Haiti: Phe đối lập phát động biểu tình chống chính phủ, tổn thất lớn về người
Ngày 9/6, một số người đã thiệt mạng tại Haiti trong các cuộc biểu tình do phe đối lập phát động tại các thành phố chính của đảo quốc Caribbean này nhằm yêu cầu Tổng thống Jovenel Moise phải từ chức.
Biểu tình chống chính phủ tại Haiti lại gây tổn thất về người. (Nguồn: AP)
Ông André Michel, một trong những thủ lĩnh đối lập tổ chức biểu tình, cho biết, theo thống kê của các lực lượng này, có 7 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương. Trong khi đó, Chính phủ Haiti chưa lên tiếng về con số thương vong.
Như vậy, cuộc khủng hoảng đa chiều và sâu sắc mà Haiti đang trải qua vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, sau khi bùng nổ kể từ ngày 7/2 vừa qua và kéo dài thành làn sóng bạo lực suốt 2 tuần sau đó để yêu cầu ông Moise từ chức.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng tạm quyền Jean Michel Lapin vẫn chưa thể trình bày trước Quốc hội chương trình nghị sự của Chính phủ và hoàn thiện Nội các của mình do vấp phải sự phản ứng quyết liệt của phe đối lập trong cơ quan lập pháp.
Theo TG&VN
Căng thẳng ở Haiti, người biểu tình chống tham nhũng yêu cầu Tổng thống từ chức
Haiti đang phải oằn mình trước khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, tỷ lệ lạm phát ở mức trên 17%, đồng nội tệ mất giá và các cuộc biểu tình phản đối tham nhũng gay gắt.
Video đang HOT
Cảnh sát Haiti dọn dẹp đường trong không khí sặc mùi cao su bị đốt cháy khi người biểu tình tuần hành phản đối tham nhũng tại Thủ đô Port-au-Prince ngày 9/6/2019. Ảnh: Chandan Khanna/AFP
Hàng nghìn người biểu tình phản đối tham nhũng đã chặn các tuyến đường và làm tê liệt phần lớn giao thông ở Thủ đô Port-au-Prince của Haiti trong ngày Chủ nhật (9/6). Họ yêu cầu Tổng thống Jovenel Moise từ chức vì liên quan tới các cáo buộc tham ô. Đáng chú ý, 2 trong số những người biểu tình đã thiệt mạng, 5 người khác bị thương - theo số liệu của Cảnh sát Haiti.
Tại Port-au-Prince, người biểu tình đốt lốp xe và ném đá. Mùi cao su khét lẹt. Nhiều cửa hàng và trạm xăng phải đóng cửa và việc đi lại bị cản trở do người biểu tình dùng ô tô, đá và các vật thể lớn khác chặn đường.
Cảnh sát đã phải dựng lên các chướng ngại vật gần dinh Tổng thống, sử dụng hơi cay trước đám đông người biểu tình cố tình vi phạm khu vực cấm.
Ông Michael-Ange Jeunes, một phát ngôn viên cảnh sát cho biết, súng đã nổ và có 2 người chết, 4 người bị thương, 1 sĩ quan cảnh sát cũng bị thương do ném đá.
Không có thông tin gì về người đã nổ súng.
Cũng theo ông Jeunes, những người biểu tình đã đốt 2 chiếc xe cảnh sát và 2 tòa nhà. 12 người đã bị bắt.
Các cuộc biểu tình tương tự đã được tổ chức ở các khu vực khác của Haiti là Jacmel, Cap-Haitien, Saint-Marc và Gonaives. Nhóm biểu tình đến từ các đảng đối lập và các nhóm xã hội dân sự tổ chức, với thành phần tham gia chủ yếu là giới trẻ.
Họ yêu cầu điều tra thêm về số phận của các quỹ phát sinh từ những chuyến hàng dầu khí được trợ cấp từ Venezuela theo chương trình Petrocaribe.
Thẩm phán của Tòa án Kiểm toán Cấp cao Haiti cho biết trong một báo cáo tuần trước rằng, Tổng thống Moise là trung tâm của một "kế hoạch tham ô" đã rút tiền mà Venezuela viện trợ cho Haiti để sửa chữa đường bộ.
"Chúng tôi yêu cầu tất cả các quỹ hoang phí này phải bị đưa ra xét xử và trừng phạt, tài sản phải bị tịch thu và chuyển về cho nhà nước để thực hiện các dự án phát triển nghiêm túc, và Tổng thống phải từ chức", lãnh đạo nhóm biểu tình Velina Charlier nói.
Tham nhũng và sai phạm trong quản lý
Chương trình viện trợ Petrocaribe của Venezuela đã bị ảnh hưởng bởi các cáo buộc tham nhũng kể từ khi thành lập vào năm 2008.
Báo cáo của các thẩm phán Tòa án Kiểm toán Cấp cao Haiti đã chỉ rõ hàng loạt hành vi tham nhũng và sai phạm trong công tác quản lý chương trình này.
Đơn cử, các thẩm phán đã phát hiện, vào năm 2014, chính quyền Haiti đã ký hợp đồng với 2 công ty khác nhau là Agritrans và Betexs cho cùng một dự án sửa chữa đường bộ. "Ngạc nhiên" hơn, 2 công ty này lại có cùng số đăng ký thuế và cùng một đội ngũ nhân sự.
Ông Moise, trước khi lên nắm quyền vào năm 2017, đã lãnh đạo Công ty Agritrans - nơi đã nhận được hơn 33 triệu gourde (khoảng 700.000 USD vào thời điểm đó) để triển khai việc làm đường, mặc dù công ty này đã không làm gì khác ngoài việc trồng chuối!
Bê bối liên quan chương trình Petrocaribe đã khiến Quốc hội phải vào cuộc tiến hành các cuộc điều tra vào năm 2016, 2017, và những cuộc biểu tình chống chính phủ cũng đã buộc Tòa án Kiểm toán Cấp cao Haiti phải tìm hiểu xem khoản tiền 1,6 tỷ USD viện trợ của Venezuela được nhà chức trách Haiti sử dụng vào mục đích gì.
Các đảng đối lập kêu gọi người ủng hộ tập trung biểu tình hòa bình trong ngày Chủ nhật.
Trước đó, ít nhất 7 người Haiti đã thiệt mạng trong cuộc biểu tình bạo lực diễn ra hồi tháng 2 vừa qua, dẫn tới sự sụp đổ của Chính phủ. Tuy nhiên, không có nội các mới nào được chỉ định, cũng không có ngân sách nào được phê duyệt và không có gì chắc chắn về việc một cuộc bầu cử lập pháp được tổ chức.
Tình hình càng trở nên nghiêm trọng khi Quốc hội Haiti hồi tháng 3 quyết định bãi nhiệm chính phủ của Thủ tướng Jean Henry Ceant...
Các diễn biến trên diễn ra trong bối cảnh Haiti đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, với tỷ lệ lạm phát ở mức trên 17%, đồng nội tệ mất giá trong khi nhiều người dân thiếu nhu yếu phẩm cơ bản.
Hoài Phương
Theo Thanhtra
Kazakhstan: Hàng trăm người bị bắt giữ trong cuộc biểu tình bỏ phiếu tranh cử tổng thống Cảnh sát đã bắt giữ hàng trăm người ở Kazakhstan biểu tình trái phép trong cuộc bầu cử tổng thống hôm Chủ nhật, ngày 9 tháng 6 năm 2019. Các cử tri ở Kazakhstan đang chọn người kế nhiệm tổng thống người đã lãnh đạo đất nước Trung Á kể từ khi độc lập khỏi Liên Xô Một quan chức chính phủ cho...