Hạm đội Biển Đen Nga sẽ phong tỏa vùng biển Syria?
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Duma Quốc gia Nga nhận định rằng, Hạm đội Biển Đen có thể nhận nhiệm vụ phong tỏa vùng biển Syria.
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Duma Quốc gia Nga nhận định rằng, Hạm đội Biển Đen có thể nhận nhiệm vụ phong tỏa vùng biển Syria.
Cựu Chỉ huy Hạm đội Biển Đen và giờ là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng ở Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) Vladimir Komoyedov cho rằng Hạm đội Biển Đen có thể được huy động để phong tỏa bờ biển Syria, chuyển giao vũ khí cũng như chi viện hỏa lực pháo binh.
Tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường Moskva của Hạm đội Biển Đen.
Video đang HOT
Hôm 30/9, Không quân Nga chính thức khởi động chiến dịch không kích IS trên lãnh thổ Syria. Theo Bộ Quốc phòng nước này, trong vòng hai ngày, các chiến đấu cơ đã san phẳng một số trung tâm đầu não, xưởng sản xuất bom, một trại huấn luyện và các mục tiêu khác của nhóm IS. Những mục tiêu này được lựa chọn dựa trên những dữ liệu trinh sát của phía Nga và Syria.
“Xét trên phương diện huy động Hạm đội Biển Đen tham gia chiến dịch không kích ở quy mô lớn, tôi nghĩ điều này sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, trong việc phong tỏa vùng biển Syria, tôi cho rằng nó hoàn toàn có thể. Chi viện hỏa lực pháo binh là điều không phải bàn cãi vì những tàu chiến trong hạm đội này luôn sẵn sàng. Tuy nhiên, nhiệm vụ này chúng ta chưa cần bàn tới bây giờ. Khủng bố IS nằm sâu trong đất liền vì thế pháo binh không thể với tới được”, ông Komoyedov nói.
Ngoài ra, ông còn cho biết thêm rằng, quy mô sử dụng Hạm đội Biển Đen trong hoạt động quân sự sẽ phụ thuộc vào cường độ của các cuộc giao tranh. Ông lưu ý, ở tình hình hiện nay, một đội tàu nhỏ ở Địa Trung Hải của Hải quân Nga là đủ.
Cuối cùng, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Nga nói rằng, các tàu hậu cần chắc chắn sẽ được sử dụng trong hoạt động chống lại IS để chở vũ khí và các thiết bị quân sự-kỹ thuật.
Thanh Nga (theo Sputnik)
Theo_Kiến Thức
Thái Lan: Ủy ban soạn thảo Hiến pháp sẽ được công bố vào ngày 5/10
Ngày 2/10, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã làm việc với ông Meechai Ruchupan, người được đề nghị làm Chủ tịch Ủy ban soạn thảo Hiến pháp mới.
Tại cuộc gặp, Thủ tướng Prayuth thông báo danh sách 40 ứng cử viên được đề nghị cho 20 vị trí thành viên Ủy ban soạn thảo.
Trước đó, Phó Thủ tướng Wissanu Krea-ngam đã đề nghị ông Meechai làm Chủ tịch Ủy ban soạn thảo Hiến pháp, tuy nhiên, ông Meechai chỉ đưa ra quyết định sau khi trao đổi với Thủ tướng Prayuth và biết được danh sách các thành viên dự kiến - những người sẽ hợp tác với ông trong quá trình soạn thảo Hiến pháp mới.
Meechai Ruchupan, người được đề nghị làm Chủ tịch Ủy ban soạn thảo Hiến pháp mới. (ảnh: Bangkok Post).
Do đó, sau cuộc gặp Thủ tướng Prayuth và xem danh sách các ứng cử viên Ủy ban soạn thảo, ông Meechai cho biết, sẽ đưa ra quyết định vào ngày 5/10.
Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp, Thủ tướng Prayuth cho biết, ông có danh sách một số ứng cử viên được đề nghị cho vị trí Chủ tịch Ủy ban soạn thảo Hiến pháp.
Nếu ông Meechai từ chối, một trong số các ứng cử viên còn lại sẽ được lựa chọn và thành viên Ủy ban soạn thảo sẽ được hoàn tất vào ngày 5/10.
Theo kế hoạch Ủy ban soạn thảo Hiến pháp mới gồm Chủ tịch và 20 thành viên, sẽ tiến hành xây dựng dự thảo Hiến pháp mới trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 6/10./.
Xuân Hùng
Theo_VOV
Mỹ cấm 9 phố quanh khách sạn ông Tập lưu trú Nhiều tuyến phố quanh nơi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lưu trú khi tới Mỹ sẽ bị phong tỏa nhằm đảm bảo an ninh. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama dạo bộ trong khu đất ở Annenberg, California, hồi năm 2013. Ảnh: AP Ông Tập ngày mai tới Seattle, bắt đầu chuyến công...