Hai trùm ma túy Lóng Luông và những chuyện giờ mới kể của Bộ đội biên phòng
Khi bị BBP bắt hụt một lần, trùm ma túy Tàng Keang Nam đã treo giải bắn chết một đồng chí trong trạm G2 do nghi đồng chí này báo tin.
Trang bị súng quân dụng chuyển ma túy
Tại buổi họp báo về việc tiêu diệt các trùm ma túy Nguyễn Thanh Tuân (SN 1983) và Nguyễn Văn Thuận (SN 1984), lãnh đạo Công an tỉnh Sơn La cho biết lực lượng chức năng đã phát hiện các nhóm vũ trang nước ngoài vận chuyển ma túy vào Việt Nam.
Về các nhóm này, đại tá Nguyễn Văn Hiệp – Phó cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng (BBP) cho biết họ là người nước ngoài, được các đầu nậu thuê vận chuyển ma túy qua biên giới. Thông thường, lịch trình của chúng gồm 1 đêm đi, ngày nghỉ và đêm sau quay lại với tiền công 15 – 20 triệu đồng/người.
Theo đại tá Hiệp, từ năm 2009, BBP đã đánh trận đầu tiên với một nhóm như trên. Tới năm 2010 – 2011, trinh sát xác định đây là các toán, nhóm được các đối tượng ở cụm bản Pa Háng – Huổi Hiềng – Muống (tỉnh Hủa Phăn, Lào) thuê vận chuyển “hàng trắng”. Các nhóm được tổ chức từ 3 đến gần 20 tên thậm chí đông hơn, có trang bị vũ khí quân dụng. Chúng thường cắt rừng vào bản Tà Dê, Lũng Xá (Sơn La) hoặc Hang Kia, Pà Cò (Hòa Bình).
BBP cho rằng, các toán vũ trang này tồn tại ở đây do có 3 điều kiện. Thứ nhất, cụm bản Pa Háng – Huổi Hiềng – bản Muống là địa bàn nóng, có nhiều đầu nậu ma túy. Chúng chuyển ma túy từ “Tam Giác Vàng” về đóng gói, cất giấu để chờ thời cơ, thuê các nhóm chuyển vào Việt Nam. Công an nước bạn cũng cố gắng giải quyết nhưng vẫn tồn tại những tụ điểm như vậy.
Thứ hai, biên giới tại đây rất hiểm trở, có dãy núi Pha Luông rừng đặc dụng Xuân Nha. “i 3km mất khoảng 2 – 3 tiếng hoặc có ngọn núi mình nhìn ngay trước mặt nhưng leo lên phải mất từ sáng tới trưa” – đại tá Hiệp nói. Cuối cùng, điểm tập kết trong nội địa như các bản Lũng Xá, Tà Dê có đường độc đạo và tội phạm ma túy tập trung. Có lúc, đây trở thành “cứ điểm” an toàn của tội phạm ma túy. Các nhóm ma túy có vũ trang vượt biên qua rừng Pha Luông sẽ vào Lũng Xá, Tà Dê tập kết an toàn, nghỉ ngơi trước khi quay lại Lào.
Sẵn sàng chống trả
Nhằm giải quyết các nhóm vũ trang trên, BBP đã thực hiện nhiều biện pháp gồm tuyên truyền, chuyển hóa địa bàn; tăng cường bóc gỡ các ổ nhóm; phối hợp cùng nước bạn tấn công từ xa và phát hiện, ngăn chặn các toán vũ trang.”Ví dụ như tại bản Muống, BBP đã phối hợp với nước bạn và cử các đoàn văn công sang biểu diễn, đưa bác sĩ của ta sang thăm khám chữa bệnh… qua đó lồng ghép tuyên truyền” – đại tá Hiệp nói.
Theo tài liệu, hiện tại các toán vũ trang vẫn lợi dụng hoạt động nhưng tần xuất giảm rất nhiều. Trước kia, các nhóm này vận chuyển ma túy vào sâu nội địa nhưng nay, chúng vận chuyển hạn chế hơn và tập kết tại rừng Pha Luông. Sau đó, các đối tượng người Việt sẽ trà trộn thành người đi rừng, đến điểm hẹn lấy ma túy vào nội địa nhằm tránh mật phục của ta. Chúng cũng tổ chức “hoa tiêu, chim lợn” để nắm tình hình lực lượng chức năng.
