Philippines
Video đang HOT
Đồng thời, các chiến hạm chủ lực của hạm đội Nam Hải như khu trục hạm mang tên lửa đạn đạo hiệu Vũ Hán và Quảng Châu, tàu đổ bộ lưỡng thê hiệu Côn Sơn, tàu hộ vệ mang tên lửa hiệu Sào Hồ và Ngọc Lâm ngày 6/5 bị Nhật Bản phát hiện đi qua eo biển Okinawa xuống phía Nam hướng về phía Philippines.
Cánh quân thứ 2 gồm 5 chiến hạm uy lực nhất hạm đội Nam Hải vượt qua eo biển Okinawa xuống phía Nam tiến về hướng Philippines tạo thế gọng kìm
Đường cơ động của 2 cánh quân hạm đội Nam Hải đều chung một đích – Philippines, đặc biệt là 5 chiếc chiến hạm uy lực nhất hạm đội Nam Hải được tung ra và áp sát vùng biển Philippines là động thái rõ ràng cho thấy Bắc Kinh đang tạo thế gọng kìm, phô trương sức mạnh hải quân nhằm “ uy hiếp” Philippines.
Tàu chiến hạm đội Nam Hải khi cơ động qua Okinawa bị quân đội Nhật Bản phát hiện và chụp lại
Trong một động thái khác có liên quan, ngày 10/5 tờ China News dẫn nguồn tin báo giới Philippines cho hay trong năm nay Philippines sẽ mua sắm nhiều vũ khí mới cho quân đội để tăng cường thực lực và khả năng tác chiến.
Trong năm nay, Ba Lan sẽ bàn giao cho Philippines 4 trong số 8 trực thăng vũ trang Sokol và 2 máy bay vận tải quân dụng C – 130 do Manila đặt hàng. Ngoài ra từ nay đến cuối năm không quân Philippines còn có thể đưa vào biên chế không quân 21 chiếc trực thăng UH-1H.
Về hải quân, vừa qua Mỹ đã bàn giao chiến hạm Hamilton đã qua sử dụng cho Philippines và đang tiến hành sửa chữa, nâng cấp tại Mỹ. Tuy nhiên, cũng giống như Bắc Kinh, Manila tuyên bố những động thái quân sự này không liên quan đến căng thẳng giữa hai bên Scarborough nhằm tránh những “phán đoán sai lầm” không cần thiết.
Trung Quốc đang kiểm soát bãi đá Scarborough kể từ khi xảy ra va chạm, căng thẳng với Philippines (Phóng viên tờ Nam phương đô thị đi theo tàu Ngư chính 310 quấn cờ, tên báo lên mỏm đá “đánh dấu” lãnh địa bãi Scarborough
Tuy nhiên, không khó để nhận thấy một thực tế đang diễn ra là tàu công vụ và tàu cá Trung Quốc đang kiểm soát vùng biển xung quanh bãi Scarborough mà trước đó Philippines kiểm soát .
Hiện tại, Manila đã bị Bắc Kinh dồn vào thế bí theo đúng chiến lược “lấy thịt đè người” (33 tàu Trung Quốc với 6 tàu Philippines, đáng chú ý tàu Trung Quốc to và trang bị tốt hơn tàu Philippines), chỉ cần Manila có động thái sử dụng lực lượng “công vụ” (Cảnh sát biển) chứ chưa nói tới hải quân quay trở lại Scarborough là Bắc Kinh chỉ chờ có thế, đủ cớ động binh.
Hồng Lỗi, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc thường xuyên đưa ra các phản ứng, bình luận mang tính nước lớn, kẻ cả trong tranh chấp chủ quyền trên biển Đông
Nhưng nếu Manila chỉ đấu tranh thông qua ngoại giao, đàm phán thì sẽ không thể lại được với Bắc Kinh với kiểu cách đối thoại, đàm phán “không giống ai” của Trung Quốc, đó là phải thừa nhận cái gọi là “chủ quyền không thể chỗi cãi của Trung Quốc” tại vùng biển tranh chấp, rồi muốn đàm phán gì thì đàm phán, nhưng phải đàm phán tay đôi.
Tàu chiến của Hạm đội Nam Hải -TQ
Philippines gần như đã rơi vào bẫy tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc, Scarborough những ngày tới sẽ khó có thể hạ nhiệt bởi bên nào rút lui lúc này đồng nghĩa với việc từ bỏ sự kiểm soát trên thực tế đối với vùng biển tranh chấp, mà Trung Quốc thì không.
Theo GDVN
Trung Quốc "nổi giận" vì Philippines đổi tên đảo
Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối việc Philippines "đặt lại tên" cho bãi cạn Scarborough (hay đảo Hoàng Nham theo tiếng Trung Quốc) trong lúc Trung Quốc chuẩn bị khai trương giàn khoan dầu "khủng" của nước này ở Biển Đông.
Trung Quốc phản đối Philippines gọi bãi cạn Scarborough là bãi cạn Panatag.
Hôm thứ Năm tuần trước (3/5), Manila tuyên bố sẽ "đặt lại tên" cho đảo Hoàng Nham là bãi cạn Panatag và đang cân nhắc loại bỏ những dấu hiệu cho thấy bãi cạn này thuộc về Trung Quốc.
Manila cũng có kế hoạch đưa các quốc gia và tổ chức khác tham gia vào cuộc tranh chấp bằng cách đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế.
Hôm qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo rằng hành động của Manila đối với đảo Hoàng Nham (bãi cạn Scarborough) là "phi pháp và không hợp lệ" và sẽ không thay đổi được thực tế rằng hòn đảo này thuộc về Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu rằng: "Chúng tôi đề nghị Philippines quay trở về con đường ngoại giao" và bất kỳ bình luận hay động thái nào khiến tình hình phức tạp và căng thẳng sẽ chỉ là "vô nghĩa lý".
Ông Hồng Lỗi nói thêm rằng quan điểm giải quyết sự việc bằng con đường ngoại giao là "không thay đổi".
Trong khi đó, giàn khoan dầu Hải Dương 981 của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ bắt đầu hoạt động chính thức vào ngày mai.
Theo Infonet
Cậu bé 3 tuổi khiến cướp chạy tóe khói Một nhóm trộm cướp có vũ trang đột nhập căn nhà ở thành phố Southampton, miền nam nước Anh, uy hiếp gia chủ và có ý định cướp tiền nhưng... đã bị một cậu bé lên ba dũng cảm "đánh đuổi". Ngôi nhà bị cướp Mọi chuyện diễn ra vào lúc 1 giờ sáng hôm 6-5 không khác gì siêu phẩm bom tấn...