Hai UAV vũ trang Mỹ rơi ở Syria
Hai trinh sát cơ vũ trang Mỹ rơi liên tiếp ở Syria sau vụ va chạm trên không, trong đó có một chiếc MQ-9 Reaper có giá 16 triệu USD.
Một video lan truyền trên Twitter hôm qua cho thấy hai máy bay không người lái (UAV) cỡ lớn bốc cháy rừng rực và rơi ở tỉnh Idlib, tây bắc Syria, làm dấy lên đồn đoán rằng phiến quân Hồi giáo đã bắn rơi máy bay Mỹ.
Một nhóm phiến quân chống chính phủ tại tỉnh Idlib ban đầu nhận trách nhiệm, tuyên bố đã “bắn hạ hai UAV Nga”. Tuy nhiên, hình ảnh hiện trường cho thấy một trong hai phi cơ bị rơi là mẫu MQ-9 Reaper (Tử thần) trong biên chế quân đội Mỹ.
Một quan chức quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên ngày 18/8 xác nhận quân đội nước này mất hai UAV ở Syria, nhưng do chúng va chạm trên không chứ không phải bị bắn rơi. Quan chức này không đề cập đến chủng loại phi cơ bị rơi.
Một trong hai UAV bị rơi tại Idlib hôm 18/8. Video: Twitter/RALee85.
Bộ Quốc phòng Mỹ chưa bình luận về thông tin này.
Mỹ gần đây triển khai nhiều lượt máy bay MQ-9 trên bầu trời Syria. Một chiếc Reaper dường như đã tiến hành vụ không kích nhằm vào chiếc xe chở Abu Yahya al-Uzbeki, kẻ phụ trách huấn luyện quân sự cho nhóm phiến quân Hurras Al-Din thân al-Qaeda tại tỉnh Idlib, tây bắc Syria hôm 14/8. Các chuyên gia quân sự cho rằng phi cơ MQ-9 đã sử dụng tên lửa đối đất AGM-114R9X có biệt danh “bom ninja” để tiêu diệt al-Uzbeki.
MQ-9 Reaper được sản xuất cho quân đội Mỹ và xuất khẩu đến một số quốc gia đồng minh thân cận với Washington. Đây là một trong những mẫu UAV vũ trang chủ lực của Mỹ, có khả năng mang khoảng một tấn vũ khí gồm bom GBU-12 dẫn đường bằng laser, tên lửa đối đất AGM-114 Hellfire II, tên lửa đối không AIM-9 Sidewinder và bom GBU-38 dẫn đường bằng vệ tinh.
Máy bay có thể hoạt động liên tục 14 giờ với tải trọng vũ khí tối đa. Mỗi chiếc có giá ước tính khoảng 16 triệu USD, chưa kèm theo vũ khí và cơ sở hạ tầng hỗ trợ.
Du thuyền lênh đênh ở biển, không ai cho cập cảng vì sợ virus corona
Du thuyền MS Westerdam bị Philippines, Đài Loan và Nhật Bản từ chối cho nhập cảnh vì lo ngại lây nhiễm virus corona. Con tàu hiện ở trong "chế độ chờ" ngoài khơi bờ biển Okinawa.
Tàu MS Westerdam rời Singapore vào ngày 16/1, bắt đầu chuyến đi kéo dài 30 ngày vòng quanh châu Á. Tuy nhiên, sau khi rời Hong Kong vào ngày 1/2, con tàu bị các cảng ở Philippines và Đài Loan "quay lưng" do lo ngại có thể có hành khách nhiễm virus corona trên tàu, theo CNN.
Tại Hong Kong, con tàu trả 1.254 khách và đón 768 người trước khi khởi hành hôm 1/2, theo thông tin từ công ty du lịch Holland America Line. Không có dấu hiệu cho thấy bất kỳ hành khách, đã hoặc đang ở trên tàu, bị nhiễm bệnh, công ty này viết trên Twitter.
Hôm 6/2, chính phủ Nhật Bản tuyên bố không cho phép tàu Westerdam cập cảng ở bất cứ đâu trên lãnh thổ nước này.
Du thuyền MS Westerdam bị từ chối cho cập cảng Nhật Bản. Ảnh: Holland America Line.
Theo kế hoạch trước đó, con tàu sẽ dừng tại Philippines, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và cuối cùng là Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi nhận được cảnh báo, con tàu đã sửa đổi điểm đến cuối cùng từ Thượng Hải thành Yokohama.
Hành khách người Australia David Holst, 63 tuổi, đang ở trên tàu Westerdam cùng vợ Judy.
"Ai cũng xa lánh chúng tôi. Công ty Holland America cho biết họ đang thảo luận với Bộ Ngoại giao Mỹ, Hải quân Mỹ và chính phủ Hà Lan để thử tìm giải pháp. Tôi không biết khi nào và chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo", ông Holst nói với CNN.
Ông Holst cho biết ông và vợ đã chi hơn 20.000 USD cho chuyến đi, bao gồm cả các chuyến bay. Nhưng 6-7 ngày vừa qua với ông là "cơn ác mộng".
"Tình hình trở nên tồi tệ hơn và mọi người trên tàu cứ sống trong sợ hãi rằng chuông sẽ reo và thuyền trưởng sẽ nói 'Quay trở lại cabin của bạn, chúng tôi đang cách ly và chúng ta có một trường hợp nhiễm virus trên tàu ", ông Holst chia sẻ.
Máy bay không người lái phun thuốc khử trùng ở Trung Quốc
Cảnh quay từ Hợp Phì ở Trung Quốc vào ngày 4/2 cho thấy một máy bay không người lái đang được sử dụng để phun thuốc khử trùng ở các khu vực công cộng để cố gắng kiểm soát virus.
Theo news.zing.vn
Khoảng 200 người bị bắt giữ tại New York trước khi bắt đầu giới nghiêm Khoảng 200 người đã bị bắt giữ tại thành phố New York (Mỹ) đêm 1/6 trước khi bắt đầu giờ giới nghiêm ban đêm. Cảnh sát bắt giữ những người biểu tình quá khích tại New York, Mỹ, ngày 1/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN Những người bị bắt hầu hết là những kẻ cướp phá các nhà hàng cửa hiệu ở khu Manhattan, quảng trường...