ầu năm 2018, có lần trinh sát đã phát hiện 2 toán với 10 đối tượng xâm nhập từ Lào vào dãy Pha Luông. Tuy nhiên, lực lượng mật phục đã bố trí ở phía sau không phát hiện, chặn bắt được chúng. Theo BBP, rất có thể các nhóm này chỉ vận chuyển tới điểm hẹn trên núi, không đi sâu vào nội địa như trước.
Các đối tượng vận chuyển ma túy tại biên giới khu vực Vân Hồ, Mộc Châu bị bắt giữ trong năm 2018.
Tội phạm ma túy tại đây cũng sẵn sàng bắn trả khi “có biến”. Ngay trong ngày Phòng chống ma túy (26/6/2018), các đối tượng đã bắn 2 sĩ quan BBP bị thương trước khi 1 đối tượng bị bắt cùng súng đạn và ma túy. Cuối tháng 4/2018, bộ đội cũng phát hiện tại một đường mòn nơi thường xuyên tuần tra có bẫy là một lựu đạn đã rút chốt, buộc vào sợi dây thép căng ngang. Hoặc tại bản Muống, sau khi bị bắt giữ ma túy, các đối tượng đã gài lựu đạn gây nổ tại nhà một người Việt tại đây.
ảm bảo an toàn cho bộ đội
Về các ông trùm Nguyễn Thanh Tuân và Nguyễn Văn Thuận, BBP cũng nắm được thông tin chúng về bản Tà Dê sinh sống. Tuy nhiên, đại tá Nguyễn Văn Hiệp cho rằng đây là địa bàn nội địa và bản Lũng Xá – Tà Dê nằm trong kế hoạch chiến lược của Bộ Công an, BBP là lực lượng phối hợp và đã sát cánh ngay từ khi Tổng cục Cảnh sát triển khai kế hoạch.
Theo đại tá Hiệp, BBP đã làm tốt công tác kiểm soát tội phạm ma túy trên biên giới và đã phối hợp với công an Lào xác lập đấu tranh thành công nhiều chuyên án lớn, đánh vào các đối tượng chủ mưu cầm đầu. Lực lượng này gồm oàn đặc nhiệm Miền Bắc, các đơn vị đóng quân tại địa bàn và của Học viện Biên phòng, Trường Huấn luyện chó nghiệp vụ.
Trước việc Công an tỉnh Sơn La cho rằng, khi công an bắt ma túy, tội phạm có thể nghĩ biên phòng báo tin nên tấn công các trạm, đại tá Hiệp cho biết ý kiến này có căn cứ. Ông lấy ví dụ, trạm BBP G2 của ồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập sát biên giới, cạnh bản Muống từng nhiều lần bị đe dọa.
“Khi bị BBP bắt hụt một lần, Tàng Keang Nam đã treo giải bắn chết một đồng chí trong trạm G2 do nghi đồng chí này báo tin. Vì vậy, công an nói rất đúng và khi họ tấn công nhưng cũng đảm bảo an toàn cho lực lượng biên phòng. Vì thế, BBP luôn chủ động tổ chức ngăn chặn, đấu tranh ngay từ trên biên giới đồng thời phối hợp với công an cũng như lực lượng chức năng nước bạn để triệt tiêu cơ bản 3 điều kiện mà tội phạm ma túy có vũ trang lợi dụng” đại tá Nguyễn Văn Hiệp nói.
Theo Xuân Ân – Nguyễn Minh (Tiền phong)
Nóng 24h qua: Những tình tiết chưa từng công bố vụ tiêu diệt 2 trùm ma túy ở Lóng Luông
Công an Sơn La thông tin vụ tiêu diệt 2 trùm ma túy ở Lóng Luông; Chủ tịch HN giải thích việc đề xuất chia sẻ dữ liệu dân cư có thu phí... là những tin tức nổi bật 24 giờ qua.
