Hai tựa game cùng là sơn súng tăng dame, một trò thì được tôn làm tượng đài, một game thì bị CĐM dè bỉu
Cả hai tựa game này đều thành công về mặt người chơi nhưng lại nhận về những cái nhìn nhận khác nhau từ cộng đồng mạng.
Sơn súng tăng dame có lẽ là cụm từ mà nhiều game thủ sử dụng để nói về Free Fire hay còn được cư dân mạng tại Việt Nam gọi là Lửa Chùa. Free Fire chắc chắn là một tựa game thành công của Garena về mặt doanh thu lẫn người chơi tính trên phạm vi toàn cầu. Dù một bộ phận không nhỏ người chơi tại Việt Nam tỏ ra khinh ghét, nhưng điều này cũng không thể phủ nhận được những thành tựu mà Free Fire (Lửa Chùa) làm được.
Game thủ ghét Free Fire có lẽ một phần lớn đến từ chính cộng đồng có phần “trẻ trâu” của tựa game này. Người chơi Lửa Chùa đa phần là game thủ trẻ tuổi với những suy nghĩ, phát ngôn bồng bột và thiếu suy nghĩ, đó cũng là đặc thù của không ít tựa game mobile hiện nay, song vì có lượng người chơi quá lớn mà điều này dần dần trở thành “bộ nhận diện’ của tựa game sinh tồn này.
Free Fire khác biệt so với các tựa game bắn súng khác ở chỗ là có thể lắp được skin để tăng sức mạnh của vũ khí, điều mà khiến cho CĐM gọi trò chơi này là “sơn súng tăng dame”. Một điều bất hợp lý trong game sinh tồn nói riêng và game bắn súng nói chung. Sở dĩ có sự so sánh này bởi nguồn gốc của game sinh tồn là PUBG, nơi mọi thứ đều công bằng và cân bằng chứ không phải gia tăng sức mạnh chỉ vì lớp skin của súng.
Video đang HOT
Thế nhưng, có lẽ nhiều người đã biết Free Fire (Lửa Chùa) không phải là tựa game bắn súng duy nhất áp dụng phương thức “sơn súng tăng dame”. Cách đây rất lâu, Đột Kích – tựa game mà rất nhiều người Việt coi là tượng đài, huyền thoại của dòng game bắn súng online tại Việt Nam, một trò chơi đã “sinh tồn” và trụ vững trước bao nhiêu sóng gió của làng game Việt và cho đến nay cũng đã được 13 năm tuổi đời.
Tuy nhiên, Đột Kích về cơ bản cũng là tựa game “sơn súng tăng dame” theo cách gọi của CĐM hiện nay. Hẳn game thủ vẫn còn nhớ đã có rất rất nhiều những khẩu súng VIP của Đột Kích được ra đời chỉ bằng việc thay cho vũ khí gốc một lớp áo mới. Mỗi lớp skin lại là một giá tiền khác nhau, tăng sức mạnh cũng khác nhau và mang lại vẻ đẹp cũng hoàn toàn khác nhau.
Và Đột Kích cũng là một tựa game bắn súng giống như Free Fire. Thế nhưng thì Free Fire thì lại phải nhận nhiều ánh mắt dè bỉu, khinh ghét từ cộng đồng mạng, bị gọi là Lửa Chùa, Lửa Miễn Phí. Còn Đột Kích thì vẫn cứ là một tượng đài của làng game Việt, dù bản chất hai trò chơi này cũng là thay skin súng và tăng sức mạnh của vũ khí.
Dù vậy, như đã nói ở trên, điểm chung của cả hai tựa game này là sự thành công về mặt doanh thu cho NPH cũng như lượng người chơi trung thành của mình. Điều mà dù Lửa Chùa có bị ghét đến mấy đi chăng nữa thì chắc cũng không ai có thể phủ nhận được. Hãy nhớ, đây chính là tựa game giành được giải thưởng Game Mobile Esports của năm 2020 của Esports Awards chứ không phải là đối thủ PUBG Mobile.
Game mobile sinh tồn đầu tiên tại VN chính là của người Việt phát triển, đạt cả doanh thu tỉ đô
Có lẽ game thủ Việt đã quên mất rằng, tựa game mà họ đang gọi là Lửa Chùa lại chính là sản phẩm game sinh tồn đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Có thể người chơi Việt không còn nhớ hoặc họ cố tình quên rằng Free Fire hay bây giờ nhiều người gọi là Lửa Chùa, chính là tựa game sinh tồn đầu tiên trên di động có mặt tại Việt Nam. Đúng thế, không phải là những cái tên "ngoại" như Rules of Survival hay PUBG Mobile mà chính Free Fire mới là sản phẩm game sinh tồn đầu tiên ra mắt game thủ Việt. Thú vị hơn, trò chơi này còn có nguồn gốc tại Việt Nam.
Diện mạo gần bốn năm về trước của Free Fire
Cách đây gần bốn năm, Free Fire được chính thức phát hành vào tháng 11/2017 và sau đó vài tháng thì những Rules of Survival mới được ra mắt người chơi Việt bởi VNG rồi cũng mất thêm một khoảng thời gian nữa thì PUBG Mobile mới đến tay game thủ nước nhà. Diện mạo của Free Fire thời điểm đó cũng khác rất nhiều so với tựa game mà người chơi vẫn gọi vui là "Lửa Chùa" của ngày bây giờ.
Thế nhưng, có một điểm chung xuyên suốt từng ấy thời gian đó chính là việc Free Fire chưa bao giờ được đánh giá là trò chơi sinh tồn đẹp mắt và hoành tráng. Tuy vậy, lượng người chơi của Lửa Chùa thì vẫn cứ tăng đều đặn theo từng năm và các kỷ lục thì cứ thế được thiết lập. Thời điểm năm 2017, Free Fire khi đó vẫn chưa thuộc về Garena mà vẫn đơn giản chỉ là sản phẩm được tự thân phát hành bởi studio có tên là 111dots Studio, một hãng phát triển game tiềm năng của Việt Nam.
Thời điểm mà nhiều người Việt rất muốn trải nghiệm thử tựa game này
Tuy không phải là cái tên tiên phong trên nền tảng di động, đương nhiên bởi tại thị trường Trung Quốc, nhiều tựa game sinh tồn khác đã được giới thiệu từ trước đó, nhưng Free Fire vẫn ít nhiều tạo được tiếng vang lớn đối với cộng đồng game Việt lúc bấy giờ. Không phải ngẫu nhiên mà Free Fire lại lọt được vào "mắt xanh" của Garena và bây giờ thì tất cả đã thấy, Free Fire đã lột xác và thành công như thế nào tính trên quy mô toàn cầu.
Free Fire ngày ấy khác rất nhiều so với "Lửa Chùa" của hiện tại
Dù không còn là Free Fire của cách đây gần bố năm và cũng thật khó để nói "Lửa Chùa" của thời điểm hiện tại là một trò chơi của người Việt. Nhưng cái gốc phát triển và ra đời của tựa game này thì không thể phủ nhận là thành quả của một tập thể, của những con người Việt đầy tài năng khi đã tạo nên một trò chơi sinh tồn online trên di động do chính mình làm nên.
Lửa Chùa tố cáo Tốc Chiến ăn cắp, bóc phốt LMHT đạo nhái và cách 1 bộ phận CĐM ngây thơ bị dắt mũi Hẳn game thủ Việt không còn lạ lẫm gì với những bài viết tố cáo các tựa game khác đạo nhái đến từ người chơi được cho là của Lửa Chùa. Có một sự thật là, Free Fire là một trong số các tựa game sinh tồn thành công không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Và dù có...