Hai trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục tư nhân đầu tiên được cấp phép
Bộ GD&ĐT vừa ký quyết định cho phép thành lập 2 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục tư nhân. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam có sự tham gia của tư nhân vào hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
Hai trung tâm đó là Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long, trực thuộc Công ty Cổ phần đầu tư dịch vụ Giáo dục Hà Nội, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Sài Gòn, trực thuộc Công ty Cổ phần đầu tư Giáo dục TP.HCM.
Cả 2 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục này đều là trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục tư thục, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng theo quy định của pháp luật.
Các trung tâm này sẽ hoạt động theo quy định của các Luật Giáo dục, Luật Giáo dục ĐH sửa đổi, Nghị định 46 của Chính phủ năm 2017, Nghị định 135 của Chính phủ…
Như vậy, đến nay cả nước có 7 Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục. Trước đó, có 5 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm: Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐHQG Hà Nội, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐHQG TP.HCM, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐH Đà Nẵng, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục trực thuộc Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam; Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục của trường ĐH Vinh.
Video đang HOT
Định hình hệ thống bảo đảm, kiểm định chất lượng GD Việt Nam
So với nhiều nước, hệ thống bảo đảm, kiểm định chất lượng giáo dục ĐH ở Việt Nam hình thành chưa lâu nhưng đã từng bước phát triển, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.
Ảnh minh họa
Thành hình h ệ thống bảo đảm và KĐCLGD
Ông Lê Mỹ Phong, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) ĐH ở Việt Nam bao gồm hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong và hệ thống bảo đảm chất lượng bên ngoài thông qua cơ chế KĐCLGD.
Trong hệ thống giáo dục ĐH, có những đơn vị chuyên trách được thành lập khá sớm như Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục của ĐHQG Hà Nội (thành lập từ năm 1995, từ năm 2010 được nâng cấp thành Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục); Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng giáo dục của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh thành lập từ năm 1999.
Năm 2002, Phòng Kiểm định chất lượng đào tạo được thành lập trong Vụ Đại học. Dấu mốc quan trọng nhất là năm 2003, Cục Khảo thí và KĐCLGD thuộc Bộ GD&ĐT đã được thành lập để thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quản lý nhà nước về công tác quản lý thi và KĐCLGD.
Theo ông Lê Mỹ Phong, Luật Giáo dục ĐH (2012) quy định rất rõ về trách nhiệm của cơ sở giáo dục ĐH trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục ĐH, trong đó phải thành lập tổ chức chuyên trách về bảo đảm chất lượng giáo dục ĐH. Sau đó, Luật Giáo dục ĐH (2018) tiếp tục có quy định cụ thể hơn về trách nhiệm xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục bên trong cơ sở giáo dục ĐH phù hợp với sứ mạng, mục tiêu và điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục.
Với các hành lang pháp lý đó, cho đến nay các cơ sở giáo dục ĐH, trường CĐ sư phạm đã thành lập đơn vị chuyên trách về bảo đảm chất lượng (Tổ, Ban, Phòng, Trung tâm); mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau như Phòng Khảo thí và Bảo đảm chất lượng, Ban Thanh tra, Pháp chế và Bảo đảm chất lượng hoặc Trung tâm Bảo đảm chất lượng, ... nhưng những đơn vị này đều có chức năng, nhiệm vụ chính là làm đầu mối xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động bảo đảm chất lượng giáo dục của nhà trường.
Bên cạnh đó, một số cơ quan quản lý trực tiếp của các cơ sở giáo dục cũng đã thành lập đơn vị chuyên trách về bảo đảm chất lượng hoặc cử cán bộ phụ trách công tác bảo đảm chất lượng của các cơ sở giáo dục trực thuộc.
Điển hình như Bộ Quốc phòng đã thành lập Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục thuộc Cục Nhà trường. Bộ Công an đã thành lập Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng thuộc Cục Đào tạo. Nhiều bộ, ngành khác cũng đã cử bộ phận hoặc cán bộ phụ trách công tác bảo đảm chất lượng giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc.
Năm 2020, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã thành lập Hội đồng tư vấn về bảo đảm và KĐCLGD để tư vấn, tham mưu cho Bộ trưởng triển khai thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về bảo đảm và KĐCLGD (Quyết định số 1450/QĐ-BGDĐT ngày 03/6/2020 của Bộ trưởng Bộ BD&ĐT).
Hoạt động c ác tổ chức KĐCLGD dần đi vào nền nếp
Từ năm 2013 đến nay, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã quyết định thành lập 4 tổ chức KĐCLGD, bao gồm: Trung tâm KĐCLGD - ĐHQG Hà Nội, Trung tâm KĐCLGD - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm KĐCLGD - ĐH Đà Nẵng và Trung tâm KĐCLGD - Trường ĐH Vinh; cho phép thành lập 1 tổ chức KĐCLGD đó là Trung tâm KĐCLGD trực thuộc Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam.
Các trung tâm KĐCLGD này cũng đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cấp phép hoạt động KĐCLGD với đối tượng là các cơ sở giáo dục ĐH, trường CĐ sư phạm; các chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục ĐH, CĐ sư phạm.
Ông Lê Mỹ Phong nhận định: Trong thời gian qua, các tổ chức KĐCLGD đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Các hoạt động đánh giá ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cho các cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo dần đi vào nền nếp, từng bước tạo được niềm tin cho các cơ sở giáo dục ĐH, các trường CĐ sư phạm.
Trong năm 2020, Bộ GD&ĐT đã nhận được hồ sơ đề nghị thành lập thêm một số tổ chức KĐCLGD tư thục. Bộ GD&ĐT đang xem xét theo quy định về việc cho phép thành lập các tổ chức này.
Theo dữ liệu mới nhất (cập nhật đến ngày 31/12/2020), Việt Nam có 149 cơ sở giáo dục ĐH, 9 trường CĐ sư phạm được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn trong nước và 7 cơ sở giáo dục ĐH được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn nước ngoài.
Về chương trình đào tạo, số được đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước là 145; số được đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài là 195 chương trình.
Trao giấy chứng nhận kiểm định giáo dục cho Trường ĐH Phạm Văn Đồng Sáng 9.3, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, ĐH Đà Nẵng phối hợp với Trường ĐH Phạm Văn Đồng tổ chức lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục chương trình đào tạo trình độ đại học. Đến dự có Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT Mai Văn Trinh; Trưởng...