Hai trạm thu phí bỏ hoang ở trung tâm TP HCM
Trạm thu phí Thủ Thiêm và cầu Bình Triệu (TP HCM) đều không còn hoạt động nhiều năm, dần trở nên hoang vắng, xuống cấp.
Trạm thu phí Thủ Thiêm ở đầu hầm vượt sông Sài Gòn (quận 2) được xây dựng năm 2011, cùng thời điểm đường hầm được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên suốt 6 năm qua, trạm thu phí vẫn chưa đưa vào sử dụng.
Hệ thống trạm thu phí Thủ Thiêm được đầu tư với 12 cabin, cách cửa hầm 340 m. Trước đó, tháng 9/2012, Sở Giao thông Vận tải TP HCM tổ chức cho thu phí thử nghiệm (không thu tiền) trong khoảng một tháng bằng cách quẹt thẻ.
Những barie ở các làn xe không hoạt động từ khi việc thu phí thử nghiệm kết thúc. Lý do được đưa ra là vì UBND TP nhận thấy tình hình kinh tế lúc ấy chưa có dấu hiệu phục hồi, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Vì vậy nếu thực hiện thu phí sẽ có tác động nhất định đến kinh tế, xã hội, nhất là mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Video đang HOT
Bên trong các cabin , các máy móc, bàn ghế… vẫn nguyên vị trí suốt nhiều năm qua.
Kính các quầy thu phí bị rạn vỡ. “Trạm thu phí đường hầm sông Sài Gòn được xây dựng để thu phí phục vụ cho việc duy tu, bảo trì đường hầm này chứ không phải thu phí để hoàn vốn cho dự án. Tuy nhiên, sau đó trung ương có chủ trương thu phí sử dụng đường bộ nên việc bảo trì đường hầm sẽ dùng phí này thực hiện nên thành phố không triển khai thu phí ở đây nữa”, Phó giám đốc Sở GTVT TP HCM Trần Quang Lâm cho biết.
Trong khi đó, trạm thu phí cầu Bình Triệu 1 – 2 (quận Thủ Đức) đã ngưng thu từ tháng 7/2015 sau khi hoàn vốn và bị bỏ hoang suốt hai năm qua.
Hiện bảy cabin ở trạm thu phí đều đã xuống cấp, bám đầy bụi, các barie, rào chắn, bảng giá thu phí… được xếp vào một xó dưới chân cầu Bình Triệu.
Bên trong cabin đồ ngạc vứt ngổn ngang, bám đầy bụi cả trong lẫn ngoài.
Hệ thống đèn điện, máy lạnh, còi báo hiệu… hư hỏng khi không còn sử dụng một thời gian dài.
Các dải phân cách bong tróc lớp vôi vữa, gạch lát… và trở thành vật cản trên đường.
Dự án BOT cầu Bình Triệu do Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (CII) đầu tư. “Việc thu phí ở hai cầu Bình Triệu đã hoàn vốn ở giai đoạn 1 của dự án. Giai đoạn 2 bao gồm việc mở rộng Quốc lộ 13 và đường Ung Văn Kiêm, xây dựng nút giao thông Nguyễn Xí – Đinh Bộ Lĩnh và nút giao ngã năm Đài liệt sĩ. Vì vậy, trạm được giữ lại để sau này khi các hạng mục khác hoàn thành sẽ tiếp tục thu phí”, ông Lê Quốc Bình (giám đốc CII) cho biết.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Trạm BOT Tào Xuyên dừng thu phí từ 10/8
Trạm thu phí BOT Tào Xuyên đã thu hồi quá số vốn đầu tư dự án đường tránh TP Thanh Hóa nên được yêu cầu dừng hoạt động.
Bộ Giao thông Vận tải vừa yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam dừng thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ tại trạm BOT Tào Xuyên kể từ ngày 10/8.
Theo Bộ Giao thông, trạm Tào Xuyên thu phí hoàn vốn cho dự án xây dựng quốc lộ 1A đoạn tránh TP Thanh Hóa theo hình thức hợp đồng BOT. Theo hợp đồng và các phụ lục hợp đồng dự án giữa Tổng cục Đường bộ Việt Nam và nhà đầu tư thì tổng mức đầu tư của dự án là 822 tỷ đồng, thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến 27 năm 8 tháng, thời gian thu phí tạo lợi nhuận kéo dài thêm 3 năm.
Trạm thu phí Tào Xuyên. Ảnh: Lê Hoàng.
Tuy nhiên, trong thời gian thu phí, quyết toán chi phí đầu tư và rà soát hợp đồng dự án, một số chỉ tiêu tính phương án tài chính thay đổi, như: tổng vốn đầu tư giảm từ 822 tỷ đồng xuống 786 tỷ đồng (giảm 36 tỷ đồng); lưu lượng phương tiện thực tế qua trạm tăng cao hơn so với dự kiến. Do đó thời gian thu hoàn vốn của dự án giảm xuống chỉ còn 7 năm 2 tháng.
Bộ Giao thông Vận tải đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam đàm phán với nhà đầu tư điều chỉnh mức lợi nhuận. Báo cáo của Tổng cục Đường bộ, sau nhiều vòng đàm phán, các bên chưa thống nhất mức lợi nhuận của dự án. