Hai vợ chồng điều hành đường dây sản xuất, mua bán hàng nghìn bằng cấp, giấy tờ giả
Từ năm 2018 đến nay, đường dây này đã sản xuất, in ấn và mua bán hàng nghìn bằng cấp, giấy tờ giả cho người mua ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, số tiền hưởng lợi trái phép lên đến hơn 30 tỷ đồng.
Ngày 30/12, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đã thông tin về đường dây hoạt động sản xuất, mua bán văn bằng, chứng chỉ giả qua mạng Internet.
Trước đó, qua hoạt động nghiệp vụ, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đã phát hiện nhóm đối tượng hoạt động sản xuất, mua bán văn bằng, chứng chỉ giả qua mạng Internet.
Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hoá tiến hành khám xét nhà đối tượng.
Thực hiện Kế hoạch đấu tranh, ngày 29/12, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa huy động lực lượng, phương tiện triển khai đồng loạt 3 tổ công tác kiểm tra, khám xét 3 địa điểm tại TP Hồ Chí Minh; triệu tập, làm việc với 6 đối tượng liên quan đến hành vi sản xuất, mua bán văn bằng, chứng chỉ giả trên không gian mạng. Kết quả kiểm tra, khám xét đã thu giữ: 2 máy tính, 20 điện thoại di động, 1.000 con dấu giả, 3.000 tem giả, 6.000 phôi bằng cấp giả, 1.100 bằng cấp giả đã in ấn và nhiều máy in màu, máy scan, máy ép nhựa để phục vụ cho hoạt động sản xuất bằng cấp, giấy tờ giả.
Video đang HOT
Tang vật cơ quan Công an thu giữ.
Đường dây do đối tượng Trần Phúc (SN 1983) và vợ là Nguyễn Thị Tươi (SN 1985, cùng trú tại phường Phú Hữu, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) cầm đầu. Hai vợ chồng Phúc đã chỉ đạo các đối tượng gồm Đỗ Đức Tuấn, Nguyễn Trung Thảo, Nguyễn Tấn Tài, Nguyễn Thị Thêm tổ chức sản xuất, mua bán bằng cấp, chứng chỉ giả. Đồng thời tạo lập nhiều tài khoản trên mạng xã hội Facebook, Zalo với nội dung: “Em nhận làm mới và cấp lại các loại CMND, căn cước, đăng ký xe, Cavet, Bằng cấp 3 đến đại học, giấy phép lái xe (GPLX) xe máy, ô tô B2, C… và tất cả giấy tờ khác, giao hàng toàn quốc”. Khi khách hàng có nhu cầu sẽ liên hệ với số điện thoại đăng trên Facebook, Zalo để trao đổi thông tin, giá tiền cụ thể. Nhóm đối tượng trên nhận làm nhiều loại giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ giả với giá tiền từ 2 đến 3 triệu đồng.
Khi có khách hàng đặt làm giấy tờ, tài liệu giả, đối tượng Trần Phúc sẽ liên hệ Tuấn, Thảo để thực hiện hoạt động sản xuất con dấu, in ấn bằng cấp giả theo yêu cầu của khách hàng. Các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm đối phó với cơ quan Công an.
Bước đầu, cơ quan chức năng xác định đường dây sản xuất, mua bán bằng cấp, giấy tờ giả hoạt động từ năm 2018 đến nay; đã sản xuất, in ấn và mua bán hàng nghìn bằng cấp, giấy tờ giả cho người mua ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, số tiền hưởng lợi trái phép lên đến hơn 30 tỷ đồng.
Hiện Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đang tiếp tục phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa đấu tranh, mở rộng vụ án, làm rõ hoạt động vi phạm pháp luật của các đối tượng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Xử nghiêm để răn đe
Những thông tin giả, thông tin thiếu kiểm chứng do các thế lực phản động, cơ hội chính trị và các cá nhân có mục đích vụ lợi hoặc thiếu hiểu biết tung ra có tác động tiêu cực đến một số bộ phận người dân, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa tác động xấu đến kinh tế - xã hội, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Vì thế, cần phải loại bỏ các thông tin trên.
Giữa tháng 10/2022, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, phối hợp với Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Bình Thuận làm rõ đối tượng có hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin thất thiệt, sai sự thật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều tổ chức, cá nhân trên không gian mạng (trong đó có các doanh nghiệp, tập đoàn lớn). Tại cơ quan Công an, P.D.K.H (SN 1992, ở tại Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) đã thừa nhận hành vi phát tán thông tin sai sự thật đã gây hoang mang dư luận, tác động xấu hoạt động bình thường của các doanh nghiệp và tình hình an ninh, trật tự xã hội.
Một đối tượng đăng tin giả bị cơ quan Công an xử lý.
Mới đây, vào chiều 27/10, TAND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) mở phiên tòa hình sự sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Đặng Như Quỳnh (SN 1980, trú tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội) 2 năm tù về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Theo cáo trạng của Viện KSND quận Nam Từ Liêm, ngày 2/4, sau khi biết thông tin một số lãnh đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bất động sản bị các cơ quan chức năng xử lý sai phạm, mặc dù không có thông tin ông Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Hoàng Minh) bị xử lý hình sự, nhưng Quỳnh đã tự suy diễn, đăng tải công khai trên Facebook cá nhân bài viết có nội dung ám chỉ về việc các cơ quan tố tụng sẽ tiến hành xử lý hình sự đối với trường hợp này. Sau khi Quỳnh đăng tải, bài viết trên được hàng nghìn người tương tác, bình luận, chia sẻ...
