Hải Vương Poseidon lộ diện trong God of War III
Bên cạnh đó, chủ nhân thật sự của cặp Thiết Sư Chiến Thủ Cestus cũng đã xuất hiện trong những hình ảnh mới nhất của tựa game này.
Trong thời gian gần đây, đội ngũ phát triển của Sony Santa Monica đã bắt đầu thoải mái hơn trong việc tiết lộ những thông tin mới về God of War III – tựa game hành động đình đám số 1 năm của họ. Mặc dù không hề công bố thêm một đoạn trailer nào mới vào ngày 18 vừa qua nhưng đội ngũ này cũng đã làm các fan hài lòng bằng việc tung ra những tấm screenshot mới.
Bên cạnh đó, trong ấn bản mới nhất của A9VG – một tạp chí game của xứ Phù Tang, các game thủ đã phát hiện ra những thông tin vô cùng ấn tượng về tựa game này. Trong đó, họ đã khai thác được những thông tin hoàn toàn mới về ba anh em Zeus, Poseidon và Hades. Không chỉ vậy, chủ nhân trước kia của cặp Thiết Sư Chiến Thủ Cestus cũng đã hé lộ qua những trang báo này.
Nhân vật đầu tiên và cũng đồng thời có liên hệ mật thiết nhất tới những tấm screenshot bí ẩn gần đây của God of War III chính là Hải Vương Poseidon. Ông ta chính là người cưỡi trên con quái vật mình nhện đầu ngựa cản đường chiến thần Kratos khi anh ta leo lên đình Olympus.
Những chi tiết như cây đinh ba khổng lồ cùng với nhân tố nước chính là bằng chứng xác thực nhất cho sự việc này. Trong thần thoại Hy Lạp, biển cả vốn là một nơi gắn liền với những hình ảnh của cái chết và các mối hiểm họa tiềm tàng. Tuy nhiên, liệu chăng vua thủy tề có phải là một đối thủ đáng gờm thật sự đối với bóng ma thành Sparta.
Bên cạnh đó, Hades – người anh em còn lại của Zeus – lần này cũng sẽ tham gia vào liên minh trên đỉnh Olympus để đòi một món nợ máu năm xưa với Kratos. Trong những sự kiện của phiên bản God of War: Chains of Olympus, Kratos đã xuống tay hạ sát Persephone – vợ của Hades.
Video đang HOT
Giờ đây, cơn thịnh nộ của Hades đã lên đến cực điểm. Ông ta sẽ chứng tỏ cho kẻ kiêu ngạo kia rằng thân hình khổng lồ của mình không hề đồng nghĩa với sự chậm chạp. Bên cạnh đó, Hades quyết không để vuột con mồi này khỏi tay mình lần thứ 2.
Nhân vật bí ẩn cuối cùng xuất hiện trong những trang báo này chính là chủ nhân đích thực của cặp vũ khí hạng nặng Cestus. Hiện tại, nhà sản xuất vẫn chưa công bố danh tính chính thức của vị thần này. Tuy nhiên, theo những phỏng đoán của cộng đồng game thủ, ông ta rất có khả năng là Hephaestus, một trong 12 vị thần trên đỉnh Olympus.
Hephaetus vốn nổi tiếng về tài luyện kim và chế tạo cơ khí của mình. Cặp nắm đấm đầu sư tử bằng kim loại kia có thể là một trong những tuyệt tác của ông. Tuy nhiên, một khi nó đã lọt vào “mắt xanh” của chiến thần Kratos thì Hephaetus chắc chắn sẽ phải nhận một kết cục vô cùng bi thảm.
Bên cạnh đó, dự án trưởng của God of War III là ông Stig Asmussen cho biết khi sử dụng cặp Thiết Sư Chiến Thủ này, phong cách chiến đấu của Kratos sẽ có nhiều nét giống với một võ sĩ đấm bốc. Không chỉ vậy, mỗi món vũ khí trong game sẽ có những tuyệt chiêu riêng của mình.
Những thông tin mới nhất về God of War III sẽ được tiếp tục cập nhật trong những ngày tới.
Những ý nghĩa sâu xa trong cốt truyện của God of War
Vào tháng 3 sắp tới, God of War III - phiên bản được trông đợi nhiều nhất trong toàn bộ series về thần chiến tranh Kratos - sẽ được phát hành cho hệ máy PS3. Hiện tại, một số lượng vô cùng đông đảo những fan hâm mộ loạt game này vẫn đang háo hức chờ đợi ngày ra mắt của tựa game này. Tuy nhiên, trong số đó, dường như không phải ai cũng nắm được hết những ý nghĩa thâm sâu trong cốt truyện của God of War.
Bản thân cốt truyện của dòng game này không tập trung vào một ý nghĩa xương sống nhất định. Thay vào đó, cái hay của God of War lại nằm trong những tình tiết được chuyển thể từ các bản chất và triết lý trong thần thoại Hy Lạp.
Những chi tiết như bạo lực, tình dục, thù hận... đã tồn tại như một phần không thể tách rời trong những câu chuyện thần thoại của đất nước này. Thế nên, việc nhà sản xuất biến đổi những chi tiết đấy thành một phong cách bạo lực của God of War cũng không có gì lạ. Tuy nhiên, sự "trưởng thành" của God of War lại được củng cố bằng một loạt những chi tiết được lấy từ thần thoại để đi lên khỏi tiếng xấu của sự nông cạn.
