Hăm dọa để ép ăn có thể khiến trẻ bị tâm thần
Nhiều trẻ bị biếng ăn, các bậc cha mẹ thường xuyên hăm dọa để ép trẻ ăn cho thật nhiều. Điều này theo các chuyên gia có thể khiến trẻ bị ức chế phát triển, thậm chí bị rối loạn tâm thần.
Đừng biến chuyện trẻ được ăn thành bị ăn
Những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Chia sẻ tại buổi cung cấp kiến thức “Y học thường thức thú vị giúp cộng đồng thấu hiểu nhiều hơn chứng biếng ăn ở trẻ” hôm 6.7, bác sĩ Hoàng Phương Anh – giảng viên bộ môn nhi, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho rằng việc ép trẻ biếng ăn của nhiều bậc cha mẹ hiện nay là phản khoa học. Nhiều cha mẹ khi thấy trẻ biếng ăn thường hay dọa nạt để bắt trẻ ăn cho bằng được.
“Nếu bị ép ăn, ép bú, dù ở mức độ nhẹ nhàng cũng làm trẻ mất nhu cầu ăn, trở nên thụ động hay chống đối, mất niềm tin vào người cho ăn. Còn ép ăn kèm hăm dọa hay bạo lực sẽ gây cho trẻ sợ hãi, đau khổ, dẫn đến stress kéo dài khiến trẻ ức chế phát triển và thậm chí rối loạn tâm thần”, bác sĩ Phương Anh chia sẻ.
Theo bác sĩ Phương Anh, có 3 nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ là do bệnh lý, sinh lý và tâm lý. Đối với trẻ biếng ăn do sinh lý thường có biểu hiện buồn nôn khi nhìn thấy thức ăn hoặc nôn khi ăn; đau bụng khi nhìn thấy thức ăn; khó nuốt hoặc ho, sặc khi ăn… Những trường hợp biếng ăn trên sẽ khiến thể chất trẻ kém phát triển.
Trẻ biếng ăn do yếu tố tâm lý thường do nuông chiều trẻ quá mức, hoặc ép ăn “cường độ cao”, hoặc giả thờ ơ với chuyện ăn uống của con khiến trẻ phát sinh cảm giác bị bỏ rơi, chán ăn.
Riêng biếng ăn do bệnh lý thường là những bệnh lý cấp tính vùng miệng, họng, sâu răng hay nấm lưỡi… Ngoài ra, một số bệnh lý đường hô hấp, đường tiêu hóa, nhiễm giun sán cũng khiến trẻ biếng ăn.
Video đang HOT
“Nếu trẻ biếng ăn do bệnh lý, cần điều trị cho khỏi bệnh. Nếu biếng ăn do sinh lý, cha mẹ cần quan sát kỹ để nhận ra và kiên nhẫn… chờ rối loạn tự chấm dứt. Nếu biếng ăn do tâm lý, cha mẹ cần hiểu rằng ăn uống là nhu cầu cơ bản của trẻ. Do đó, đừng biến chuyện trẻ ‘được ăn’ thành ‘bị ăn’, bác sĩ Phương Anh khuyến cáo.
Bác sĩ Phương Anh cũng chỉ bí quyết để các bậc cha mẹ tạo “miễn dịch” đối với trẻ biếng ăn. Theo đó, các bậc cha mẹ khi cho trẻ ăn cần tập trung vào bữa ăn (không vừa ăn vừa xem tivi…); giới hạn bữa ăn chỉ trong vòng 20- 30 phút; thức ăn phải phù hợp (giới thiệu nhiều món ăn mới một cách hệ thống và kiên trì, thay thế thức ăn cùng nhóm, thực đơn đa dạng và trang trí đẹp mắt); thái độ ăn (khuyến khích trẻ tham gia bữa ăn, khen ngợi, không la mắng, hù dọa hay nịnh nọt trẻ); tuyệt đối không ăn vặt trước bữa ăn chính.
Trẻ biếng ăn lâu ngày ảnh hưởng đến tâm lý
Theo bác sĩ Phương Anh, trẻ biếng ăn thường phổ biến trong độ tuổi từ 1- 6 tuổi. Trẻ biếng ăn không chịu ăn hoặc ăn ít, ăn không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.
Những biểu hiện của trẻ biếng ăn là thường chạy trốn khi đến bữa ăn, giả bệnh, kêu no, che thức ăn, đòi đổi thức ăn, ưỡn người hoặc thu người né tránh, viện lý do đang chơi hay đang xem ti vi…
Bên cạnh đó, những trẻ biếng ăn còn chống đối quyết liệt người cho ăn với mục đích không phải ăn. Ở trường hợp này, các bé thường ngậm thức ăn trong miệng lâu, không chịu nhai hay nuốt; phun thức ăn; cố tình làm đổ thức ăn; la hét, cáu bẳn với người cho ăn; tỏ vẻ hung hăng, đánh cả người cho ăn…
Theo các chuyên gia nhi khoa, trẻ biếng ăn sẽ không đủ dinh dưỡng và thiếu cân bằng dưỡng chất trong cơ thể gây cho trẻ hay mệt mỏi, thiếu tập trung,vì vậy thường lơ là chuyện học tập và thành tích học tập xấu.
Trẻ không đủ dinh dưỡng thường không thích vận động do mệt mỏi, thường ủ rũ và không thiết chơi đùa. Điều đó dẫn đến việc hình thành sự chậm chạp, thiếu tự tin ở trẻ.
“Nếu trẻ biếng ăn lâu ngày gây nhiều hệ lụy như rối loạn tăng trưởng, suy giảm sức đề kháng, suy giảm phát triển trí não, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý”, bác sĩ Phương Anh nói.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Sĩ tử dễ bị rối loạn tâm thần trước mùa thi
Áp lực trước kỳ thi THPT quốc gia sắp tới, Ngọc ở TP HCM luôn lo lắng, căng thẳng, nhiều lúc nghĩ quẩn muốn chết.
Ngọc chia sẻ học hơn 12 giờ mỗi ngày, bao gồm học chính khóa, học thêm ở trung tâm và ôn bài tại nhà. Nhiều lúc em phải uống cà phê để chống lại cơn buồn ngủ mỗi khi học buổi tối. "Hai tháng trước, em luôn cảm thấy mệt mỏi, cân nặng giảm, hay khóc, nhiều lúc muốn chết, bác sĩ chẩn đoán em mắc chứng trầm cảm phải nhập viện", Ngọc kể lại. Hiện tình trạng Ngọc đã ổn định. Em vẫn đang ôn bài chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới và luôn được sự theo dõi từ gia đình.
"Tôi không muốn tạo áp lực cho con phải chọn trường danh tiếng nhưng bản thân con lại tự tạo áp lực cho mình. Nhiều lúc chỉ muốn con nghỉ ngơi nhưng lịch học dày đặc trên trường nên đành chấp nhận", mẹ Ngọc nói.
Bác sĩ Trần Minh Khuyên, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1, cho biết áp lực học hành, thi cử dễ khiến các em học sinh bị rối loạn tâm thần. Ở mức độ nhẹ thường có biểu hiện lo lắng, bồn chồn, trầm cảm, tự ti về bản thân. Nghiêm trọng hơn, nhiều học sinh lên kế hoạch tự tử để giải thoát cho mình khỏi áp lực học hành.
Áp lực thi cử khiến nhiều học sinh dễ căng thẳng, trầm cảm và rối loạn tâm thần. Ảnh: Quỳnh Trần.
Những biểu hiện bất thường như ăn không ngon, đau đầu, mất ngủ, buồn chán, hay cáu gắt, mệt mỏi kéo dài, nhạy cảm với các âm thanh, kém tập trung, khóc lóc... đều được coi có vấn đề về tâm thần.
"Nhiều người không chú ý đến các dấu hiệu bệnh ở dạng nhẹ, cho rằng đó là biểu hiện bình thường khi đối mặt với áp lực các kỳ thi. Đến lúc được phát hiện bệnh đã tiến triển nặng", bác sĩ Khuyên nói.
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thu Huyền, nguyên nhân của vấn đề này do nhiều yếu tố, bố mẹ đặt nhiều kỳ vọng và áp đặt con về điểm số và phải trúng tuyển vào trường danh tiếng khiến các em tăng thêm áp lực. Chế độ sinh hoạt thay đổi khiến chất lượng nghỉ ngơi của học sinh ảnh hưởng nghiêm trọng.
"Có những trường hợp bị rối loạn cảm xúc do chính bản thân các em tự tạo áp lực cho mình vì sợ thi rớt, sợ thua kém bạn bè. Nhiều học sinh lạm dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, không bổ sung dinh dưỡng và năng lượng phù hợp nên dễ mắc những bệnh liên quan đến tâm thần hơn", bà Huyền nói.
Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ về tỷ lệ mắc bệnh tâm thần của các sĩ tử trong thời điểm trước và sau kỳ thi. Tuy nhiên, có rất nhiều em đã phải đi khám với các biểu hiện căng thẳng, rối loạn cảm xúc, loạn thần...
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý tâm thần rất quan trọng. Các em sẽ được tư vấn kịp thời và điều chỉnh chế độ học tập sinh hoạt hợp lý, có sức khỏe và tâm lý tham gia tốt kỳ thi.
Chuyên gia Huyền khuyên sĩ tử cần áp dụng các phương pháp học tập đúng đắn, biết cách giải tỏa căng thẳng và sắp xếp lịch học hợp lý. Cha mẹ nên quan tâm cảm xúc của con, không so sánh con với người khác, động viên trẻ học nhưng đừng quá áp đặt về điểm số. Cần thỏa thuận để xác định đúng năng lực của con và đặt mục tiêu phù hợp theo hướng khuyến khích. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để các em có đủ sức khỏe vượt qua kỳ thi tốt nhất.
Cẩm Anh
Theo VNE
Trẻ em bị giảm cân, cần cảnh giác với bệnh nguy hiểm Sau thời gian không tăng cân, trọng lượng cơ thể bé gái bắt đầu sụt giảm nhưng gia đình chủ quan cho rằng bé ham chơi, biếng ăn. Đến khi gặp biểu hiện đau đầu, giảm trí nhớ, mắt mờ dần thì cháu đã rơi vào tình trạng bệnh nặng. Đó là trường hợp của bé P.T.L. (9 tuổi, ngụ tại Thành phố...