Hair Artist Minh Phương hội ngộ các NTM tóc châu Á tại Redress Design Award 2019
Hair Artist Minh Phương đã cùng các nhà tạo mẫu (NTM) tóc châu Á tạo nên những mẫu tóc ấn tượng cho dàn người mẫu quốc tế trong khuôn khổ chương trình Redress Design Award 2019 diễn ra tại Hong Kong.
Redress Design Award (trước đây là EcoChic Design Award) là cuộc thi thiết kế thời trang bền vững lớn nhất thế giới. Cuộc thi được tổ chức bởi Redress, một tổ chức phi chính phủ của Hong Kong, nhằm giáo dục các nhà thiết kế thời trang mới nổi trên toàn thế giới nâng cao nhận thức về những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường được gây ra bởi ngành công nghiệp thời trang và khuyến khích mọi người thay đổi thói quen mua sắm của họ.
Khởi điểm năm 2011 ở Hong Kong, sau đó đến năm 2018 chính thức trở thành cuộc thi mang tính toàn cầu thu hút thí sinh dự thi ở khắp nơi trên thế giới. Năm thứ 3 liên tiếp KMS đồng hành với vai trò tạo mẫu tóc cho các model trong khuôn khổ chương trình. Năm nay, nghệ sĩ tóc của KMS chính là NTM tóc Văn Minh Phương. Với gần 30 năm kinh nghiệm là một nhà tạo mẫu tóc luôn đồng hành cùng những show diễn thời trang quốc tế, Hair Artist Minh Phương đã cùng với những nghệ sĩ tóc Châu Á tạo nên ấn tượng tại Redress Design Award 2019.
Sự góp mặt của KMS Artist Minh Phương với vai trò là NTM làm tóc cho các người mẫu trong Redress Design Award 2019 đã đem đến những mẫu tóc vô cùng ấn tượng.
Đội hình các nhà tạo mẫu tóc KMS từ khu vực Châu Á tại Redress Design Award 2019
Hair Artist Minh Phương tập trung chuẩn bị để có được các tác phẩm tóc ấn tượng nhất cho các người mẫu trong đêm diễn của Redress Design Award
Nhà tạo mẫu tóc Minh Phương cùng với các NTMT của KMS đến từ Hong Kong, Đài Loan, Singapore đã sáng tạo để có những kiểu tóc ấn tượng cho các models trong các show diễn thuộc Redress Design Award 2019 diễn ra ngày 6/9 tại Hong Kong
“Thật tuyệt vời tại sự kiện này tôi đã được gặp gỡ các bạn đồng nghiệp, những NTMT châu Á , chúng tôi đã học và làm việc mang tính đồng đội cao và chúng tôi đã làm nên một show thời trang thành công. Đây là một trong những hoạt động đáng nhớ của Cộng đồng phong cách KMS và tôi mong ước rằng sẽ sớm được gặp gỡ và làm việc cùng các bạn trong những chương trình tiếp theo của cộng đồng phong cách KMS.” Hair Artist Minh Phương chia sẻ sau đêm diễn thành công
Một số mẫu tóc ấn tượng tại Redress Design Award 2019:
Video đang HOT
Minh Khang
Theo congly.vn
Phụ nữ Trung Quốc dừng mua nội y Victoria's Secret vì quá loè loẹt
Mặc dù hãng thời trang nội y Victoria's Secret đang kinh doanh thuận lợi tại Trung Quốc, phụ nữ tại đây bắt đầu từ chối mua hàng vì "thiết kế không phù hợp".
Mặc cho mô hình kinh doanh của "gã khổng lồ" ngành thời trang nội y Victoria's Secret tại đại lục đang hoạt động thuận lợi, nhiều người phụ nữ Trung Quốc hiện đại bắt đầu nhận thấy đồ lót do nhà mốt này thiết kế quá "thô kệch" và muốn chuyển sang mua hàng trong nước.
