Hạm đội Nam Hải lại tập trận
Truyền thông Trung Quốc lại đưa tin Hạm đội Nam Hải của nước này vừa tập trận sau hàng loạt động thái tương tự gần đây.
Ngày 29.10, Hoàn Cầu thời báo đưa tin Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc vừa diễn tập ứng phó tình huống khẩn cấp trên biển, với 16 phân mục huấn luyện khác nhau. Tham gia tập trận, tàu khu trục đảm nhiệm công tác thăm dò và phán đoán tình hình để đưa ra phương án ứng phó.
Hoàn Cầu thời báo không nói rõ thời gian và địa điểm của đợt huấn luyện mà chỉ tung ra những hình ảnh bao gồm nội dung tập huấn với máy bay không người lái, tàu chiến khai hỏa bắn đạn thật… Theo phân bổ của hải quân Trung Quốc, Hạm đội Nam Hải chịu trách nhiệm hoạt động tại khu vực biển Đông.
Các hình ảnh diễn tập gần đây của Hạm đội Nam Hải – Ảnh: Hoàn Cầu thời báo
Thời gian gần đây, truyền thông Trung Quốc liên tục úp mở về các hoạt động tập trận của hạm đội này nhưng không cung cấp thời gian và địa điểm diễn ra. Ngày 19.10, tờ Nhân Dân nhật báo đưa tin Hạm đội Nam Hải diễn tập chống tàu ngầm và cung cấp hình ảnh bắn đạn thật. Trước đó khoảng 1 tuần, báo này đưa tin lực lượng thủy quân lục chiến thuộc hạm đội trên vừa tổ chức tập trận đổ bộ chiếm đảo.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, báo China Daily ngày 28.10 dẫn một số nguồn tin cho hay không quân và hải quân Trung Quốc vừa được trang bị thêm ít nhất 260 chiến đấu cơ J-10. Là chiến đấu cơ đa nhiệm, loại máy bay này có tốc độ tối đa lên trên 2.000 km/giờ và bán kính chiến đấu đạt 1.600 km khi được tiếp nhiên liệu trên không.
ASEAN khẳng định tầm quan trọng của COC
Cần thực hiện hiệu quả các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Kế hoạch hành động ASEAN – Trung Quốc 2011-2015, trong đó có việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) và tiến tới Bộ quy tắc ứng xử của khu vực trên biển Đông (COC), để đóng góp thiết thực cho quá trình tăng cường đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng giữa ASEAN và Trung Quốc. Đây là quan điểm được Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh nêu ra tại Hội nghị hẹp không chính thức quan chức cấp cao (SOM) ASEAN – Trung Quốc vừa diễn ra tại Pattaya (Thái Lan) từ ngày 28-29.10.
Xây dựng COC, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nhấn mạnh, là quan tâm và lợi ích chung của cả ASEAN, Trung Quốc và khu vực, các bên cần sớm khởi động đàm phán về COC trên tinh thần hợp tác và trách nhiệm để bảo đảm COC trở thành một công cụ bảo đảm hiệu quả hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông, giải quyết hòa bình các tranh chấp, cũng như việc tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), trong đó có các quy định của Công ước về tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển. Trong quá trình này, ASEAN cần thể hiện trách nhiệm và vai trò trung tâm của mình vì hòa bình an ninh và phát triển chung của khu vực.
Theo TNO
Trung Quốc lại tăng cường xây dựng trái phép tại Hoàng Sa
Truyền thông Trung Quốc ngày 26/10 cho biết, lãnh đạo tỉnh Hải Nam đang có kế hoạch đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng tại cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam.
Đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Theo Tân Hoa Xã, phát biểu tại một cuộc hội thảo hôm 25/10 về khai thác đại dương, tổ chức tại Hải Nam, tỉnh chủ quản của cái gọi là "Tam Sa", ông Tưởng Định Chi, Chủ tịch tỉnh Hải Nam tuyên bố "sẽ đẩy mạnh các dự án xây dựng tại Tam Sa trong các lĩnh vực giao thông, viễn thông, cung cấp điện nước, hậu cần và xử lý chất thải".
Đồng thời ông cũng cho biết tỉnh của ông cũng sẽ ưu tiên cho việc xây dựng các cơ sở phục vụ công cuộc khai thác tài nguyên, cũng như hỗ trợ việc phát triển ngành thủy sản, du lịch và dầu khí.
Kế hoạch tăng tốc xây dựng cơ sở này không ngoài mục tiêu áp đặt một tình trạng đã rồi trên một vùng lãnh thổ mà Trung Quốc đã đánh chiếm bằng vũ lực.
Đây không phải là lần đầu tiên mà Trung Quốc loan báo kế hoạch tăng tốc xây dựng hạ tầng cơ sở trên đảo Phú Lâm. Vào tháng 9 vừa qua, Tân Hoa Xã cũng đã loan tải nhưng thông tin tương tự.
Trước đó, để củng cố cho cái gọi là "thành phố Tam Sa", mà theo phía Trung Quốc là đơn vị cấp thành phố chịu trách nhiệm cai quản ba quần đảo mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền tại vùng Biển Đông trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Bắc Kinh đã cho lập một đơn vụ đồn trú tại "Tam Sa". Bộ chỉ huy của đơn vị này cũng đươc đặt ở Phú Lâm, đảo lớn nhất của Hoàng Sa. Trung Quốc cũng liên tiếp có những động thái củng cố cho tham vọng của mình như kỷ niệm ngày quốc khánh trên Phú Lâm.
Việt Nam đã liên tục phản đối các hành vi của Bắc Kinh nhằm áp đặt chủ quyền Trung Quốc trên Hoàng Sa nói riêng và Biển Đông nói chung, và khẳng định đây là những hành động "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
Theo Dantri
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã "tái xuất" Sau những đồn đoán về "sự mất tích bí ẩn" của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tối 12/9, nhà lãnh đạo này đã tái xuất hiện trên truyền thông Trung Quốc trong một động thái được cho là nhằm xua tan những tin đồn gây bất lợi cho quá trình chuyển giao quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc...