Hầm Cù Mông sẽ đưa vào hoạt động đầu năm 2019
Chính xác là đầu tháng 1-2019, Bộ Giao thông Vận tải sẽ đưa hầm qua đèo Cù Mông đi vào hoạt động, vượt gần 3 tháng so với tiến độ đã được phê duyệt.
Hầm đèo Cù Mông đang được hoàn thiện giai đoạn cuối
Chiều 18-9, Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả – chủ đầu tư hầm đường bộ qua đèo Cù Mông – cho biết hiện việc xây dựng hầm đèo Cù Mông đã đạt hơn 90% tiến độ công trình. Hiện các đơn vị thi công đang ngày đêm hoàn thiện các hạng mục cuối của công trình, nhằm đưa công trình vào hoạt động đầu tháng 1-2019.
Các hạng mục cuối cùng hầm đèo Cù Mông đang được hoàn thiện
Cùng ngày, Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả đã tổ chức cuộc thi tuyển thiết kế cảnh quan “ Cung đường sinh thái” từ đầu đường dẫn phía Bắc đến đầu đường dẫn phía Nam dự án hầm đường bộ qua đèo Cù Mông. Ban tổ chức cuộc thi hy vọng sẽ tuyển chọn được thiết kế phù hợp để đầu tư cung đường này vừa đẹp vừa thân thiện môi trường.
Video đang HOT
Phát động cuộc thi thiết kế “Cung đường sinh thái” hầm Cù Mông
Dự án hầm đường bộ qua đèo Cù Mông (nối giữa 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định) có tổng mức đầu tư 3.921 tỉ đồng, với chiều dài toàn tuyến hơn 6,6 km. Trong đó phần hầm gồm 2 ống hầm dài 2,6 km và phần đường dẫn dài hơn 4 km. Dự án được khởi công từ tháng 9-2017.
Chủ đầu tư cho rằng khi dự án hoàn thành sẽ giảm thiểu thời gian qua đèo, chi phí đi lại, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, đặc biệt là sẽ góp phần phát triển kinh tế và xã hội ở 2 tỉnh Phú Yên, Bình Định và các tỉnh trong khu vực.
Hồng Ánh
Theo nld.com.vn
Hôm nay (3/9), hầm đường bộ Đèo Cả chính thức thu phí
Sau khi thông xe và đưa vào sử dụng từ ngày 21/8, bắt đầu từ 0h00, ngày 3/9/2017, Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả sẽ chính thức thu phí hoàn vốn BOT trong thời gian 28 năm.
Trạm thu phí BOT hầm Đèo cả chính thức bán vé vào 00 giờ ngày 3/9/2017
Hầm đường bộ Đèo Cả có quy mô lớn nhất trong hệ thống hầm đường bộ trên quốc lộ 1A với tổng chiều dài 13,19 km, trong đó hai hạng mục chính là hầm Đèo Cả dài 4.125 mét và hầm Cổ Mã dài 500 mét. Mỗi ống hầm thiết kế 02 làn xe khai thác cùng chiều theo tiêu chuẩn đường cao tốc với vận tốc 80 km/giờ. Tổng mức đầu tư là gần 11.400 tỷ đồng.
Việc đưa vào khai thác hầm đường bộ Đèo Cả rút ngắn gần một nửa quãng đường đi trên Quốc lộ 1A hiện nay, đảm bảo giao thông thuận lợi. Khi lưu thông qua hầm đường bộ Đèo Cả sẽ rút ngắn được khoảng 9km, giảm 30 phút hành trình so với đường đèo cũ. Đặc biệt là đảm bảo an toàn giao thông, kể cả trong mùa mưa lũ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và khu vực. Theo đánh giá của các tài xế khi đi thử nghiệm qua hầm đều thấy được sự an toàn và tiết kiệm chi phí.
Tài xế Đào Cao Vũ, TP Hồ Chí Minh chia sẻ: Đi qua hầm thì an toàn hơn nhiều. Đặt biệt là đi nhanh hơn và yêu tâm hơn trong mùa mưa bão. Và việc trả một mức phí để đổi lại sự tiết kiệm về thời gian và an toàn cho phương tiện thì tôi thấy hoàn toàn hợp lý.
Còn theo lái xe Cao Thế Uyên, tỉnh Nghệ An cho biết: Mỗi tháng tôi thường đi qua khu vực đèo cả này 6 chuyến, trước đây phải đi đường đèo vừa chậm vừa nguy hiểm, giờ có hầm đi vừa an toàn vừa tiết kiệm. Như xe tôi đây phải trả mức phí 200.000 đồng/lượt, nhưng nếu tính ra thì vẫn còn lợi. Vì nếu đi đường đèo tôi phải mất gần 60 phút đi đường dốc, còn đi đường hầm chỉ tốn 15 phút, tính ra thì với giá phí trên chúng tôi vẫn tiết kiệm được 5% tiền xăng dầu và hao mòn phương tiện.
Riêng đối với các hành khách ngồi trên xe thì vô cùng phấn khích, chị Dương Thị Tuyết Loan, người dân tỉnh Khánh Hòa nói: tôi có người thân ở Phú Yên, nên rất hay đi qua đoạn đèo này, trước đây đi qua đèo mà trúng vào dịp mưa bão là người luôn sợ gặp tai nạn, vì trên Đèo Cả đường cứ ngoằn ngoèo, hiểm trở. Giờ có hầm rồi đi rất an tâm.
Sau gần nửa tháng miễn thu phí, kể từ ngày 3/9/2017. Các phương tiện khi qua hầm Đèo Cả bắt đầu trả phí. Theo đó, đối với vé lượt, thấp nhất 52.000 đồng/lượt/xe và cao nhất 200.000 đồng/lượt/xe. Mức giá thu phí phù hợp với Thông tư 35/2016/TT-BGTVT của Bộ Giao thông - Vận tải và thấp hơn mức giá đã được Bộ chấp thuận trong phương án tài chính của dự án.
Chủ phương tiện có quyền lựa chọn phương án lưu thông qua đường đèo cũ (không tốn phí) hoặc qua hầm (trả phí)
Vị trí đặt trạm thu phí của dự án tại đường dẫn phía bắc vào hầm Đèo Cả thuộc địa bàn tỉnh Phú Yên. Người dân có quyền lựa chọn phương án lưu thông qua đường đèo cũ (không tốn phí) hoặc qua hầm (trả phí).
Ông Lê Quỳnh Mai, Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả: Đi qua hầm Đèo Cả, ngoài việc phải trả một khoản phí sử dụng công trình, lái xe còn tiết kiệm được thời gian với khoảng 80% so với qua đèo và bảo đảm an toàn giao thông thông suốt trong mọi điều kiện thời tiết. Đặc biệt, người lái xe còn được hưởng các dịch vụ hỗ trợ nếu chẳng may gặp sự cố.
Ngoài ra, các chủ các phương tiện lưu thông qua Đèo Cả hoàn toàn có quyền lựa chọn được đi qua hầm với chi phí thấp, an toàn và tiết kiệm thời gian, hoặc đi trên đường Đèo bắt buộc phải chịu hao phí nhiên liệu và hao mòn thiết bị rất lớn, tốn thời gian và có thể bị rủi ro.
Trung Thi
Theo Dantri
Bên trong hầm Đèo Cả trước ngày thông xe Sau gần 5 năm thi công, hầm đường bộ dài thứ hai cả nước nối từ Khánh Hòa sang Phú Yên được đưa vào sử dụng. Hầm Đèo Cả trên Quốc lộ 1A, nối Khánh Hòa - Phú Yên đã hoàn thành. Các đơn vị thi công tất bật hoàn thiện một số công đoạn cuối cùng, chuẩn bị thông xe vào ngày...