Hai vụ nổ ở sân bay thủ đô Bỉ, nhiều người thương vong
Hai vụ nổ lớn xảy ra tại khu đi của nhà ga sân bay Brussels, thủ đô Brussels, Bỉ lúc 14 giờ (giờ VN) ngày 22.3 khiến ít nhất 1 người chết và nhiều người người khác bị thương.
Vụ nổ xảy ra ở khu đi của nhà ga sân bay Brussels, Bỉ ngày 22.3.2016 – Ảnh từ clip
Hai vụ nổ xảy ra khoảng 7 giờ sáng 22.3 (giờ Bỉ, tức 14 giờ theo giờ Việt Nam), truyền thông Bỉ đưa tin.
“Hai vụ nổ xảy ra tại sân bay Brussels. Mọi người đang được sơ tán. Vui lòng đừng đến khu vực sân bay”, sân bay Brussels thông báo trên mạng xã hội Twitter.
Hình ảnh từ các trang mạng xã hội cho thấy khói bốc lên từ khu đi của sân bay và các cửa kính vỡ vụn sau vụ nổ. Hành khách bỏ chạy hoảng loạn, theo Reuters. Hãng tin Brussels (Bỉ) dẫn lời cảnh sát cho hay có một người chết và một số người bị thương, theo AFP.
Hãng tin Belgan cho hay có một số tiếng súng vang lên và người nào đó đã thét lên bằng tiếng Ả Rập ngay trước khi hai vụ nổ xảy ra.
Phóng viên Alex Rossi của đài Sky News (Anh), người có mặt tại hiện trường, cho biết ông nghe thấy hai tiếng nổ “rất lớn”.
“Tôi có thể cảm nhận tòa nhà rung lắc cùng khói và bụi khắp nơi… Tôi cố đi đến hướng xảy ra vụ nổ thì thấy nhiều người bị sốc và hoảng loạn”, ông Rossi cho hay.
Video đang HOT
“Mọi người ở đây đều nghĩ đây là một vụ khủng bố, dù cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa xác nhận thông tin này”, ông Rossi cho biết thêm.
Các cửa kính ở khu đi của sân bay Brussels vỡ vụn sau hai vụ nổ lớn vào ngày 22.3 – Ảnh chụp màn hình Twitter
Bỉ lập tức nâng mức báo động nguy cơ tấn công khủng bố lên mức cao nhất sau vụ hai nổ ở sân bay Brussels, theo AFP. Truyền thông Mỹ cho hay tuyến tàu điện đến sân bay đã tạm ngưng hoạt động sau vụ nổ. Tổ chức An toàn hàng không châu Âu (Eurocontrol) cho biết sân bay Brussels sẽ đóng cửa cho đến khi có thông báo tiếp theo.
Vụ nổ xảy ra chỉ bốn ngày sau khi một nghi phạm bị bắt ở Brussels do tình nghi tham gia vụ khủng bố thủ đô Paris, Pháp hồi tháng 11.2015 khiến 130 người thiệt mạng, theo Reuters. Cảnh sát Bỉ cũng được đặt trong tình trạng báo động trước bất kỳ hành động tấn công trả đũa nào.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Buôn bom: Rước 'thần chết' vào người
Hơn 40 năm sau chiên tranh, vùng đất lửa Quảng Trị vẫn chưa bình yên bởi những vật liệu nổ còn sót lại.
Mỗi năm, trên địa bàn Quang Tri vẫn xảy ra rất nhiều vụ tai nạn từ bom mìn do sự chủ quan của người dân. Vẫn có những người đang mưu sinh bằng cách "chơi" với tử thần mà không lường trước hậu quả.
Thâm niên "chơi" với tử thần
Giữa lòng thị trấn Ái Tử (TX Quảng Trị), hỏi đến nhà ông Quang - bà Bé chuyên buôn bán phế liệu dường như ai cũng biết.
Đại lý thu gom phế liệu của ông bà nổi tiếng là điểm buôn bán những hiện vật cũ từ chiến tranh như bom, mìn, đạn, pháo... Trong đó, có những "thương vụ" khi nhắc lại, chủ đại lý cũng phải "nổi da gà".
