Hajj – lễ hành hương linh thiêng của người Hồi giáo
Lễ hành hương Hajj hằng năm đến Thánh địa Mecca, Saudi Arabia sẽ bắt đầu vào ngày 6/7 với sự tham gia của 1 triệu tín đồ Hồi giáo đã tiêm phòng COVID-19 từ khắp nơi trên thế giới.
Các tín đồ Hồi giáo cầu nguyện tại Đại Thánh đường ở Thánh địa Mecca, ngày 2/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Năm 2019, thời điểm trước đại dịch COVID-19, có khoảng 2,5 triệu người hành hương từ khắp nơi trên thế giới đã tham gia sự kiện này. Sau đó, đại dịch COVID-19 đã buộc nhà chức trách Saudi Arabia phải giảm quy mô lễ hành hương, chỉ cho phép 60.000 công dân và những người đang cư trú tại Saudi Arabia đã tiêm phòng COVID-19 tham gia sự kiện vào năm 2021, cao hơn so với con số 10.000 người của năm 2020.
Lễ hành hương Hajj là một trong năm trụ cột của Hồi giáo (gồm đức tin, cầu nguyện, bố thí, nhịn ăn, hành hương đến Mecca) mà các tín đồ có bổn phận phải hoàn thành ít nhất một lần trong đời nếu họ có đủ khả năng. Trong quá trình hành hương, các tín đồ sẽ tập trung về thành phố Mecca linh thiêng trong vài ngày để hồi tưởng lại chuyến hành hương cuối cùng của Nhà tiên tri Mohammed và tiến hành các nghi lễ.
Trước buổi lễ, để thể hiện sự thanh kiết, nam giới đều phải mặc áo choàng trắng đơn sơ, bất kể giàu nghèo, địa vị xã hội hay quốc tịch. Phụ nữ phải mặc váy trắng rộng, chỉ để lộ mặt và tay. Những người hành hương không được phép tranh cãi, bị cấm xức nước hoa và phải cắt móng tay, cắt tóc hoặc tỉa râu trước buổi lễ.
Video đang HOT
Khi buổi lễ bắt đầu, các tín đồ sẽ đi bộ 7 lần xung quanh Kaaba, cấu trúc hình khối bằng đá cao khoảng 15m ở trung tâm Nhà thờ Hồi giáo của Mecca. Tiếp đó, họ sẽ đi lại 7 lần giữa các ngọn đồi Al-Safa và Al-Marwah, di chuyển đến Mina, khu vực cách đó 5km trước khi tham gia vào nghi thức chính trên Núi Arafat.
Tâm điểm của lễ hành hương là cuộc tụ họp trên Núi Arafat, tương truyền là nơi Nhà tiên tri Mohammed thuyết pháp lần cuối. Các tín đồ sẽ tập trung trên ngọn núi cao 70m này và khu vực xung quanh trong nhiều giờ để cầu nguyện, đọc kinh Koran cho đến tối. Khi hoàng hôn xuống, họ sẽ đến Muzdalifah để gom một số hòn đá, quay lại Mina thực hiện nghi lễ ném đá trừ tà. Sau nghi lễ ném đá, những người hành hương sẽ cạo đầu hoặc cắt tóc và thực hiện nghi lễ hiến tế Eid al-Adha, đánh dấu sự kết thúc của lễ hành hương Hajj. Những người hành hương sau đó có thể mặc đồ bình thường, quay lại Kaaba và hoàn tất nghi thức ném đá trước khi trở về nhà.
Hajj là cuộc hành hương linh thiêng nhất của đạo Hồi, nhưng trong những thập kỷ gần đây, sự kiện này đã bị ảnh hưởng bởi các vụ giẫm đạp nghiêm trọng. Tháng 9/2015, thảm họa giẫm đạp trong lễ hành hương tại Thánh địa Mecca đã khiến 2.300 người thiệt mạng. Đây bị xem là thảm họa tồi tệ nhất trong các lễ hành hương Hajj. Trước đó, vào tháng 1/2006, một vụ giẫm đạp xảy ra khi các tín đồ đang thực hiện nghi thức ném đá tại Mina đã cướp đi sinh mạng của 364 người.
