Hạm đội Nam Hải tập trận rải ngư lôi
Ngày 22.1, Tân Hoa xã đưa tin đội tàu ngầm thuộc Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc vừa tuần tra ở biển Đông và diễn tập rải ngư lôi phong tỏa một tuyến đường biển. Giới chức không nói rõ thời gian, địa điểm mà chỉ cho biết cuộc tập trận diễn ra “ở vùng biển xa vào tháng chạp giáp tết âm lịch”. Một sĩ quan chỉ huy cũng tiết lộ tàu ngầm đã lặn xuống 200 m và khẳng định với độ sâu này, nó sẽ không bị vệ tinh của đối phương phát hiện.
Một diễn biến khác, Hạm đội Nam Hải, phụ trách hoạt động tại biển Đông, cũng vừa tiến hành tập trận bắn đạn thật vào ngày 19.1 nhưng không rõ địa điểm, theo trang mạng của hải quân Trung Quốc đưa tin. Gần đây, quân đội Trung Quốc liên tục tập trận sau khi có chỉ thị từ Bộ Tổng tham mưu yêu cầu tăng cường diễn tập trong năm 2013 để sẵn sàng cho chiến tranh. Bên cạnh đó, theo Tân Hoa xã, Bộ Quốc phòng Trung Quốc sẽ tăng cường giáo dục quốc phòng về bảo vệ “quyền lợi biển” của nước này.
Tàu ngầm Trung Quốc tập trận trên biển – Ảnh: China Dail
Cũng trong ngày 22.1, AFP dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố nước này vừa đưa tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc chiếm gần toàn bộ biển Đông lên tòa án LHQ. Theo ông, bước đi này phù hợp Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS). Trong đệ trình của mình, Manila khẳng định bản đồ “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh trên biển Đông là bất hợp pháp. Theo AFP, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh đã phản đối động thái trên.
Theo TNO
Nhật Bản triệu đại sứ Trung Quốc vì đảo tranh chấp
Lần đầu tiên kể từ khi có thủ tướng mới, Nhật Bản triệu đại sứ Trung Quốc hôm nay nhằm "phản đối mạnh mẽ" sự hiện diện của các tàu nước này tại vùng biển quanh đảo tranh chấp.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida hôm nay phát biểu trong buổi họp báo tại văn phòng ở Tokyo. Ảnh: AFP
Bộ Ngoại giao Nhật Bản hôm nay cho biết Thứ trưởng Ngoại giao Akitaka Saiki vừa gặp mặt đại sứ Trung Quốc Cheng Yonghua nhằm phản đối việc Bắc Kinh hôm qua cử 4 tàu tới khu vực quanh chuỗi đảo mang tên Senkaku trong tiếng Nhật. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo này và gọi nó là Điếu Ngư.
Ông Saiki bày tỏ sự "phản đối mạnh mẽ đối với việc tàu của chính phủ Trung Quốc thâm nhập và đỗ một thời gian dài trong lãnh hải Nhật, cũng như kiên quyết yêu cầu những hành động này sẽ không tái diễn", AFP dẫn lời Bộ Ngoại giao Nhật cho hay. Ông Cheng đáp lại bằng cách tái khẳng định tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với chuỗi đảo, nhưng cho biết sẽ báo cáo lập trường của Tokyo với Bắc Kinh. Trước đó, vào hôm qua Bộ Ngoại giao Nhật đã thể hiện sự phản đối qua điện thoại.
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản triệu đại sứ Trung Quốc kể từ khi ông Shinzo Abe, người có tư tưởng bảo thủ, lên nắm quyền hôm 26/12, với lời hứa có chính sách ngoại giao quyết đoán trong tranh chấp với Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Nhật tháng trước triệu tập quyền đại sứ Trung Quốc Han Zhiqiang để phản đối sau khi Bắc Kinh cử một chiếc máy bay tới khu vực quanh đảo tranh chấp. Để đáp lại, Nhật đã triển khai các chiến đấu cơ đến xua đuổi.
Theo VNE
Mỹ phẩy tay đã có thể "tiêu diệt" tàu ngầm hiện đại nhất của đối phương Trung tuần tháng 11 vừa qua, Ủy ban đánh giá an ninh và kinh tế Mỹ - Trung đã soạn thảo một bản báo cáo thường niên, trong đó có đề cập đến khả năng uy hiếp rất lớn của tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp "Tấn" của Trung Quốc. Ngày 14/11 vừa qua, Ủy ban đánh giá an ninh...