“Hai vấn đề cốt lõi liên quan tới vận mệnh dân tộc”
“Bảo vệ chủ quyền biển đảo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc là hai vấn đề cốt lõi, liên quan tới vận mệnh dân tộc, cần quan tâm đặc biệt”.
LTS: Để làm rõ hai nội dung trên, Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả bài viết của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, tựa đề “hai vấn đề cốt lõi liên quan tới vận mệnh dân tộc”.
Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Trong lúc tình hình khu vực, thế giới có nhiều biến động, việc củng cố hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc được coi là vấn đề đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự tồn vong của Đảng, vận mệnh của dân tộc.
Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, cần lựa chọn được
đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự có đức, có tài, có tư duy chiến lược, đề cao tính đấu tranh, quyết đoán, nhất là trong thời khắc khó khăn, nhạy cảm.
Cán bộ được chọn phải cương quyết bảo vệ lẽ phải dù phải hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của Đảng, Nhân dân.
Song song đó, ngăn chặn những thành phần cơ hội, biến chất, suy thoái về đạo đức tìm mọi cách đứng vào hàng ngũ lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước.
Nếu để lọt vào Trung ương những thành phần cơ hội chính trị, thoái hóa biến chất, tham vọng quyền lực, lợi ích nhóm, sẽ cực kỳ nguy hại cho Đảng, cho cách mạng và dân tộc.
Do vậy, việc Trung ương xác định, kiên quyết chống các biểu hiện cơ hội, tham vọng quyền lực, vận động cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm là những điều được cán bộ, đảng viên và Nhân dân hết sức kỳ vọng.
Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là bước đệm tạo ra khâu đột phá về công tác cán bộ ở cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, không chỉ cho nhiệm kỳ khóa XII mà cho các nhiệm kỳ tiếp theo.
Để làm tốt việc lựa chọn nhân sự giới thiệu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Bộ Chính trị (khóa XI) đã xác định rõ phương pháp và quy trình giới thiệu, lựa chọn nhân sự; trong đó có khâu giới thiệu của các đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XI; giới thiệu của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương.
Cùng với thực hiện các biện pháp trên, Đảng cần mở rộng và phát huy dân chủ để sàng lọc, lựa chọn được những đảng viên ưu tú, tiêu biểu tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Mặt khác, chúng ta cũng phải hết sức tỉnh táo, cảnh giác với kiểu dân chủ vô nguyên tắc, âm mưu lợi dụng dân chủ quá trớn để chống phá Đảng, Nhà nước.
Đồng thời xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm; kể cả những cán bộ đã thuộc diện quy hoạch, khi phát hiện vi phạm, tiêu cực phải xác minh, kết luận, xử lý nghiêm minh, kịp thời.
Tóm lại, với chủ trương đúng đắn của Trung ương về công tác cán bộ, tin chắc rằng Đảng ta sẽ lựa chọn được những cán bộ thật sự vừa hồng, vừa chuyên, gánh vác, hoàn thành tốt trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó trong nhiệm kỳ khóa XII và những nhiệm kỳ tiếp theo.
Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo
Video đang HOT
Biển Đông (vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam) là không gian sinh tồn xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam.
Đây cũng là khu vực mà hàng trăm năm về trước, ông cha ta đã kiến lập, đặt chủ quyền, bằng các dấu ấn lịch sử và các văn bản pháp lý.
Bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của chúng ta ở
Biển Đông, có thể bảo vệ vững chắc của an ninh lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam từ đời này sang đời khác.
Do đó, đụng chạm đến vấn đề Biển Đông là đụng đến vấn đề sinh tử của Việt Nam.
Bài học nghìn năm Bắc thuộc còn đó. Nhưng bằng ý chí kiên cường, chúng ta vẫn đòi lại được độc lập, tự chủ. Còn trong thời đại ngày nay, khó có chuyện nước lớn “áp đặt” chủ quyền (phi pháp) đối với nước nhỏ.
Trong tình thế Trung Quốc đã và đang cố gắng mở rộng khu vực ảnh hưởng một cách phi pháp của mình trên biển, bằng các biện pháp thực tế, thì vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (ảnh: Báo Tuổi trẻ)
Một nguyên tắc rất cơ bản trong vấn đề bảo vệ chủ quyền là phải có lực lượng quân sự hùng mạnh. Nhưng vấn đề chủ quyền lãnh thổ không chỉ là nhiệm vụ của quân đội, mà nó còn là trách nhiệm của gần 100 triệu dân Việt Nam.
Do đó, vấn đề chủ quyền cần chú ý hai việc sau đây.
Trên đất liền, cần tập trung hơn nữa (tinh thần, lực lượng) tại các vị trí trọng điểm Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
Trên biển, cần tập trung vào những vị trí trọng điểm, cần kíp gồm: Cửa ngõ Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa, Trường Sa.
Ngày nay, trước yêu cầu bức thiết về việc bảo vệ chủ quyền, cần thiết phải thành lập thêm ban chỉ đạo về biển đảo, có đủ quyền lực, ý chí, để tạo ra sự lãnh đạo thống nhất.
Mặt khác, muốn bảo vệ biển đảo cần huy động sức mạnh tổng hợp của gần 100 triệu dân, tập chung nguồn lực, dồn sức, dồn của, bảo vệ ngư dân; trang bị hiện đại cho lực lượng quân đội, sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra…
Bên cạnh đó, cần kết hợp tổng thể các giải pháp chính trị, ngoại giao… Trong đó phải đặc biệt quan tâm và tính toán thật kỹ các hoạt động đấu tranh pháp lý trên thực tế.
Nếu chúng ta không hành động sớm và nhanh hơn nữa, thì e rằng sẽ không kịp…
TRUNG TƯỚNG NGUYỄN QUỐC THƯỚC
Theo giaoduc
Báo Hồng Kông lại kích động Trung Quốc lặp lại "bài học 1979"
Đừng ai đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của người Việt. Một khi ai đó muốn lịch sử lặp lại thì chính con em họ sẽ phải trả giá bằng xương máu.
Ông Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tiếp người đồng cấp Campuchia Tea Banh, ảnh: Mod.gov.cn
Tờ Phương Đông thuộc Tập đoàn Báo chí Phương Đông, Hồng Kông ngày 19/7 đăng bài bình luận của Phùng Hải Văn, một bình luận viên thời sự khá có tiếng của hãng này kích động Trung Quốc lôi kéo Campuchia chống phá Việt Nam.
Phùng Hải Văn cho rằng việc Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh dẫn theo 23 viên tướng hàng đầu sang Trung Quốc đúng thời điểm này là một động thái rất đáng chú ý.
Hoạt động phân giới cắm mốc trên biên giới Việt Nam - Campuchia đã hoàn thành gần 80%, chỉ hơn 20% đang tiếp tục. Phùng Hải Văn tuyên truyền kích động chia rẽ quan hệ Việt Nam - Campuchia, xuyên tạc lịch sử:
"Xét về thực lực quân sự mà nói, Campuchia căn bản không phải đối thủ của Việt Nam, do đó mới phải cầu viện nước lớn cũng là điều bình thường. Trung Quốc là nước ủng hộ mạnh nhất của Campchia, năm xưa Trung Quốc phát động chiến tranh tấn công (xâm lược toàn tuyến) biên giới Việt Nam cũng là vì mục đích ngăn chặn Việt Nam 'thôn tính' Campuchia"?!.
Thái độ hằn học, chống phá Việt Nam quyết liệt của những tay "hỏa lực mồm" như Phùng Hải Văn không có gì lạ bởi nó được tiêm nhiễm hàng ngày từ chính luận điệu tuyên truyền xuyên tạc sự thật, bóp méo lịch sử của truyền thông Trung Quốc về cuộc chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam bắt đầu từ năm 1979 và kéo dài mãi đến năm 1990.
Một trong những nguyên nhân chính khiến Đặng Tiểu Bình quyết "dạy cho đồng chí, anh em một bài học" là để hỗ trợ cho lực lượng diệt chủng Khmer Đỏ do Bắc Kinh hậu thuẫn, giật dây chống phá Việt Nam từ biên giới Tây Nam.
Người Việt Nam sẽ không thể quên bài học mà Đặng Tiểu Bình đã "dạy". Ảnh: SCMP.
Vừa trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, Việt Nam lại phải gồng mình giúp người dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Khmer Đỏ và đảm bảo an ninh cho chính mình ở biên giới Tây Nam đất nước, vừa phải đánh trả cánh quân xâm lược hùng hổ từ phương Bắc xâm phạm bờ cõi.
Hậu quả nặng nề của cuộc chiến này đến nay vẫn còn ám ảnh không ít gia đình Việt Nam cũng như những người lính Trung Quốc bị chính Đặng Tiểu Bình lừa gạt đẩy vào chỗ hòn tên mũi đạn với cái cớ lừa phỉnh: "phản kích tự vệ".
Đã không rút được bài học xương máu từ quá khứ, Phùng Hải Văn và một bộ phận truyền thông Hoa ngữ lại đang kích động chiến tranh, lấy xương máu của chính con em người dân Trung Quốc lương thiện ra làm trò đùa, vật thí nghiệm cho tư tưởng bành trướng đại Hán là một việc làm trời không dung, đất không tha, chỉ đẩy dân tộc họ đến chỗ thân bại danh liệt, núi xương sông máu hao tổn vô ích mà thôi.
Phùng Hải Văn kích động tiếp: "Do đó lần này đoàn đại biểu quân đội Campuchia mới sang Trung Quốc cầu viện, hy vọng Bắc Kinh hỗ trợ quân sự cho Campuchia để cân bằng với (cái gọi là) áp lực từ Việt Nam.
Đối với Trung Quốc mà nói, mâu thuẫn Việt Nam - Campuchia là một cơ hội (?!). Một mặt Campuchia là đồng minh chiến lược trung thành nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á, mấy lần ra tay giúp đỡ Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông.