Đến ngày 5/4, khi các cơ quan tố tụng công bố thông tin về việc xử lý hình sự đối với ông Đỗ Anh Dũng, Quỳnh chỉnh sửa bài viết, bổ sung thêm nội dung được cơ quan tố tụng công khai để định hướng người đọc tin là Quỳnh biết trước thông tin về việc xử lý hình sự đối với ông Đỗ Anh Dũng. Quỳnh biết các thông tin do mình đăng tải trên Facebook được nhiều người tiếp cận, do đó Quỳnh tiếp tục suy diễn về việc cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra đối với ông Nguyễn Văn Tuấn (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Gelex); ông Nguyễn Văn Tuấn cũng đồng thời là Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Viglacera.
Từ 0h đến 10h26 ngày 6/4/2022, Quỳnh sử dụng tài khoản Facebook "Đặng Như Quỳnh" đăng tải 2 bài viết có nội dung sai sự thật, kèm theo hình ảnh cá nhân ông Nguyễn Văn Tuấn về việc cơ quan tố tụng sẽ tiến hành khởi tố, điều tra, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Tuấn, và việc ông Tuấn sở hữu phức tạp nhiều công ty đại chúng có hoạt động niêm yết trên sàn chứng khoán... Sau khi Quỳnh đăng tải, 2 bài viết được nhiều cá nhân tương tác, bình luận, chia sẻ trên Facebook và lan truyền rộng rãi trên không gian mạng.
Trên thị trường chứng khoán, trong các phiên giao dịch ngày 6,7,8,11,12/4/2022, mã chứng khoán GEX và nhóm các cổ phiếu có liên quan xuất hiện hiện tượng các nhà đầu tư đặt lệnh bán với số lượng lớn, thị giá và vốn hóa trên thị trường của các mã chứng khoán này bị giảm mạnh... Hành động của bị cáo Quỳnh không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ông Nguyễn Văn Tuấn, ảnh hưởng đến Tổng Công ty Viglacera và Công ty cổ phần Tập đoàn Gelex, mà còn gây hại rất nhiều đến thị trường tài chính, chứng khoán và hàng nghìn nhà đầu tư", chủ tọa khẳng định.
Trao đổi với PV Báo CAND, lãnh đạo Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết: Thời gian qua, tình trạng tán phát thông tin thiếu kiểm chứng, xuyên tạc, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản đang diễn biến phức tạp gây nhận thức lệch lạc, tác động tiêu cực tới tư tưởng, nhận thức của người dân, đặt ra nhiều thách thức mới đối với công tác bảo vệ An ninh quốc gia (ANQG) và bảo đảm TTATXH.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã tổ chức đấu tranh, triệt phá, phối hợp với cơ quan điều tra các cấp khởi tố 13 vụ án, 14 bị can; xử phạt hành chính 3 đối tượng; phối hợp xác minh, triệu tập, gọi hỏi, răn đe hơn 100 đối tượng.
Đơn vị đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet quản lý chặt chẽ thông tin trên không gian mạng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại Việt Nam (Google, Youtube) tuân thủ, chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam trên lĩnh vực đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng. Bên cạnh đó, chủ động trong công tác tuyên truyền giúp người dân nâng cao ý thức cảnh giác trước các phương thức hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm trật tự an toàn xã hội.
Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn thông tin xấu độc, sai sự thật, phản cảm thời gian tới, cần đẩy mạnh việc tham mưu, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật; để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh thông tin trên không gian mạng, nhất là mạng xã hội, tập trung, siết chặt các biện pháp quản lý đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới.
Cùng với đó, tăng cường triển khai các biện pháp công tác Công an, chủ động nắm tình hình, rà soát, phát hiện các thông tin xấu độc, sai sự thật, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật các đối tượng có hành vi phạm pháp luật, tán phát thông tin sai sự thật, xấu độc, tạo sự răn đe và tăng tính nghiêm minh của pháp luật.
Đồng thời, cần triển khai khẩn trương và có hiệu quả Đề án "Thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng", phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, lan tỏa thông tin tích cực, với sự tham gia toàn diện, thực chất của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, nhà trường... để "lấy cái đẹp, dẹp cái xấu", kịp thời phát hiện, bảo vệ đối tượng dễ bị xâm hại là trẻ em, người yếu thế...
Cũng theo lãnh đạo Cục An ninh Chính trị nội bộ, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương, các bộ, ngành tổ chức quyết liệt công tác đấu tranh, xử lý tin giả, tin sai sự thật ở các lĩnh vực, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật. Về phía người dân không nên đăng tải, chia sẻ, tán phát, tin giả, tin sai sự thật để tránh gây ảnh hưởng tới tình hình ANTT. Các hành vi vi phạm đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Triệt phá nhiều đường dây cá độ bóng đá, đánh bạc qua mạng với tổng số tiền gần 1.500 tỷ đồng Trong 02 ngày 15-16/11/2022, Công an các tỉnh, thành phố Bắc Ninh và Đà Nẵng đã triệt phá thành công các đường dây cá độ bóng đá, đánh bạc qua mạng với tổng số tiền gần 1.500 tỷ đồng. Công an tỉnh Bắc Ninh đấu tranh với đối tượng trong vụ án (Ảnh: BCA) Theo thông tin từ Bộ Công an, ngày 16/11/2022,...