Một sự thật là nội y sản xuất tại quốc gia tỷ dân nắm bắt suy nghĩ người dùng nhanh chóng hơn, có kiểu dáng đa dạng, dễ mặc, phù hợp cho cả nam lẫn nữ, đặc biệt đối với giới trẻ Trung Quốc.
Năm 2017, Victoria's Secret tổ chức show diễn thời trang đầu tiên tại Thượng Hải và cùng lúc khai trương cửa hàng flagship tại quận mua sắm Tân Thiên Địa ở Trung Quốc. Đây là loại cửa hàng không nhắm vào lợi nhuận mà đặt sứ mệnh truyền tải hình ảnh thương hiệu là chính.
Hơn thế nữa, một cửa hàng flagship còn khẳng định đẳng cấp của thương hiệu, giúp khách nhận ra khác biệt của họ so với các đối thủ.
Victoria's Secret tổ chức show đầu tiên tại Thượng Hải, Trung Quốc vào năm 2017. Ảnh: Wgsn.
Ngành công nghiệp đồ lót tại xứ sở tỷ dân cũng vì hành động này mà có bước chuyển mình lớn vào thời điểm đó. Cửa hàng flagship của Victoria's Secret ở Tân Thiên Địa rất thành công và mang lại cho "ông lớn" nhiều lợi nhuận - điều không thể xảy ra ở thị trường Mỹ vì ngành công nghiệp thời trang nội y đã bão hoà.
Tại xứ cờ hoa, người tiêu dùng lâu năm của Victoria's Secret bắt đầu cảm thấy hình ảnh nhà mốt này tuyên truyền có phần cực đoan. Bởi hãng bỏ qua các thông điệp nhân văn như sự công nhận và tính bình đẳng cho hội chị em sở hữu thân hình đẫy đà, không đạt chuẩn mực cái đẹp hoàn hảo.
Khách hàng Mỹ còn ác cảm với cả những quyết định kinh doanh mở rộng cũng như chiến dịch quảng bá của Victoria's Secret.
Có lẽ vì vậy, nhiều nhà mốt khác tại Mỹ như Savage X Fenty của Rihanna hay Third Love cũng đang bắt đầu bổ sung các thiết kế trang phục nhiều kích cỡ cho vóc dáng khác nhau để "chiều lòng" mọi người.
Muốn kinh doanh tại Mỹ, các nhà mốt bắt đầu bổ sung thiết kế đa dạng kích cỡ dành cho nhiều vóc dáng khác nhau. Ảnh: Businessoffashion.
Trở lại tình hình kinh doanh của Victoria's Secret tại Trung Quốc, theo một khảo sát của công ty tư vấn Frost & Sullivan, thị phần hãng này đang ngày một tăng và dự kiến đạt 64 tỷ USD vào cuối năm 2022.
Một nhà phân tích tài chính của B. Riley vào tháng 12/2018 cho rằng giới trẻ quốc gia tỷ dân dần cởi mở hơn trong suy nghĩ. Họ dễ chấp nhận hình ảnh quyến rũ, gợi cảm của phụ nữ. Điều này trở thành tín hiệu khả quan cho "gã khổng lồ" ngành đồ lót "thâm nhập" và "cưng chiều" người Trung Quốc.
Một trong những đối thủ "nặng ký" của Victoria's Secret tại xứ tỷ dân là Neiwai - một thương hiệu nội địa. Neiwai dùng thông điệp "Nội y dành cho chính bạn" để kích thích tinh thần yêu bản thân từ phái nữ đại lục, thay vì cứ mải lo lắng về suy nghĩ của đàn ông và những tiêu chuẩn cơ thể mà phái mạnh mong muốn ở họ.
Các nhà mốt địa phương đang tích cực tuyên truyền hình ảnh phái đẹp truyền thống mà vẫn gợi cảm, thay vì cứ chăm chăm vào thông điệp nữ quyền. Ảnh: SMCP.
