Hai vợ chồng mất tích trong vụ lật ghe trên sông Bồ
Lật ghe khi đánh bắt cá trên sông Bồ, ông lão khoảng 70 tuổi và vợ mất tích. Thời điểm này, thủy điện Hương Điền đang vận hành điều tiết nước phòng chống lũ.
Tối 16/10, ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết lực lượng chức năng vẫn chưa tìm thấy hai vợ chồng bị mất tích do lật ghe trong lúc đánh cá trên sông Bồ.
Sự việc xảy ra khoảng 8h sáng cùng ngày. Ông lão khoảng 70 tuổi (trú phường Hương Vân, thị xã Hương Trà) và vợ gặp nạn lúc bủa lưới bắt cá trên sông Bồ.
Khu vực xảy ra vụ việc gần chân đập thủy điện Hương Điền, nơi đang thực hiện lệnh điều tiết nước phòng chống lũ.
Thủy điện Hương Điền trên sông Bồ. Ảnh: H.V.C.
Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã đến hiện trường để tìm kiếm. Cơ quan chức năng yêu cầu Công ty CP Thuỷ điện Hương Điền đóng toàn bộ cửa van để tạm dừng vận hành điều tiết nước qua tràn, chỉ duy trì vận hành qua tuabin.
Video đang HOT
“Đến 19h30, công tác tìm kiếm các nạn nhân đã tạm dừng, thủy điện Hương Điền tiếp tục thực hiện điều tiết qua tràn và qua tuabin, lưu lượng tăng dần, tránh đột biến khoảng từ 220-250 m3/s”, ông Hùng cho hay.
Ngư dân Bà Rịa - Vũng Tàu đi đánh cá theo ngày chẵn lẻ
Ngư dân đánh bắt cá bằng thuyền thúng ở thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ được chính quyền phát thẻ đi biển ngày chẵn lẻ sau hai tháng phải ở nhà.
Ngày 19/9, ngư dân Lê Văn Mười, khu phố Lộc An, thị trấn Phước Hải được chính quyền cấp thẻ đi biển để ra khơi ngày lẻ đánh bắt cá, mực, tôm sau hơn 2 tháng phải ở nhà vì địa phương giãn cách theo Chỉ thị 16.
Với hơn 1.000 ngư dân sống bằng nghề đánh bắt gần bờ, chính quyền quyết định phát cho họ thẻ đi biển ngày chẵn lẻ. Việc này nhằm đảm bảo giãn cách chống Covid-19 tại địa phương.
Sau 4h thả lưới cách bờ gần 5 km, ông Huỳnh Văn Tiền chạy thúng về bờ. Hôm nay ông kiếm được hơn 2 triệu đồng. "Dịch kéo dài, quá khó khăn. Bây giờ chính quyền mở biển để dân kiếm ăn, tôi thật sự mừng", ông nói.
Xe máy cày chờ sẵn kéo, nâng thúng lên bờ. Mỗi chuyến đi, ngư dân tốn 40.000 đồng cho hai lượt đưa thuyền thúng lên, xuống biển.
Thúng của ngư dân Lê Văn Phượng đầy ắp cá mai. Ba người trong gia đình ông và hàng xóm trải bạt, cầm hai đầu lưới lắc đều tay để cá rời khỏi lưới.
Hôm nay, ông Phượng bắt được 100 kg cá mai. Với giá bán 30.000 đồng mỗi kg, ông kiếm được 3 triệu đồng cho ngày đầu tiên trở lại biển.
Ông Huỳnh Lộc gỡ ghẹ từ lưới. Theo ông, việc đi đánh bắt ngày chẵn lẻ gây ra một số phiền toái nhất định, nhưng trong bối cảnh còn phải dè chừng với Covid thì ngư dân phải chấp nhận. "Tôi không may mắn như người ta, hôm nay lộc biển cho được vài trăm nghìn thôi", ông nói.
Các loại cá, tôm, mực được người dân bày bán dọc bờ kè. Theo UBND thị trấn Phước Hải, hải sản ngư dân đánh bắt chỉ được tiêu thụ tại địa phương và nội huyện "vùng xanh" nhằm hạn chế lây nhiễm Covid - 19.
"Tôi không làm nghề biển, nhưng rất háo hức đến đây để chia vui cùng bà con và livestream cho bạn bè ở TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai cùng biết", anh Tuấn nói, khi tay bọc cá mai mua 50.000 đồng khoe với bạn bè.
Thuyền thúng đậu san sát bên bờ biển Phước Hải. Địa phương với hớn 20.000 dân từng ghi nhận 36 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Người dân nơi dây sống bằng nghề đánh bắt, chế biến hải sản và được nới lỏng giãn cách theo Chỉ thị 15 mười ngày trước.
Sau gần ba tháng bùng phát dịch, đến nay Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận 3.900 ca nhiễm, trong đó 3.776 người khỏi bệnh. Thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa, thị xã Phú Mỹ và huyện Long Điền đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến ngày 22/9.
Bốn huyện "vùng xanh" gồm Đất Đỏ, Châu Đức, Xuyên Mộc và Côn Đảo được nới lỏng. Chính quyền mở lại chợ truyền thống, cửa hàng bán lẻ và hàng ăn uống mang đi và các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc đi lại của người dân nội xã, huyện không còn bị kiểm soát chặt như trước. Tuy nhiên, trừ Côn Đảo, các địa phương còn lại vẫn duy trì các chốt kiểm soát ở các cửa ngõ để ngăn chặn dịch xâm nhập trở lại.
Kon Tum khẩn trương khắc phục thiệt hại do bão số 5 Đến chiều 12/9, mưa do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 5 trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã bắt đầu giảm, mực nước lũ trên các sông đã xuống. Một tuyến đường trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum bị ngập, ngăn cách giao thông. Ảnh: TTXVN phát Để đảm bảo cho các...