Hầm chống hạt nhân bí mật thời Chiến tranh Lạnh
Một khách sạn ở thủ đô Prague, Czech bắt đầu cho công chúng tham quan hầm tránh bom bí mật ở độ sâu khoảng 20 m, nơi từng được dùng để nghe lén những vị khách nước ngoài.
Khách sạn Jalta ở Quảng trường Wencaslas, trung tâm của thủ đô Prague, Czech được xây dựng năm 1958. Ở độ sâu 20 m dưới tòa nhà, một boongke rộng 500 m2 với những bức tường bê tông cốt thép được dùng làm nơi trú ẩn cho những thành viên đảng Cộng sản và quan chức quân sự, trong trường hợp một vụ tấn công hạt nhân xảy ra. Hầm cũng được dùng làm trung tâm theo dõi 24/7, nhằm vào các du khách nước ngoài đến tá túc tại một trong vài khách sạn quốc tế ở Prague vào thời điểm đó. Ảnh: PraguePost
Nhân kỷ niệm 55 năm, chiếc hầm được biến thành bảo tàng. Nó mở cửa cho công chúng từ tuần trước. Sandra Zouzalova, quản lý quan hệ công chúng của Jalta hôm qua cho biết khách sạn muốn hé lộ những hoạt động bí mật thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ảnh: PraguePost
Jalta là một trong vài địa điểm các nhà ngoại giao nước ngoài thường lui tới, và là nơi chính quyền thời đó thu thập thông tin tình báo. Văn phòng đại diện kinh doanh của Tây Đức những năm 1970 là một trong những mục tiêu chính, Zouzalova cho biết. Rất nhiều thiết bị nghe lén từng được sử dụng, và một số trong đó còn tồn tại đến ngày nay. Để vào được boongke, người ta phải đi thang máy xuống tầng hầm khách sạn, rồi đi xuống dưới bằng thang bê tông. Họ phải qua một phòng được trang bị vòi sen, dùng để khử nhiễm xạ rồi mới tới hầm trú ẩn. Trong ảnh là cửa vào hầm. Ảnh: PraguePost
Ba phòng của boongke được trùng tu và trang bị một số vật dụng tái hiện lịch sử. Không ai trong số nhân viên bấy giờ được phép vào hay nói về nơi này. Sau khi hệ thống chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Đông Âu năm 1989, căn hầm vẫn thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng cho tới năm 1998. Khi đó nó được công bố và trao trả lại cho khách sạn. Ảnh: AP
Video đang HOT
Hầm trú ẩn có những bức tường dày hai mét, có hệ thống thông gió và một bể nước lớn cho phép hơn 150 người sống sót trong nhiều tháng. Ảnh: AP
Một chiếc điện thoại quân sự trong phòng trú ẩn chống hạt nhân. Ảnh: PraguePost
Tấm bảng đằng sau bàn nghe lén cho thấy các phòng được xếp loại dựa trên mức độ theo dõi. Những phòng đánh dấu đỏ được theo dõi chặt chẽ nhất, còn những phòng màu vàng và xanh thì bị giám sát ít thường xuyên hơn. Ảnh: AP
Mặt nạ phòng độc và các thiết bị y tế cũng được trưng bày. Ảnh: PraguePost
Phòng y tế với một số thiết bị còn nguyên bản. Ảnh: PraguePost
Báo, vũ khí và đồ trang trí được thêm vào để tái hiện không khí của thời Chiến tranh Lạnh. Ảnh: PraguePost
Người tá túc không chỉ bị theo dõi qua điện thoại, mà các máy nghe lén còn được gắn trong bàn chải tại các phòng khách sạn, và gái mại dâm cũng được sử dụng để thu thập thông tin. Ảnh: AP
Một cầu thang thoát hiểm tại hầm tránh bom trong khách sạn 5 sao. Ảnh: AP
Những đường hầm dẫn ra Quảng trường Wenceslas cũng được thiết lập, tuy nhiên hầu hết đều bị bịt do quá trình xây dựng hệ thống tàu điện ngầm về sau này. Bên cạnh đó còn có đường hầm dẫn tới một boongke thứ hai. Tour tham quan hầm trú ẩn kéo dài 30 phút, hạn chế lượng khách tối đa 7 người. Hầm mở cửa hai ngày một tuần và để đến tham quan, khách phải đặt trước. Ảnh: AP
Theo VNE
Cộng đồng Việt thành dân tộc thiểu số tại Czech
Cộng đồng người Việt tại Czech sẽ có đại diện riêng trong Hội đồng Dân tộc Thiểu số Quốc gia - một tin vui đối với những bà con đang sinh sống tại đất nước ở Trung Âu này.
Người Việt ở Czech trong chương trình đón xuân. Ảnh: congdong.cz
Radio Prague cho hay thông tin trên được ủy viên hội đồng nhân quyền Monika Simunkova đưa ra.
Theo đó, chính phủ Czech đã quyết định mở rộng Hội đồng Dân tộc Thiểu số Quốc gia hôm 3/7 và bổ sung thêm hai đại diện của cộng đồng người Việt và cộng đồng người Belarus. Đại diện cho phía Việt Nam là ông Phạm Hữu Uyển, thuộc Hội Công dân Văn Lang.
Trước đó, hội đồng trên gồm 32 thành viên, trong đó có 12 đại diện của các dân tộc thiểu số như Nga, Đức, Hy Lạp, Bulgary... Các đại diện này có quyền cố vấn cho chính phủ Czech trong việc ban hành các điều luật liên quan đến dân tộc mình. Đại diện của cộng đồng người Việt và Belarus chỉ tham gia các cuộc họp của hội đồng với tư cách khách mời.
Với quyết định trên, người Việt sẽ trở thành một dân tộc thiểu số tại nước này. Ông Trần Việt Hùng, phó chủ tịch Hội người Việt Nam tại Czech, cho biết đây là một tin vui đối với cộng đồng người Việt ở quốc gia Trung Âu này.
Theo Vietnam , với quy chế là một dân tộc thiểu số, cộng đồng người Việt tại Czech sẽ có điều kiện và được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách để phát triển hơn nữa về văn hóa, truyền thống và đặc biệt là ngôn ngữ của dân tộc mình. Tại các địa phương có nhiều người Việt Nam sinh sống, trẻ em có thể được học kiến thức bằng tiếng Việt.
Quy chế này cũng đảm bảo cho người Việt Nam quyền sử dụng tiếng Việt tại công sở cũng như tòa án. Ngoài ra, cộng đồng người Việt Nam tại Czech có thể thành lập chương trình phát thanh và truyền hình bằng tiếng Việt.
Khoảng 65.000 người Việt Nam đang sinh sống hợp pháp tại Czech.
Theo VNE
Nổ lớn ở Czech, 40 người bị thương Một nạn nhân trong vụ nổ - Ảnh: AFP * Sập nhà tại Pháp, 16 người thương vong Ít nhất 40 người bị thương trong vụ nổ kinh hoàng xảy ra vào ngày 29.4 tại một tòa nhà nằm trên đường Divadelni thuộc khu vực trung tâm của thủ đô Prague, Czech. AP dẫn lời phát ngôn viên cảnh sát địa phương cho...