Hai vợ chồng và cuộc chiến ATM
Anh mắng vợ té tát là không biết lo toan, an tàn phá hại, chả trách anh không dám đưa hầu bao cho chị giữ. Chị cũng nóng mặt xa xả rủa anh lương cao như vậy suốt những năm qua anh bao con nào, sao không chịu dành dụm đi, giờ về chửi bới vợ con….
Lấy nhau chục năm họ vẫn đi ở trọ, dù lương anh thuộc hàng đình đám ở công ty. Ai cũng có lý lẽ của mình để trách cứ người kia.
Chị chê anh mải chơi, hèn kém chẳng bằng ai, gần bốn mươi tuổi đầu vẫn nhếch nhác kéo lê vợ con trọ hết chỗ nọ đến chỗ kia. Đã thế còn không ghi nhận công sức chăm nuôi con nhỏ và lo lắng cho gia đình suốt những năm tháng qua của vợ.
Ảnh minh họa. Nguồn internet
Anh không mở miệng trách móc chị “ăn bám”, cũng chẳng tỏ vẻ gì về việc biết ơn chị đã “hi sinh” cho gia đình. Ai hỏi gì về kinh tế, anh cũng trả lời là nuôi vợ con hết rồi còn đâu, thế là bố mẹ, họ hàng nhà anh cứ gần xa mát mẻ nhiếc móc: “May mày lấy được thằng cháu nhà tao, chả phải nghĩ ngợi gì về tiền bạc”. Chị ấm ức khổ tâm lắm mà chẳng thể làm gì.
Video đang HOT
Giờ dù ngấp nghé muốn quay trở lại với thị trường lao động thì chị mới bàng hoàng nhận ra mình đã quá cũ kỹ lỗi thời, lạc hậu không chỉ về hình thức. Tuổi thì đã quá toan về già, tiếng Anh bập bõm, vi tính mù tịt, làm lao động phổ thông có nổi không, có đáng không, hay là xấu mặt cả chàng và nàng, trong khi con cái lếch nhếch không ai đón đưa.
Con bé thì còn viện cớ, giờ chúng đã đi học cả chị mới thấy bất cập, lòng vòng không lối thoát, khi hàng tháng chồng đưa bao nhiêu chỉ biết bấy nhiêu, chẳng có tiếng nói và chồng có tiêu tiền vào việc gì chị cũng không hay biết.
Một lần qua sự việc vô cùng cần kíp, chị mới ngã ngửa ra rằng anh chẳng có nổi một đồng dằn ví. Bên cạnh đó tiền anh đưa chị bao nhiêu cũng hết, chị biện minh: “Toàn là nhu yếu phẩm và chi dùng cần thiết cho cả nhà, muốn hà tiện cũng khó lòng”.
Sự việc chưa kịp lắng xuống thì anh nhận được quyết định đi công tác nước ngoài một năm. Sang đó làm chuyên gia, được đài thọ toàn bộ chi phí ăn ở và vẫn hưởng nguyên lương bên này. Suy đi tính lại mãi anh đành phải để thẻ ATM lại cho vợ chi tiêu, nuôi con, sau khi đã dặn dò cẩn thận. Chẳng nhẽ đi muối mặt nhờ phòng kế toán chiết trừ lại, thế là lương của anh bị lộ ra. Khỏi phải nói chị phấn khởi đến thế nào, chị khoe với khắp người thân là giờ đã có tí ti.
Và hệt như người vừa được tháo cũi sổ lồng, chị vung vít lên, nô nức mua sắm hết cái nọ đến cái kia, cho thỏa những năm tháng bị kìm kẹp trong chế độ bao cấp. Mãi đến vài tháng sau anh mới hay chuyện, khi bố anh bất ngờ vào viện, cần tiền thì tài khoản chỉ còn số dư tối thiểu.