Việc Kratos dai dẳng theo đuổi hành trình trả thù Zeus (cha của anh ta) thực sự cũng là một chi tiết "có truyền thống" trong mối quan hệ của các vị thần. Cha của Zeus là Titan Kronos đã lật đổ cha mình là Uranus, biết rõ rằng một ngày con trai mình sẽ lại làm một điều tương tự.
Thế nên gã mới nuốt tất cả những đứa con của mình vào bụng. Zeus may mắn hơn được mẹ là Rhea giấu đi nên đã sống sót. Sau này Zeus lại lật đổ Kronos để lên làm vua trên đỉnh Olympus. Sự xuất hiện của Kratos trong cốt truyện cũng đồng thời là để kéo dài mối quan hệ "con giết cha" lắt léo này.
Việc khơi gợi cho người chơi sự tò mò về việc thế giới thần thoại sẽ ra sao sau khi Zeus bị lật đổ cũng đồng thời là cách để Sony Santa Monica dẫn dắt họ đi tới ý tưởng cốt lõi trong God of War - đặt dấu chấm hết, lí giải cho việc tại sao những vị thần như Zeus, Athena lại không tiếp tục tồn tại cho tới ngày nay.
Bên cạnh đó, những tình tiết trong God of War cũng đòi hỏi người chơi phải có kiến thức nền một chút về thần thoại để hiểu hết về nó. Nếu đáp ứng được điều này, người chơi sẽ hiểu được thêm về ý nghĩa của hình tượng phản anh hùng (anti-hero) mà nhà sản xuất muốn truyền đạt qua nhân vật Kratos.
Theo quan niệm của thần thoại Hy Lạp, để được coi là một người hùng, bạn sẽ phải thực hiện được một chiến công mà người bình thường không thể làm được. Trong đó, chúng ta có thể nhặt ra những ví dụ điển hình như việc Theseus giết chết quái vật Minotaur trong mê cung của xứ Crete.
Những việc làm của Kratos như chặt đầu nữ quỷ Medusa, giết quái vật Hydra cũng có thể coi là một chiến công hiển hách. Tuy nhiên, những việc anh ta làm lại thiên về hướng hủy diệt từng phần một trong thế giới của thần thoại Hy Lạp nhiều hơn. Chi tiết này được coi là giải pháp để "đặt dấu chấm hết" của nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, câu chuyện của God of War cũng đồng thời bộc lộ nhiều ngụ ý về số phận nghiệt ngã của con người. Trong đó, nhân vật Kratos nổi bật lên như một minh chứng điển hình. Anh ta bị Ares lừa giết chết chính vợ con mình (phần người duy nhất còn sót lại của gã chiến Spartan này).
Sau sự kiện đó, việc tro trắng bám lấy toàn bộ thân thể Kratos được coi là một hình ảnh đánh dấu cho cuộc đời không còn giá trị của anh ta. Để thoát khỏi sự thống khổ này, Kratos đã tìm cách chuộc lỗi bằng việc nhận lời tiêu diệt Ares hộ các vị thần trên đỉnh Olympus với hy vọng rằng khổ đau của mình sẽ được tha thứ.
Nhưng đáng tiếc rằng ở cuối phần một, Athena đã không thực hiện được lời hứa giải thoát cho Kratos. Cơn ác mộng bị ám ảnh bởi những tội ác của mình trong quá khứ vẫn tiếp tục đeo bám anh ta. Việc trở thành thần chiến tranh cũng chỉ góp phần củng cố cho ước muốn được chống lại sự định đoạt của số phận trong con người này.
Thế nhưng, số phận của Kratos trong game cũng không phải là không có lối thoát. Trong đó, những bản tính xấu xa của con người này đã dẫn lối hắn đến với những lựa chọn nghiệt ngã của mình. Chính Kratos đã chọn con đường làm nô lệ cho Ares để không phải chết. Khi được đối diện với 3 chị em nữ thần số phận, chính hắn cũng đã muốn quay về quá khứ trước khi Zeus giết mình chứ không phải là trở lại thời điểm trước khi chọn lựa trở thành nô lệ.
Phần 3 chuẩn bị được ra mắt trong thời sắp tới hứa hẹn sẽ còn có nhiều tình tiết hấp dẫn hơn trước kia rất nhiều. Trong đó, đặc biệt nhất là việc Kratos sẽ phải đối mặt với một sự báo thù còn kinh khủng hơn rất nhiều đến từ cả tập thể hùng mạnh trên đỉnh Olympus.
God of War III sẽ được phát hành độc quyền cho hệ máy PS3 vào tháng 3 năm 2010.
God of War đã suýt trở thành một game bắn súng Trong một bài phỏng vấn gần đây, chỉ đạo nghệ thuật của dự án God of War III là ông Ken Feldman đã hé lộ một ý tưởng "điên rồ" của mình khi muốn phát triển dòng game này theo phong cách của một tựa game FPS. Trong một buổi nói chuyện với trang web CGSociety về công đoạn phát triển của God...