Công an Sơn La thông tin vụ tiêu diệt 2 trùm ma túy ở Lóng Luông
Sáng 3/7, Công an tỉnh Sơn La đã tổ chức họp báo thông tin kết quả chuyên án bắt đối tượng truy nã Nguyễn Thanh Tuân (SN 1983, quê ở xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội) và Nguyễn Văn Thuận (34 tuổi, tức Thuận chuột, quê ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; hộ khẩu thường trú tại huyện Mộc Châu), lẩn trốn tại tại bản Lũng Xá và Tà Dê, xã Lóng Luông (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La).
Cuộc vây bắt 2 trùm ma túy ở Lóng Luông.
Tuân là đối tượng có 4 lệnh truy nã đặc biệt về hành vi mua bán trái phép chất ma túy và tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng. Trong khi Thuận là đối tượng có 2 lệnh truy nã đặc biệt về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Từ tháng 7/2015, Công an tỉnh Sơn La đã xác lập chuyên án đấu tranh đối với Nguyễn Thanh Tuân và chuyên án đấu tranh đối với Nguyễn Văn Thuận.
Trước khi phá án, Công an tỉnh Sơn La đã phối hợp với chính quyền sở tại và nhân dân 2 bản Lũng Xá, Tà Dê đã tuyên truyền, vận động, phát thư kêu gọi các đối tượng truy nã ra đầu thú. Thậm chí, lực lượng chức năng đã cho mẹ đẻ, vợ trực tiếp kêu gọi, vận động đầu thú nhưng chúng không chấp hành, dựng boong ke chóng đối quyết liệt.
Từ ngày 27-3/6/2018, Công an tỉnh Sơn La, Bộ Tư Lệnh cảnh sát cơ động Bộ Công an và các đơn vị liên quan phối hợp đã tổ chức đấu tranh đánh bắt, tiêu diệt 2 đối tượng chính Tuân và Thuận và bắt sống 3 đối tượng khác.
Cơ quan điều tra cũng thu giữ số lượng lớn vũ khí gồm: 49 khẩu súng các loại AK, K54, K59, Colt.., 17 quả lựu đạn, hơn 7.000 viên đạn...
Sau khi khám nghiệm tử thi, cơ quan chức năng đã bàn giao thi thể đối tượng bị tiêu diệt cho gia đình ma táng.
Chủ tịch HN giải thích việc đề xuất chia sẻ dữ liệu dân cư có thu phí
Liên quan đến việc Hà Nội đề xuất chia sẻ dữ liệu dân cư thu phí 300 tỉ/năm đang gây xôn xao dư luận, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP hà Nội cho rằng, dư luận đang có sự hiểu nhầm trước thông tin này.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuất thí điểm việc chia sẻ cơ sở dữ liệu dân cư. Ảnh NLĐ.
Theo ông Chung,cơ sở dữ liệu dân cư là những thông tin như trong chứng minh nhân dân, hộ chiếu và thông tin trong hộ khẩu gồm khoảng bảy thông số, chứ không phải những thông tin về bí mật đời tư, cá nhân.
Chủ tịch TP Hà Nội khẳng định việc chia sẻ dữ liệu dân cư sẽ giúp mang lại lợi ích rất lớn cho người dân. Chẳng hạn như việc mua sim, điện thoại thay vì phải đưa chứng minh thư như hiện nay thì chỉ cần một thao tác nhấp chuột thông tin khách hàng sẽ được hiện lên (nếu cơ sở dữ liệu này được cập nhật), thủ tục mua bán đã được hoàn tất. Khách hàng không phải mang theo chứng minh thư, cũng chẳng mất thời gian quay về để lấy nếu lỡ để quên.
Ông Chung cho rằng, việc số hóa dữ liệu dân cư cả nước được Chính phủ giao cho Bộ Công an chủ trì nhưng phải đến khoảng năm 2020-2021 mới hoàn thành. Trong khi đó, Hà Nội đã hoàn thành do đó, Hà Nội đề xuất dựa trên quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương.
Ông Chung cũng lưu ý, đây mới là đề xuất của Hà Nội còn được thực hiện hay không còn chờ quyết định của Chính phủ.
