Hạm đội Caspian (Nga) nhận hàng loạt chiến hạm hiện đại
Ngày 21-3, Quân khu miền Nam cho biết, trong năm nay Hạm đội Caspian của Hải quân Nga sẽ được tăng cường thêm 2 tàu tấn công cao tốc mang tên lửa và một số tàu phụ trợ khác.
Việc tăng cường các tàu hộ vệ mới này thuộc một phần trong chiến lược lớn hơn, nhằm mở rộng quy mô và sức mạnh của Hạm đội Caspian, mà các nhà phân tích quốc phòng cho là một phản ứng đối với sự bất ổn tiềm tàng tại nước láng giềng Iran trên khu vực biển Caspian.
“Các tàu hộ vệ tên lửa Uglich và Grad Sviyazhsk thuộc lớp Buyan (Dự án 21631), cùng một tàu đặc nhiệm cao tốc lớp Grachonok, nhiều tàu đổ bộ lớp Serna, và 3 tàu kéo sẽ gia nhập Hạm đội Caspian”, cơ quan báo chí của bộ tư lệnh chiến lược này cho biết trong một tuyên bố.
Video đang HOT
Tàu đột kích đổ bộ lớp Serna
Các tàu hộ vệ thuộc Dự án 21631 có trọng lượng rẽ nước 949 tấn, dài 74,1 mét và tốc độ tối đa đạt 25 hải lý/giờ.
Tàu được trang bị tên lửa đối hạm Kalibr/Club (SS-N-27), các pháo 100mm và 30mm, cùng với các hệ thống tên lửa phòng không Igla-1M.
Các quan chức quốc phòng cho biết, nhiệm vụ chính của các tàu này là để bảo vệ các vùng kinh tế ngoài khơi của Nga, cũng như tấn công các tàu chiến của đối phương tại các khu vực ven biển.
Tàu hộ vệ Astrakhan thuộc lớp Buyan (Dự án 21630)
Với trọng lượng rẽ nước tương đối nhỏ và tốc độ cao, các tàu lớp Grachonok được thiết kế để bảo vệ các căn cứ hải quân, tại các khu vực duyên hải chống lại các cuộc tấn công phá hoại và khủng bố cũng như yểm trợ cho lực lượng bảo vệ bờ biển Nga trong các hoạt động phòng thủ biên giới.
Tàu đổ bộ lớp Serna dài 25,8 mét và có trọng lượng dãn nước 61 tấn. Tàu có thể chở được một chiếc xe tăng hoặc 2 xe bọc thép chiến đấu bộ binh (hoặc xe bọc thép chở quân) và 92 quân đổ bộ. Hiện tại, Hạm đội Caspian đã được trang bị nhiều tàu đổ bộ lớp Serna.
Theo ANTD
Ngoại giao phòng ngừa
An ninh của Trung Á lại trở thành chủ đề bàn luận khi Hội đồng bảo an (HĐBA) LHQ vừa lên tiếng khẳng định vai trò của nền ngoại giao phòng ngừa và các cơ chế cảnh báo sớm trong việc giải quyết các bất đồng một cách hòa bình ở khu vực này.
Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan vẫn chưa có hồi kết
Tuyên bố của HĐBA LHQ được đưa ra trong báo cáo của ông M. Jenca, Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký LHQ, về hoạt động của Trung tâm ngoại giao phòng ngừa xung đột ở khu vực Trung Á của LHQ (UNRCCA). Theo ông M. Jenca, Trung Á đang cần những tác động quan trọng về tinh thần, tính nhân đạo và chính trị cũng như các lợi ích kinh tế của việc ngăn chặn xung đột bùng nổ, leo thang hoặc tái diễn.
Vốn được coi là khu vực khá lẩn khuất trên bản đồ thế giới, Trung Á ngày càng thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới bởi những biến động trong vài thập kỷ gần đây. Có thể nói hiện nay, Trung Á và khu vực biển Caspi là tâm điểm của hầu hết mọi vấn đề nóng của thời đại, bao gồm vấn đề tái thiết Afghanistan, chương trình hạt nhân của Iran, cuộc xung đột Nagorno-Karabakh cũng như nạn buôn lậu ma túy, tội phạm có tổ chức và chủ nghĩa khủng bố.
Afghanistan vẫn là yếu tố chính đóng góp vào sự bất ổn của cả khu vực. Không ai dự đoán trước được điều gì sẽ xảy ra sau khi Mỹ rút hết quân khỏi đây vào năm 2014. Không biết lúc đó Afghanistan có thiết lập được một chính phủ ổn định hay không và trong trường hợp thuận lợi thì chính phủ này sẽ theo mô hình nào. Dù không phe phái nào hiện nay ở Afghanistan mong muốn khả năng trở lại nắm quyền của lực lượng Taliban sau khi Mỹ rút quân nhưng ít ai tin chế độ hiện tại của Tổng thống Afghanistan H. Karzai có thể tồn tại được lâu.
Tiếp đó là những "điểm nóng" tồn tại dai dẳng ở Trung Á. Mới đây một vụ nổ súng đã xảy ra trên biên giới giữa Uzbekistan và Kyrgyztan. Vụ nổ bắt nguồn từ những tranh luận hết sức đơn giản giữa những công nhân đang sửa chữa đường nhưng nó cho thấy tranh chấp lãnh thổ bất cứ lúc nào cũng có thể bùng nổ thành xung đột vũ trang. Ở Tajikistan, hoạt động chống khủng bố ở khu vực Pamir do các nhà cầm quyền tiến hành sau vụ sát hại Tướng A. Nazarov, người đứng đầu lực lượng an ninh quốc gia, đã leo thang thành một cuộc giao chiến nghiêm trọng với hàng chục người tử vong.
Trung Á đã thực sự trở thành ngòi nổ cho những bất ổn, khiến thế giới phải lo ngại. Các vấn đề đó chồng chất lên nhau, đe dọa bùng nổ. Chính vì thế mà năm 2007, LHQ thành lập UNRCCA theo sáng kiến của chính phủ 5 nước Trung Á và đặt trụ sở tại Thủ đô Ashkhabad của Turkmenistan, nhằm thúc đẩy đối thoại giữa các chính phủ khu vực cũng như tìm kiếm các giải pháp cho những vấn đề đang nổi lên và xóa bỏ các mối đe dọa tiềm tàng trong khu vực.
Cho đến nay, có thể nói UNRCCA đã hoàn thành khá tốt vai trò và được đánh giá như một điển hình của các cơ chế ngoại giao phòng ngừa. LHQ hy vọng tổ chức này sẽ giúp các nước Trung Á đảm bảo sự ổn định và tạo một môi trường thuận lợi hơn cho hợp tác song phương và đa phương, cũng như tìm kiếm các giải pháp bền vững trước những thách thức, kể cả quản lý các nguồn nước, năng lượng và thực hiện Chiến lược chống khủng bố toàn cầu của LHQ... Tuy nhiên, với hàng loạt những mâu thuẫn tiềm ẩn, Trung Á khó có thể có bình yên trong thời gian trước mắt.
Theo ANTD
Nga ủng hộ quyền sử dụng hạt nhân vì mục đích hoà bình của Iran Đây là khẳng định của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc hội đàm với Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad Ngày 7/6, trong cuộc hội đàm với Tổng thống nước cộng hoà Hồi giáo Iran Mahmoud Ahmadinejad bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Nga luôn ủng hộ quyền sử...