Ấn Độ lo bạo lực sau vụ một thợ may bị chặt đầu
Nhiều biện pháp được áp dụng tại Rajasthan (Ấn Độ) nhằm đề phòng bạo lực, sau khi 2 người Hồi giáo nhận trách nhiệm vụ chặt đầu một thợ may theo đạo Hindu.
Di hài của nạn nhân được đưa đi hỏa táng. ẢNnhREUTERS
Hãng Reuters ngày 30.6 đưa tin cảnh sát tại bang Rajasthan (Ấn Độ) cấm tụ tập và tạm ngưng dịch vụ internet tại nhiều khu vực, sau khi 2 người Hồi giáo đăng đoạn phim và nhận trách nhiệm giết một thợ may theo đạo Hindu tại thành phố Udaipur.
Hai nghi phạm đang bị thẩm vấn bởi cơ quan điều tra liên bang, trong khi cảnh sát Rajasthan sẵn sàng đối phó khả năng xảy ra tình trạng bất ổn.
"Chúng tôi đang có những quy định nghiêm khắc nhằm ngăn chặn bất cứ hình thức biểu tình nào dự kiến diễn ra nhằm lên án vụ sát hại trên", theo sĩ quan cảnh sát Hawa Singh Ghumaria tại Rajasthan. Sĩ quan này cho biết vụ án gây "làn sóng náo động khắp cả nước".
Trong đoạn phim được cho là ghi vào ngày 28.6, 2 người đàn ông vung một con dao chặt thịt và cho biết họ đang trả thù việc nạn nhân Kanhaiya Lal Teli xúc phạm nhà tiên tri Mohammad. Hai hung thủ đã chặt đầu thợ may trên khi nạn nhân đang đo quần áo, theo quan chức Bhawarlal Thoda tại Udaipur.
Nhiều người tập trung tại Udaipur trong bối cảnh căng thẳng gia tăng sau vụ việc. Ảnh REUTERS
Cơ quan chức năng cho biết việc tạm dừng dịch vụ internet tại nhiều nơi ở Rajasthan là nhằm ngăn chặn đoạn phim được chia sẻ trên mạng.
"Tình hình căng thẳng và hầu như mọi cửa hàng đều đóng cửa", theo ông Thoda. Thành phố Udaipur với gần nửa triệu dân là một trong những điểm du lịch lớn tại Rajasthan với nhiều khách sạn sang trọng.
Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah cho hay cảnh sát liên bang đang điều tra vụ việc. "Bất cứ sự liên quan của tổ chức hay mối liên hệ quốc tế nào sẽ được điều tra thấu đáo", theo Bộ trưởng Shah.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pakistan ngày 29.6 bác bỏ thông tin của một số hãng truyền thông Ấn Độ cho rằng các nghi phạm có liên quan một tổ chức ở Pakistan.
Nhiều chính trị gia và giáo sĩ đạo Hồi có tên tuổi đã lên án hành động trên. "Sự việc khiến những người theo đạo Hồi bị sốc. Hành động tàn ác của 2 người đàn ông trên tuyệt đối không thuộc về đạo Hồi", theo giáo sĩ đạo Hồi Maulana Ahmed Siddiqui tại Udaipur. Một số tổ chức đạo Hindu đã tổ chức biểu tình ở New Delhi để lên án vụ việc.
Saudi Arabia nới lỏng quy định phòng dịch trước lễ hành hương đến Thánh địa Mecca Ngày 13/6, Saudi Arabia cho biết nước này sẽ hủy bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại hầu hết các địa điểm trong không gian kín, động thái nới lỏng hơn nữa những hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 trước thềm lễ hành hương đến Thánh địa Mecca vào tháng sau. Các tín đồ hành hương đeo khẩu trang...