Kết cục của vụ tranh cãi là anh xin về nước trước thời hạn, chấp nhận bị phạt. Chị nhất quyết giữ lại cái thẻ ATM, anh cười khẩy càng coi thường vợ hơn, vì điều đơn giản đó mà chị cũng không hiểu biết, anh chỉ việc ra ngân hàng báo mất thẻ, đề nghị khóa ngay tài khoản và làm lại thẻ trong vòng một tuần là xong.
Theo VNE
iPad thừa kế 'vô dụng' vì không có tài khoản Apple
Josh Grant, một thanh niên người Anh phàn nàn rằng các nguyên tắc bảo mật của Apple quá hạn chế khi anh không thể sử dụng được chiếc iPad thừa kế từ người mẹ vì bà không để lại tài khoản Apple.
Khi qua đời, đừng quên để lại tài khoản Apple (Apple ID) trong di chúc. Bởi lẽ, khi để lại quyền thừa kế một thiết bị Apple cho những người thân mà không có tài khoản Apple, nó sẽ chỉ là một khối kim loại và kính vô dụng. Ít nhất là cho tới thời điểm này, khi chúng ta được nghe câu chuyện của Josh Grant.
Khi bạn qua đời đừng quyên viết lại tài khoản Apple trong di chúc.
Đó là một câu chuyện buồn. Hai năm trước, mẹ của Josh mua một chiếc iPad sau khi bà bị chẩn đoán mắc ung thư. Sau đó không lâu, bà qua đời. Trong bản di chúc của mình, bà nói rằng, muốn chia đều số tài sản của mình cho 5 đứa con trai.
Sau khi bàn bạc, 5 anh em nhà Grant quyết định người con cả sẽ nhận được chiếc iPad. Tuy nhiên, Josh và những người anh em của anh không có tài khoản Apple của mẹ và cũng không có password. Anh đã yêu cầu Apple trợ giúp mở khóa thiết bị để sử dụng.
Cách đây không lâu, Apple đã cho ra mắt tính năng gọi là Activation Lock ngăn chặn việc các thiết bị iPhone bị đánh cắp. Không có tài khoản và mật khẩu Apple, bạn không thể restore lại iPad và thiết bị có thể sẽ bị khóa vĩnh viễn.
"Chúng tôi không thể có được sự cho phép bằng văn bản khi mẹ tôi đã qua đời. Em trai tôi đã tới gặp Apple nhiều lần, họ yêu cầu phải đưa ra những giấy tờ chứng mình rằng, cậu ấy là người có quyền sử dụng chiếc iPad đó", Grant nói.
"Chúng tôi đã cung cấp cho họ giấy chứng tử, thư của luật sư tuy nhiên họ nói vẫn chưa đủ. Bây giờ họ lại yêu cầu chúng tôi phải cung cấp lệnh của tòa án chứng minh rằng mẹ của chúng tôi là người sở hữu chiếc iPad và các tài khoản trên iTunes".
Phải cần tới lệnh của tòa án để mở khóa một chiếc iPad? Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng đáng tiếc nó là cách giải quyết duy nhất trong trường hợp này.
Sau khi câu chuyện được đăng tải trên BBC, rất nhiều người đã chia sẻ những câu chuyện tương tự với câu chuyện của anh em nhà Grant khi họ bị khóa thiết bị của Apple do các điều khoản bảo mật của hãng này.
Đây có thể nói là một trường hợp điển hình của những chương trình chống trộm đã bị đẩy đi quá xa và các công ty thì không xử lý một cách cứng nhắc theo các quy tắc.
Theo Gizmodo
Cấp đổi nhanh gọn hộ khẩu mới Để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thực hiện quyền và các nhu cầu chính đáng trong giao dịch hành chính, lực lượng công an sẽ xuống cơ sở tổ chức hướng dẫn, cấp đổi toàn bộ sổ hộ khẩu đã cũ nát, bị tẩy xóa hoặc có địa giới hành chính không phù hợp. CAH Phúc Thọ hướng dẫn nhân...