Hai vợ chồng quây đánh chị dâu
Không đồng tình với phán quyết của cấp tòa sơ thẩm, chị Đàm Thị Xứng đã làm đơn kháng cáo đề nghị tăng nặng hình phạt và nâng mức bồi thường thiệt hại đối với vợ chồng em chồng.
Vợ chồng bị cáo Phạm Văn Kiên tại phiên tòa phúc thẩm
Chiều qua (19-7), TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử theo trình tự phúc thẩm đối với bị cáo Phạm Văn Kiên (SN 1968) cùng vợ là Nguyễn Thị Thu (SN 1966, tức Dung), trú ở thôn Hà Lâm, xã Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội. Trước đó, ngày 16-5 vừa qua, TAND huyện Đông Anh đã tuyên phạt cặp vợ chồng bị cáo này cùng mức 8 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo về tội “Cố ý gây thương tích”. Ngoài ra, tòa sơ thẩm còn tuyên buộc vợ chồng Kiên phải bồi thường hơn 13 triệu đồng cho bị hại trong vụ án này là chị Đàm Thị Xứng (SN 1965, trú cùng xã), chị dâu của hai bị cáo vào thời điểm vụ án xảy ra.
Nội tình vụ án cho thấy, trong đời sống sinh hoạt và quan hệ gia đình hàng ngày, vợ chồng bị cáo Phạm Văn Kiên từ lâu đã chẳng “ưa” gì chị dâu. Cho rằng chị Xứng thường “đi ngồi lê đôi mách” và hay nói xấu gia đình đối tượng nên 13h ngày 24-10-2009, Kiên quyết định sang nhà chị dâu để hỏi cho ra nhẽ. Đến nơi, Kiên thấy chị Xứng cùng con gái đang nằm ngủ trên phản gỗ nên lớn tiếng gọi dậy để đôi co. Không muốn tiếp chuyện em chồng, chị Xứng nằm im giả điếc. Bực tức, Kiên túm tay giật chị dâu xuống đất, dẫn đến hai bên to tiếng, xô xát nhau. Sẵn có chiếc ghế gỗ thường để ngồi ăn cơm ở gần, chị Xứng nhanh tay chộp lấy choảng vào đầu em chồng, song không trúng. Điên tiết, Kiên xồng xộc kéo chị dâu ra sân và dùng tay tát vào mặt người đàn bà này. Đúng lúc đó, Nguyễn Thị Thu cũng từ nhà hàng xóm chạy sang. Chứng kiến chồng đánh chị dâu, Thu không những không can ngăn mà còn lấy luôn thanh củi ở sân nhà chị dâu nện túi bụi vào người chị Xứng. Hưởng ứng đòn đánh của vợ, Kiên tiếp tục lôi kéo, làm chị dâu ngã vật ra sân. Sau đó, đối tượng còn dùng tay ấn đầu bị hại xuống sân gạch. May mắn là đúng lúc đó thì hàng xóm của chị Xứng biết chuyện và kịp chạy sang can ngăn. Đánh chị dâu xong, vợ chồng Kiên bỏ đi. Về phần bị hại, ngay sau khi bị vợ chồng em chồng quây đánh, chị Xứng đã được gia đình đưa đến bệnh viện chữa trị thương tích. Theo kết luận pháp y, chị Đàm Thị Xứng bị đa chấn thương với tỉ lệ tổn hại sức khỏe là 7%.
Tại phiên tòa phúc thẩm, vợ chồng bị cáo đánh chị dâu vẫn không thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội đã gây ra. Trả lời HĐXX, Kiên khai chỉ kéo tay chị Xứng ra sân để nói chuyện, hoàn toàn không có hành động “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” đối với chị. Trong khi đó, bị cáo Thu lại quả quyết, khi có mặt tại nhà chị dâu, đối tượng tận mắt nhìn thấy chị Xứng đang dùng tay bóp vào chỗ hiểm yếu nhất trên cơ thể Kiên nên mới ra tay, hòng giải vây cho chồng. Tuy nhiên, căn cứ vào lời khai của bị hại, nhân chứng cùng các chứng cứ vật chất liên quan có trong hồ sơ vụ án, có thể thấy vợ chồng Phạm Văn Kiên đã cùng nhau quây đánh chị dâu là điều không thể chối cãi. Trước tòa, bị hại cho rằng hành vi của hai bị cáo là rất quyết liệt và manh động, trong khi đó cấp tòa sơ thẩm chỉ áp dụng án treo là thiếu sức răn đe, phòng ngừa. Vì vậy, chị Xứng tiếp tục giữ nguyên kháng cáo đề nghị HĐXX phúc thẩm thay đổi từ án treo, sang án tù giam đối với vợ chồng em chồng. Cùng với đề nghị này, chị Xứng còn yêu cầu tòa án buộc hai vợ chồng bị cáo phải tăng mức bồi thường sức khỏe, thân thể và tổn thất tinh thần cho mình.
Nhận thấy một phần kháng cáo của bị hại là có căn cứ nên sau khi nghị án, TAND TP Hà Nội đã quyết định sửa một phần bản án sơ thẩm đối với phần bồi thường dân sự. Theo đó, vợ chồng Phạm Văn Kiên phải bồi thường thêm tiền tổn thất tinh thần cho chị Xứng tương đương 3 tháng lương cơ bản, tổng cộng là hơn 17 triệu đồng. Đối với phần hình phạt, HĐXX phúc thẩm bác kháng cáo của bị hại.
