Halloween là ngày gì, nguồn gốc của lễ hội hóa trang Halloween?
Halloween là lễ hội Hóa , Quỉ hay còn được gọi là buổi tối thánh thiêng, là một lễ hội thường niên được tổ chức vào 31/10 hằng năm.
Được coi như một ngày tết, một lễ hội vui nhất trong năm đặc biệt là đối với các nước phương Tây theo công giáo và đây cũng là dịp vui chơi được người dân trên toàn thế giới mong đợi.
Từ “Halloween” bắt nguồn từ nhà thờ Thiên chúa giáo, “Hallow” là một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là “thánh”. Tên ngày lễ sau đó được cắt thành Hallowe’en và cuối cùng là Halloween như chúng ta biết ngày nay.
Ngày 1/11 là ngày lễ của người Thiên chúa bày tỏ lòng thành trước thánh thần. Nhưng vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, ở xứ Celtic (Ireland) mùa màng kết thúc vào ngày 31/10 và ngày hội Halloween được gọi là ngày lễ Samhain (gieo trồng). Ngày này cũng chính thức bắt đầu một năm mới của người Celtic.
Người Celtic tổ chức kỷ niệm năm mới với lễ hội Samhain. Vào thời gian này vị thần của mùa xuân và mùa hè không còn ngự trị và nhường chỗ cho thần Chết. Lễ hội bắt đầu vào ngày 1/11, khi linh hồn của người chết quay trở lại nhà người thân để xin thức ăn và nước uống. Trong suốt đêm lễ thánh Hallow’s Eve, diễn ra vào đầu mùa đông – thời điểm kết thúc một năm, các xác chết đi lại tự do.
Halloween là một trong những lễ hội quan trọng ở phương Tây. Ảnh: Romper
Người xưa kể lại, vào ngày lễ Samhain linh hồn của người chết trong năm trước sẽ tìm đến một thể xác khác để bắt đầu cuộc sống mới trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, người sống không muốn linh hồn người chết nhập vào mình, vì thế vào ngày 31/10 dân làng dập tắt lửa trong nhà để làm cho nhà cửa lạnh lẽo và tẻ ngắt. Sau đó họ hóa trang thành ma cà rồng và lặng lẽ đi vòng quanh nhà hàng xóm vẻ hăm dọa để xua đuổi những hồn ma tìm thể xác.
Theo giải thích khác thì người ta cho rằng vào đêm Samhain, người Celtic dập tắt lửa không phải để xua đuổi những linh hồn mà để sau đó họ cùng nhau đi lấy lửa tại nguồn sáng gọi là Druidic, liên tục cháy ở Usinach thuộc miền trung Ireland.
Sau này, người La Mã đã biến những tục lệ trên của người Celtic thành tục lệ của mình. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, họ bỏ tục lệ hiến người sống và thay vào đó là hiến hình nộm. Theo thời gian, do người ta không còn tin vào linh hồn nữa, nên tục lệ hóa trang thành ma quỷ hay phù thủy chỉ còn là hình thức.
Cùng với phong trào di cư để tránh nạn thiếu khoai tây của người Ireland sang Mỹ những năm 1840, lễ hội Halloween được du nhập vào Mỹ cùng trò như lật ngược nhà vệ sinh và tháo cổng ra vào.
Video đang HOT
Vào thế kỷ thứ 9 ở Châu Âu lễ hội Halloween được cho là bắt nguồn từ một phong tục gọi là tục “cầu hồn” . Ngày 2/11 hàng năm, người Thiên chúa giáo đi từ làng này sang làng khác xin “bánh cầu hồn”. Đây là những chiếc bánh hình vuông làm từ bánh mỳ và nho Hy Lạp. Người đi xin nhận được càng nhiều bánh thì họ càng cầu được cho nhiều linh hồn người thân của gia chủ siêu thoát.
Ở Anh trước đây, đêm Halloween từng được gọi là Nutcrack Night hay Snap Apple Night tức là một đêm dành cho gia đình ngồi bên đống lửa hồng để nghe kể chuyện, ăn trái cây. Những người nghèo đi ăn xin (a-souling) thường được cho một thứ bánh gọi là bánh linh-hồn (soulcakes) với điều kiện họ phải cầu nguyện cho người chết.
Các hoạt động phổ biến trong lễ Halloween là trẻ con hóa trang đến gõ cửa nhà hàng xóm để xin bánh kẹo, dự tiệc hóa trang, đốt lửa, khắc bí ngô, đớp táo, các trò đùa cợt, xem phim hoặc kể chuyện kinh dị. Ở nhiều nơi trên thế giới, những cử hành Kitô giáo trong ngày lễ Halloween như tham dự lễ nhà thờ và thắp nến trên các ngôi mộ, vẫn còn phổ biến, mặc dù ở các nơi khác, Halloween là một ngày hội mang tính thế tục và thương mại nhiều hơn.
