Hai tượng Phật VN lập kỷ lục châu Á
Theo thông tin mới nhận của đoàn Tổ chức Kỷ lục Việt Nam từ Faridabad Haryana và thủ đô New Delhi, Ấn Độ, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã chính thức xác lập 2 kỷ lục châu Á mới của Việt Nam vào 9 giờ sáng thứ 7 ngày 02/03/2013.
Đó là Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất châu Á ( Núi Cấm – An Giang) và Tượng Phật nhập Niết bàn trên đỉnh núi dài nhất châu Á (núi Tà Cú – Bình Thuận).
Được khởi công xây dựng 04/03/2004, Tượng phật Di Lặc do kiến trúc sư Lữ Trúc Phương thiết kế cao 33,6m diện tích mặt tượng là 2.375m2, nằm ở độ cao khoảng 526m mặt nhìn về hướng Tây Nam. Điều đặc biệt là khi đứng ở vị trí nào ở các vồ, đỉnh của núi Cấm đều thấy được tượng phật Di Lặc uy nghiêm giữa không núi rừng.
Tượng phật Di Lặc có diện tích mặt tượng rộng tới 2.375m2
Video đang HOT
Tượng Phật nhập Niết bàn với thế nằm nghiêng gối đầu lên tay, mặt quay về hướng Nam dài 49m (tượng trưng 49 năm từ khi Đức Phật thành đạo đến khi nhập diệt), ngang (nơi bàn chân) 8,8m, cao (2 bàn chân xếp lên) 4,9m, cao (từ vai xuống) 12,2m).
Nhận lời mời của Tổ chức Kỷ lục châu Á, đoàn công tác của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xuất phát lúc 8 giờ ngày 26/02/2013 đến trụ sở của Tổ chức Kỷ lục châu Á tại Faridabad Haryana và thủ đô New Delhi, Ấn Độ để tham dự Ngày hội Kỷ lục châu Á và Hội thảo về những sáng kiến Kỷ lục tạo nên các giá trị châu Á lần thứ nhất vào ngày 27/02/2013.
Tượng phật nằm dài nhất trên núi với chiều dài tới 49 m
Trong chuyến đi lần này, đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã có bài giới thiệu trước Hội đồng xác lập Kỷ lục châu Á, đưa ra những thông số chính xác và các hình ảnh cụ thể nhất, để so sánh và đối chiếu trên toàn châu Á nhằm tiến hành xác lập trực tiếp kỷ lục châu Á cho 2 tượng Phật trên.
Dự kiến, cuối tháng 4, đại diện Tổ chức Kỷ lục châu Á sẽ trực tiếp đến Núi Cấm (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) và núi Tà Cú (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) để tham quan hai địa điểm tọa lạc tượng Phật ở trên, đồng thời sẽ trực tiếp tiến hành trao bằng xác lập kỷ lục châu Á.
Thu Thảo
Theo 24h
Loài rắn sừng kỳ lạ duy nhất có ở Việt Nam
Đây là loài bò sát chỉ xuất hiện trên một số vùng núi nước ta và chưa được ghi nhận ở nơi nào khác trên thế giới.
Rắn lục sừng với tên khoa học Trimeresurus cornutus có kích cỡ trung bình thuộc họ rắn lục, rất hiếm và có giá trị cao về nghiên cứu khoa học.
Khi trưởng thành, chúng dài trung bình khoảng 50cm, đầu hình tam giác, đặc biệt là 2 cái 'sừng' ngay trên mí mắt, được hình thành từ những chiếc vảy phát triển bất thường.
Rắn lục sừng là 1 loài rắn độc nên việc tìm cách bắt hoặc trêu chọc chúng là điều khá nguy hiểm.
Hiện, các nhà khoa học vẫn chưa rõ chiếc 'sừng' của chúng có tác dụng gì vì loài này chưa được nghiên cứu nhiều.
Theo Tinngan
Bộ sưu tập cây, quả lạ đời ở Việt Nam Cây ra 5 loại quả, chuối trổ 6 buồng hay nhãn màu tím là những loài cây rất được chú ý tại Việt Nam. Cây ngũ quả của ông Lê Đức Giáp, xóm Bãi, xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội. Ban đầu ông chỉ ghép thành công quả bưởi với cam. Sau đó từ năm 2008 đến nay, ông Giáp tạo 5...