Thanh niên xăm trổ vi phạm giao thông, gọi bố mẹ đến cùng lăng mạ công an
Mới đây, mạng xã hội xuất hiện clip dài hơn 8 phút ghi lại cảnh một nam thanh niên xăm trổ liên tục có hành vi chống đối, buông lời chửi bới, lăng mạ các chiến sỹ công an đang làm nhiệm vụ.
Nam thanh niên vi phạm còn lớn tiếng lăng mạ lực lượng công an. Ảnh cắt từ clip.
Theo clip, nam thanh niên ngồi trên xe máy màu đỏ, không đội mũ bảo hiểm đang gọi điện về cho mẹ mình nói rằng "bị công an phường bắt và đánh ở gần nhà mình".
Một lát sau, bố và mẹ của nam thanh niên này đến và cùng lao vào lăng mạ lực lượng chức năng.
Người này còn lớn tiếng thách thức: "Bác tao là Trưởng Công an thành phố, chúng mày làm gì được tao", "mày đánh tao đi".
Sáng 3/7, ông Lò Phong Nam, Chủ tịch UBND phường Quyết Tâm, TP. Sơn La cho hay, vụ việc xảy ra vào chiều 2/7, trên tuyến đường thuộc tổ 6, phường Quyết Tâm.
Theo công an báo cáo sơ bộ ban đầu, trong quá trình công an phường tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch phát hiện một nam thanh niên điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm. Lực lượng chức năng đã yêu cầu dừng xe lập biên bản vi phạm về trật tự an toàn giao thông nhưng nam thanh niên không hợp tác, sau đó còn đăng lên mạng xã hội.
Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra, làm rõ và cũng cấp thông tin sau.
Lãnh đạo TP HCM nói gì về quyết định ở lại của ông Đoàn Ngọc Hải?
Trưa 3/7, trong buổi họp báo về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2018, ông Võ Văn Hoan -Chánh Văn phòng UBND TP.HCM đã công bố thông tin liên quan đến việc ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND quận 1 xin rút đơn từ chức.
4. Ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch Quận 1 trong một lần ra quân xử lý vỉa hè.
Theo ông Hoan, sau khi ông Hải có đơn xin từ chức, thành phố đã xuống trao đổi, động viên rất nhiều. Tuy nhiên, ông Hải vẫn "kiên quyết từ chức". Trước ý định của ông Hải, thành phố đã có báo cáo Thường vụ Thành ủy xin ý kiến.
Trong khi Thành ủy thống nhất theo hướng đó thì ông Hải lại xin rút đơn, mong muốn được công tác lại.
Trước đó, ông Hải được phân công làm Phó chủ tịch phụ trách mảng đô thị từ tháng 3/2016.Vì quận 1 là bộ mặt của thành phố, trong khi vỉa hè và lòng lề đường bị chiếm dụng nghiêm trọng nên ông quyết tâm làm. Quá trình xử lý, ông Hải cho là đã đụng đến lợi ích to lớn hàng nghìn tỷ đồng của các chủ bãi giữ xe, nhà hàng, khách sạn, các hộ kinh doanh mặt tiền...Nhận thấy việc lập lại kỷ cương vỉa hè không được như lời hứa với nhân dân, ngày 8/1/2018, ông Hải đã nộp đơn xin từ chức.Đến giữa tháng 5, ông Hải lại gửi đơn đến Thành ủy, UBND TP HCM và lãnh đạo UBND quận 1 bày tỏ nguyện vọng xin rút đơn từ chức hồi tháng 1 vì nhận được nhiều sự động viên, an ủi, và sự kỳ vọng của các cấp lãnh đạo.
Theo Danviet
5 bí mật lần đầu công bố trong vụ tiêu diệt 2 trùm ma túy ở Sơn La Két sắt chứa gì, vì sao lúc này mới trấn áp 2 trùm ma túy, đàn em Tuân sẽ bị xử lý ra sao... là những câu hỏi được nhiều người quan tâm trong chuyên án ma túy diễn ra ở Lóng Luông. Sáng 3.7, sau 4 ngày chuyên án kết thúc, Công an Sơn La tổ chức họp báo thông tin kết...