Neiwai có trụ sở tại Thượng Hải. Năm 2012, nhà mốt này bắt đầu kinh doanh bằng hình thức thương mại điện tử trên trang mua sắm nổi tiếng Taobao.
Tình hình kinh doanh diễn ra khá thuận lợi. Đến nay, Neiwai có hơn 30 cửa hàng tại các trung tâm thương mại.
Khách hàng mục tiêu của Neiwai là phụ nữ độc lập, thành công, thích sự tiện dụng nhưng vẫn ưa chuộng các thiết kế thanh lịch khi mua đồ lót.
Nội y của thương hiệu này đặc biệt chỉ có màu nude và màu tự nhiên, thường không kèm theo dây, được làm bằng chất liệu gọn nhẹ. Nhà mốt còn cố gắng quảng bá hình ảnh gợi cảm của phụ nữ truyền thống, thay vì tung hô thông điệp nữ quyền.
Yilei Wu - chủ một cửa hàng kinh doanh đồ lót địa phương - nhận xét: "Tôn chỉ và hướng đi của Neiwai vừa khít với tình hình thị trường hiện tại".
Wu không phải người hâm mộ của Victoria's Secret vì nhà mốt này không "nắm bắt" được khách hàng như cô.
Wu chia sẻ lần đầu tiên đến mua hàng tại Victoria's Secret ở Thượng Hải, cô đã nghĩ: "Cách quảng cáo quá cũ kỹ, chẳng có gì cuốn hút, thú vị hay hấp dẫn với người dân Trung Quốc. Tôi cứ thấy giống hãng Playboy, với hai màu đen, hồng và là kiểu hình ảnh gợi cảm lạc hậu".
Đối với phụ nữ hiện đại Trung Quốc, các thiết kế của Victoria's Secret quá màu mè. Ảnh: Insideretail.
Để chọn được món nội y thích hợp cho mình, Wu và bạn bè đã phải lục tung cả cửa hàng, mua những món nằm trong góc. Cô cũng thừa nhận bản thân không thích nội y có nhiều màu sắc sặc sỡ vì chúng quá nổi bật và không phù hợp với màu da.
Theo Wu, ngay cả thông điệp Victoria's Secret truyền tải cũng không thống nhất với hành động của nhà mốt này.
"Victoria's Secret luôn nói về nữ quyền và tính quốc tế, nhưng những gì xảy ra trên sàn diễn không thật sự cho thấy điều đó", cô bày tỏ.
Ở cửa hàng của mình, Wu luôn cố tạo ra trải nghiệm khác biệt cho các khách hàng sinh sống ở Thượng Hải nói riêng. Cô nhấn mạnh rằng cho dù gặp rào cản ngôn ngữ, chắc chắn "thượng đế" của cô mới chính là thị trường tương lai cho ngành kinh doanh nội y.
Wu chia sẻ: "Xinlelu (cửa hàng của cô) đại diện cho phụ nữ Trung Quốc và là công dân quốc tế - những gì họ nghĩ, mặc và ưa chuộng".
Phong cách thời trang của Xinlelu tinh tế và trí thức, nhưng vẫn vui nhộn và quyến rũ. Đây là những gì bà chủ Trung Quốc muốn thể hiện khi làm việc với các nhãn hàng nội y lớn.
Theo news.zing.vn
Forever 21: Từ 'giấc mơ Mỹ' đến biểu tượng thời trang sụp đổ Thương hiệu thời trang từng có lúc len lỏi vào tủ đồ của mọi cô gái Mỹ giờ đứng trước bờ vực phá sản. Forever 21 (F21) là một thương hiệu thời trang bán lẻ ra đời năm 1984, có trụ sở đặt tại Los Angeles, Mỹ. Nhà sáng lập của hãng là ông Do Won Chang, doanh nhân người Mỹ gốc Hàn....