Ẩn dưới những bao phế liệu trong nhà kho của đại lý giữa lòng thị trấn là vô số vỏ bom, đạn còn sót lại từ thời chiến tranh
Cũng như vợ, trước khi trở thành đại lý phế liệu, ông Quang từng có nhiều năm "chinh chiến" trong nghề ra phá bom mìn.
Theo ông, nói "rà phá bom mìn" cho oai chứ thực ra là đi dò kim loại, chủ yếu là các hiện vật chiến tranh còn sót lại để bán sắt vụn.
"Nghề đi buôn phế liệu, đặc biệt là từ vũ khí còn sót lại thời chiến tranh giống như đang chơi với tử thần, không phải ai cũng dám làm. Tuy nhiên, vì miếng cơm manh áo, nhiều người phải chấp nhận.
Một số người thu gom được vật liệu chiến tranh như đạn pháo, bom, mìn... đưa đến bán cho tôi. Nhiều người còn mang đến cả những quả đạn còn nguyên thuốc, kíp nổ mà không hề hay biết. Bằng kinh nghiệm trong nghề, tôi phải phân loại rồi báo cơ quan chức năng chứ cũng không dám đụng vào" - ông cho biết.
Nửa tháng nằm viện vì mua nhầm đạn pháo
"Người ta nói sinh nghề tử nghiệp không sai. Số vợ tôi vẫn còn may mắn, suýt chết vì đạn pháo trong một lần đi thu gom phế liệu" - ông Quang nhớ lại, giọng còn run sợ.
Hôm ấy, bà Bé về vùng Cửa Việt (huyện Vĩnh Linh) để mua phế liệu. Người dân ở đây nói các bao phế liệu chủ yếu là sắt, thép, vật dụng cũ của tàu đánh cá nên vợ chồng ông Quang không kiểm tra kỹ...
"Khi vợ tôi vừa chuyển bao phế liệu từ trên xe xuống đất thì bất ngờ một quả đạn pháo lẫn trong bao phế liệu phát nổ làm mọi người hoảng loạn" - ông Quang nhơ lai.
Do sức ép của quả đạn pháo, bà Bé bị bỏng phần da vùng đùi, phải vào bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu, chữa trị hơn nửa tháng.
Gần 20 năm trôi qua, gia đình ông Quang đã nhiều lần phải hốt hoảng vì con buôn đem "thần chết" đến "gõ cửa" nhà mình.
Đầu tháng 3 này, kiểm tra đống phế liệu của một phụ nữ trong vùng mang đến, vợ chồng ông Quang hốt hoảng phát hiện một quả đạn pháo còn nguyên đầu đạn, chưa nổ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chủ đại lý vừa yêu cầu mọi người tránh xa để bảo đảm an toàn, vừa gọi điện thông báo cơ quan chức năng đến thu gom, xử lý.
Theo Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, từ sau 1975, Quảng Trị có hơn 2.600 người chết và 4.250 người bị thương do bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh. Một cán bộ thuộc Trung tâm rà phá bom mìn (tổ Dự án phục hồi môi trường và khắc phục hậu quả chiến tranh) cho biêt nguyên nhân của các vụ tai nạn do bom, mìn, ngoài sự hiểu biết hạn chế, còn là sự thiếu ý thức, chủ quan của người dân khi tiếp cận với các vật liệu nổ.
Bài, ảnh: Quang Thành
Theo_VietNamNet
Không còn vật liệu nổ tại hiện trường vụ nổ ở Văn Phú, Hà Đông Bộ Tư lệnh Thủ đô khẳng định, không còn các vật liệu nổ sau khi rà soát hiện trường vụ nổ nghiêm trọng tại khu đô thị Văn Phú, quận Hà Đông, Hà Nội. Lực lượng rà phá bom mìn có mặt để tiến hành kiểm tra hiện trường. Sau vụ nổ tại khu đô thị Văn Phú, UBND thành phố Hà Nội...