Ngày nay, cùng với sự pha trộn giữa những nghi lễ tôn giáo và tập tục cổ xưa của nhiều nền văn hóa khác nhau mà Halloween trở thành một ngày lễ được cả thế giới chờ đón bởi người ta xem đây là dịp để người lớn, trẻ nhỏ có kỉ niệm và vui chơi.
Tục nhảy múa tưởng nhớ người đã khuất ở Mexico
Tục lệ này được biết với tên gọi khác là Día de los Muetos, bắt nguồn từ hàng nghìn năm trước. Ngày nay, lễ hội thu hút khách du lịch đến Mexico trải nghiệm.
Ảnh: National Geographic.
Lễ hội Día de los Muetos (Ngày của người chết) được tổ chức thường niên vào 2 ngày đầu tiên trong tháng 11 tại Mexico. Lễ hội bắt nguồn từ vài nghìn năm trước ở thành phố Oaxaca, phía đông nam đất nước này. Theo truyền thống, người dân đặt hoa, nến và những món ăn trong lễ viếng thăm nghĩa trang ở Oaxaca tối 30/10.
Du khách muốn trải nghiệm lễ hội người chết Mexico cần lựa chọn chính xác thời gian để không bị nhầm lẫn với lễ Halloween. Ảnh: Independent.
Ảnh: Getty.
Trong lễ kỷ niệm, ban thờ được đặt tại nhà riêng và nghĩa trang. Đây là nơi chào đón những linh hồn đã khuất trở về sum vầy cùng gia đình. Góc linh thiêng này được người dân phủ khăn trắng, dán giấy họa tiết, đặt ảnh các thành viên gia đình cùng những ngọn nến nhỏ, búp bê.
Ảnh: newyorklatinculture
Lễ Día de los Muetos không thể thiếu hoa cúc vạn thọ. Đây là loài hoa tượng trưng cho mặt trời và tái sinh. Theo dân gian, mùi hoa thu hút các linh hồn. Theo tục lệ, người thân trong gia đình trải cánh hoa từ ban thờ ra nghĩa trang, nơi công cộng để dẫn đường linh hồn lang thang trở về nơi an nghỉ.
Ảnh: National Geographic.
Ở nhiều quốc gia, ngày tưởng nhớ người đã khuất thường mang bầu không khí tang thương, đau buồn. Tuy nhiên, lễ Día de los Muetos của người Mexico lại mang màu sắc tươi sáng, ngập tràn hạnh phúc.
Ảnh: National Geographic.
Người dân thường quây quần, ăn mừng với gia đình, tổ chức các bữa tiệc đường phố, diễu hành, khiêu vũ theo nhạc. Ở nhiều thị trấn có những đoàn diễu hành "nhảy múa với người chết". Tại đây, người tham gia sẽ hóa trang với mặt nạ, trang phục bộ xương, con rối đầy màu sắc.
Ảnh: AGCuesta, Geographic.
Lễ hội Día de los Muetos không thể thiếu những món ăn truyền thống. Đồ ăn được làm chủ yếu từ bột ngô, đường, chocolate hoặc trái cây tùy vào khẩu vị của từng gia đình. Một số món ăn đặc trưng của lễ hội người chết có thể kể đến như kẹo đường chocolate đầu lâu, bánh mì tạo kiểu khúc xương xếp xung quanh, các loại đồ uống lên men ngọt được làm từ nhựa cây agave...
Ảnh: National Geographic.
Một trong những điểm tổ chức lễ hội Día de los Muetos đặc sắc là ngoại ô thành phố Oaxaca. Nơi đây gìn giữ nhiều làng nghề thủ công như dệt, thêu, khắc gỗ, tiêu biểu là San Bartolo de Coyotopec với đồ gốm đen.
Năm 2008, lễ hội người chết (Día de los Muertos) ở Mexico được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ảnh: National Geographic.
Những trải nghiệm thú vị không thể quên khi ở Brazil Brazil là một đất nước đem lại nhiều trải nghiệm đa dạng và độc đáo thậm chí lọt vào 'Danh sách nhóm' của những du khách dày dạn kinh nghiệm nhất. Đất nước này có rất nhiều điều để tự hào. Xét cho cùng đây là quốc gia lớn thứ năm trên thế giới bao phủ gần một nửa lục địa Nam Mỹ....