Video đang HOT
Theo ANTD
Mất mạng vì mời chú về nhà uống rượu lúc nửa đêm
TAND tỉnh Hà Giang mới mở phiên tòa sơ thẩm lưu động và tuyên phạt bị cáo Sùng Mí Sò (tên gọi khác là Sùng Xúa Sò, sinh năm 1977, dân tộc Hmông, trú tại bản Tả Chà Lảng, xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc) 15 năm tù về tội "Giết người".
Rượu từ sáng đến... đêm
Vụ án xảy ra vào ngày 18/10/2012, Sùng Mí Sò cùng cháu họ là Sùng Chứ Sùng (SN 1974, bị hại trong vụ án) và mấy người hàng xóm đến giúp gia đình anh Sùng Chứ Sính dựng nhà sàn.
Họ đến từ sáng sớm, ăn cơm uống rượu đến khoảng 20h30 mới về nhà. Trên đường về nhà, Sò và người cháu họ Sùng Chứ Sùng say rượu, khoác vai nhau, chân nam đá chân chiêu, vừa đi vừa ê a hát. Đến đoạn đường rẽ vào nhà Sùng thì Sùng kéo chú họ vào chơi, uống vài bát rượu.
Bị cáo Sùng Mí Sò
Khi Sò và Sùng vào nhà thì mẹ vợ Sùng là bà Giàng Thị Kía và vợ của Sùng là Sùng Thị Dính đang ngồi xem ti vi. Sùng vào buồng sau đó đi ra hai tay bưng 2 ca rượu, loại ca múc nước và cùng Sò ngồi uống.
Khi uống hết ca rượu, Sùng leo lên giường ngủ, cách chỗ Sò ngồi chừng 1,7m. Đêm đã khuya, chủ nhà say rượu đã đi ngủ nhưng Sò vẫn không về nhà mà vẫn ngồi "ăn vạ".
Sò bảo vợ Sùng lấy rượu nữa ra mời mình. Nể chú họ nên chị Dính vào buồng rót 1 chai rượu loại 0,65ml ra đưa cho Sò và bất đắc dĩ phải ngồi uống cùng Sò. Tuy nhiên, có vẻ uống rượu với đàn bà không "phê" nên Sò chỉ uống với chị Dính chừng 3/4 chai thì gọi Sùng dậy uống tiếp.
Vì cái ấm 30 ngàn đồng, đoạt mạng cháu họ
Đang ngủ dở mắt, nghe chú gọi Sùng vội bật dậy ra ngồi uống rượu tiếp. Rượu vào lời ra, Sò bỗng giật mình nhớ ra câu chuyện về cái ấm pha chè mà vào năm 2011, gia đình Sùng đã mượn của Sò nhưng không thấy trả.
Nghe thấy tiếng hai người cãi nhau, vợ Sùng nói chen vào: "Cái ấm đó chồng cháu mượn ông nhưng say rượu đã làm vỡ rồi, ông mua bao nhiêu thì cháu đền tiền cho ông". Sò nói cái ấm đó mua 30.000 đồng, vợ Sùng bảo: "Vợ chồng cháu không có tiền nên cháu trả cho ông 20.000 đồng, nhưng bây giờ chưa có tiền, lúc nào có cháu sẽ trả".
Mặc dù đã thống nhất được chuyện đền tiền mua cái ấm nhưng Sò vẫn lè nhè: "Nếu là trẻ con làm vỡ thì thôi, nếu là thằng Sùng làm vỡ thì phải trả tiền cho tao".
Không muốn "bắt lời" với gã say rượu nên mẹ vợ và vợ Sùng đi vào trong buồng ngủ. Lúc này đã quá nửa đêm, giữa Sùng và Sò tiếp tục lời qua tiếng lại khoảng 15 phút thì Sùng đi lên giường nằm, tay trái gác lên trán và lảm nhảm nói trong cơn say rượu: "Không trả gì hết, ông muốn giết thì giết đi, có con dao thái cỏ bò ở dưới kia, ông giỏi thì giết đi".
Nghe Sùng thách thức mình như vậy, Sò nhìn thấy con dao thái cỏ bò ở cách đó khoảng 3m liền lấy dao chém chết Sùng. Sò bị bắt tại trận cùng tang vật gây án.
Hai gia đình nhỏ thiếu vắng người trụ cột
Sau khi Sùng Mí Sò gây án và bị bắt, mặc dù hoàn cảnh gia đình bị cáo cũng khó khăn nhưng vợ con bị cáo đã cố gắng vay mượn và tự nguyện bồi thường cho gia đình bị hại 18.260.000 đồng, cộng với một số hiện vật như lợn, gạo, rượu để gia đình bị hại tổ chức tang ma theo phong tục địa phương.
Theo thỏa thuận, gia đình bị cáo còn phải bồi thường tiếp cho phía bị hại 26.566.000 đồng nữa. Nhờ vậy, trước phiên xét xử, gia đình bị hại đã xin giảm án cho bị cáo.
TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên phạt bị cáo Sùng Mí Sò mức án 15 năm tù về tội Giết người, buộc bị cáo phải bồi thường tiếp cho bị hại số tiền theo thỏa thuận là 26. 566.000 đồng và phải chịu trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con chưa thành niên của bị hại mỗi tháng 200.000 đồng.
TheoPháp luật Việt Nam
Nỗi buồn phiền vẫn chưa nguôi dù đã được phóng thích Sau gần 300 ngày giam giữ tại Trại giam số 1 của Công an Hà Nội, Nguyễn Quang Hưng - người đã dùng dao đâm chết người, được trả tự do ngay tại phiên tòa sơ thẩm. Đây là một sự kiện thu hút sự chú ý và quan tâm đặc biệt của báo giới và đông đảo nhân dân theo dõi. Dang...