Mỗi khi căng thẳng leo thang trên Biển Đông được Việt Nam hoặc Philippines đưa ra ASEAN bàn bạc, Campuchia đều gạt đi, chống lại các đề nghị từ Việt Nam và Philippines. Có thể nói nếu không có bàn tay của Campuchia ở ASEAN, Trung Quốc rất có khả năng bị cô lập trong vấn đề Biển Đông. Do đó để có đi có lại, Trung Quốc nên giúp Campuchia cũng là chuyện đương nhiên"?! Phùng Hải Văn kích động.
"Mặt khác, giúp Campuchia cũng là cách Trung Quốc chống lại (cái gọi là) bành trướng của Việt Nam ở Đông Nam Á và cân bằng với sự phát triển của quan hệ Việt - Mỹ. Vài năm gần đây Việt Nam liên tục hoan nghênh Mỹ xoay trục chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương, hai bên ngày càng tiến lại gần nhau, đặc biệt là sự kiện Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vừa có chuyến thăm lịch sử chính thức tới Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Quan hệ hữu nghị hợp tác Việt - Mỹ không làm phương hại tới lợi ích của bất kỳ quốc gia nào, nhưng vẫn đang bị một số người xem như cái cớ để cổ súy chiến tranh, chống phá Việt Nam. Ảnh: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Đối với vấn đề giữa Việt Nam và Campuchia lần này, Trung Quốc hoàn toàn có thể động thủ trói chặt chân tay Việt Nam từ bên sườn Tây Nam, buộc họ trông chỗ này thì mất chỗ nọ", một âm mưu can thiệp tàn độc mà Phùng Hải Văn xúi giục Trung Nam Hải.
Bàn tay can thiệp của Trung Quốc đối với vấn đề chống phá quan hệ Việt Nam - Campuchia không phải dư luận không nhìn ra. Các học giả quốc tế đã nhìn thấy điều này, nhưng nói sổ toẹt ra như Phùng Hải Văn cùng với những luận điệu chống phá điên cuồng nhằm vào Việt Nam thì quả thực chưa từng có.
Không cần phải đợi đến khi những hỏa lực mồm như Phùng Hải Văn dọa nạt người Việt mới cảnh giác. Với những bài học xương máu trong lịch sử về bảo vệ biên cương, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, cảnh giác đã có sẵn trong huyết quản của mỗi người con đất Việt.
Cách đây không lâu, ông Trương Cao Lệ, một Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó thủ tướng Trung Quốc khi thăm Việt Nam vẫn tiếp tục kêu gọi hai nước giảm thiểu bất đồng, tìm kiếm điểm chung để hợp tác. Mặc dù Bắc Kinh không ngừng các hoạt động bành trướng bất hợp pháp ngoài 7 bãi đá họ xâm lược của Việt Nam năm 1988, 1995 ở Trường Sa và nay đã trở thành các đảo nhân tạo, căn cứ quân sự trái phép.
Ông Lệ cũng nhắc đến tình đồng chí anh em, sự tương đồng về chính trị giữa hai nước là "rất quan trọng" đối với quan hệ song phương. Nhưng nếu Trung Quốc không có những bước đi thiện chí xuống thang trong thực tế mà lại tiếp tục giương đông kích tây, tìm cách chống phá Việt Nam thì bản chất bành trướng ngày càng bại lộ.
Mặc dù về mặt ngôn từ ngoại giao, truyền thông nhà nước Trung Quốc hết lời ca ngợi chuyến đi này cũng như muốn củng cố quan hệ giữa hai nước, nhưng xã luận trên Tân Hoa Xã ngày 16/7 vẫn "thòng" vào những luận điệu đầy ẩn ý: tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau về chính trị thay vì làm lớn sự khác biệt phù hợp với hai nước, "đặc biệt là lợi ích của phía Việt Nam"?!
Còn một tờ báo khác của người Trung Quốc ở hải ngoại, tờ Đa Chiều ngày 17/7 thì nói thẳng ra rằng, ông Trương Cao Lệ vội vã sang Việt Nam ngay sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thăm Mỹ là để "thăm dò thực hư".
Người Việt Nam không muốn chiến tranh bởi đã từng phải gánh chịu quá nhiều đau khổ vì bom đạn chiến tranh. Nhưng khi cần người Việt sẽ bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bằng mọi giá.
Đừng ai đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của người Việt. Một khi ai đó muốn lịch sử lặp lại thì chính con em họ sẽ phải trả giá bằng xương máu cho những mưu đồ chính trị đen tối, tham vọng bành trướng, vị kỷ hẹp hòi của các thế lực muốn xâm phạm bờ cõi Việt Nam hay thò tay can thiệp, đâm bị thóc chọc bị gạo hòng gây bất ổn đối với Việt Nam - PV.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Báo Trung Quốc nói gì về chuyến thăm Việt Nam của ông Trương Cao Lệ? Cái gọi là "từng xảy ra chiến tranh" thực tế chính là việc Trung Quốc chưa từng bỏ tham vọng bành trướng, hễ có thời cơ là cất quân xâm lược hoặc xâm phạm... Ông Trương Cao Lệ. Tờ Tin tức Bành Bái ngày 17/6 đưa tin, mặc dù (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông đang tạo thành...