Hai vợ chồng già cùng 3 chú chó sống lang thang, lượm ve chai mưu sinh
Từ nhiều năm qua, vợ chồng ông Tuấn cùng những chú chó trên xe ba gác lang thang khắp các nẻo đường ở Sài Gòn để lượm ve chai mưu sinh.
Đêm về, họ trở lại các gầm cầu, hè phố để tá túc.
Hàng đêm, người đi đường thường bắt gặp hình ảnh 2 vợ chồng già cùng 3 chú chó trên một chiếc xe ba gác rong ruổi khắp các nẻo đường ở Sài Gòn lượm ve chai. Đó là hoàn cảnh của vợ chồng ông Tuấn (57 tuổi), sống lang thang ở các gầm cầu hàng chục năm qua tại TPHCM.
Hai vợ chồng già cùng 3 chú chó sống lang thang, lượm ve chai mưu sinh
Vợ chồng ông Tuấn thường đưa các chú chó theo cùng trên xe ba gác lang thang khắp các đường phố Sài Gòn để lượm ve chai.
Những thùng rác lớn thường là nơi ông Tuấn đến để tìm kiếm những món đồ có thể bán được như: Lon bia, chai nhựa, phế thải nhựa… Hai vợ chồng ông Tuấn cũng chỉ đi làm đêm về để tránh nắng nóng, và khi ấy đường phố cũng vắng vẻ hơn.
Các mái hiên nhà dân gần vựa thu mua ve chai ở Quận 6 là nơi hai vợ chồng ông Tuấn nghỉ lại qua đêm.
Mỗi ngày, hai vợ chồng ông nhặt ve chai kiếm được khoảng 150.000 đồng. Số tiền này cũng chỉ đủ chi phí ăn uống, sinh hoạt cho ngày hôm sau. “Hình như ông trời biết tôi khổ nên mấy chục năm qua tôi không bị bệnh nặng, chỉ cảm nhẹ ngày hôm sau là khỏi”, ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cho biết, tốn kém nhất là khi những chú chó này bị đổ bệnh phải đưa đến bác sĩ thú y để chăm sóc. Mấy chú chó cũng thường xuyên được 2 vợ chồng ông tắm rửa sạch sẽ.
Trong lúc đi nhặt ve chai, vợ chồng ông thường được các nhà từ thiện tặng sữa, cơm, bánh bao… “Vợ chồng tôi không uống được sữa nên sữa để dành cho tụi nó”, ông Tuấn nói.
Ông Tuấn chia sẻ, ông chỉ nhớ mình là người gốc Campuchia. Năm 10 tuổi ông bị thương ở chân và được đưa sang Việt Nam để chữa trị, sau đó vào sống trong cô nhi viện. Khi lớn lên ông làm rất nhiều công việc để mưu sinh. 20 năm gần đây, công việc chính của ông là đi nhặt ve chai.
Khoảng 10 năm trước ông gặp Cô Loan (vợ ông) cũng làm nghề đi nhặt ve chai. Bản thân cô cũng chỉ nhớ là người gốc miền Trung vào Sài Gòn từ khi còn rất nhỏ.
Đôi bàn tay chai sạn của ông Tuấn sau nhiều năm hành nghề nhặt ve chai.
Ông Tuấn cho biết những chú này là do những người ông quen biết đem đến cho. Tính đến nay ông đã nhận nuôi hơn 10 chú chó. Con đầu tiên ông nhận cách đây khoảng 4 năm. “Khi người ta đem nó đến với mình thì cũng là có duyên rồi, mình không thể từ chối được”, ông Tuấn nói.
Tết năm vừa rồi, ông Tuấn được một nhà hảo tâm tặng chiếc xe ba gác để thuận tiện trong việc thu lượm phế liệu và nuôi những chú chó.
Sau khi bán số ve chai thu lượm được, vợ chồng ông cùng những chú chó trở về các gầm cầu quen thuộc nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một đêm làm việc tiếp theo.
Hàng xóm đánh chú chó đến chết vì ăn mất gà, chính quyền đã nhận đơn tố cáo
Những hình ảnh liên quan vụ việc khiến dân mạng không khỏi ám ảnh.
Mới đây, mạng xã hội chia sẻ câu chuyện một người đàn ông đập đầu con chó của hàng xóm đến chết. Theo đó, chị L.T.C.T (Di Linh, Lâm Đồng), chủ nhân của chú chó tên Ten đã đăng tải lên trang cá nhân một clip dài hơn 2 phút.
Trong clip, chị ôm xác con chó về từ nhà hàng xóm, liên tục gào khóc. Do đánh bằng gậy sắt, chú chó đầu bê bết máu. Khi người nhà phát hiện, chị T. đã can ngăn nhưng người đàn ông vẫn không dừng tay.
Vào thời điểm xảy ra vụ việc, ông B. hàng xóm cũng nói không biết đó là chó nhà T. (hai gia đình sát vách), đồng thời nói trong clip: "Chó ăn gà thì làm thịt đi, khóc lóc cái gì".
Clip sau khi đăng tải nhận được sự chú ý với hơn 70.000 lượt tương tác, 81.000 lượt bình luận và 25.000 lượt chia sẻ. Nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ với hành động của người đàn ông với chú chó trong clip.
Thông tin trên báo Thanh Niên, lãnh đạo xã Gung Ré, huyện Di Linh cho biết, do vượt quá thẩm quyền của xã nên đã chuyển hồ sơ lên công an huyện Di Linh để tiếp tục điều tra làm rõ.
Phía công an hiện đã nhận đơn tố cáo đề nghị làm rõ của cả hai bên. Gia đình chị T. đã làm đơn đề nghị xác minh vụ việc chú chó là vật nuôi bị người hàng xóm đánh chết.
Còn phía nhà hàng xóm cũng đề nghị chính quyền xử lý việc chị T. đăng tải hình ảnh cá nhân lên mạng xã hội khi chưa được sự đồng ý cũng như vụ việc chưa được làm rõ.
Chú chó tên Ten khi còn sống
Được biết, gia đình chị T. rất yêu quý Ten và xem con vật này như một thành viên trong gia đình.
Khi xảy ra vụ việc, camera nhà chị T. không hoạt động. Việc chó nhà chị đuổi gà nhà ông B, như chị đăng tải trên mạng xã hội là nghe từ ông B. chứ chưa có bằng chứng. Theo T, tại hiện trường vào thời điểm đó, cô không nhìn thấy con gà nào và ngày thường Ten không thích ăn thịt gà.
Đã hơn 1 tuần từ khi xảy vụ việc, hàng xóm của chị vẫn im lặng, không nói thêm lời xin lỗi nào. Thậm chí còn lớn tiếng đề nghị chị phải gỡ bài và hình ảnh khỏi mạng xã hội.
Chị T. đăng tải nhiều hình ảnh về chú chó lên MXH
Bão số 8 không mưa to, người Hải Phòng vẫn khổ vì 'rốn lụt' Mỗi khi triều cường, đoạn gầm cầu Lạc Long (thuộc đường Tam Bạc, Q.Hồng Bàng) của TP.Hải Phòng thường xảy ra lụt sâu gây khó khăn cho người và phương tiện qua lại Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 8 sau khi vào biển Đông đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tại TP.Hải Phòng,...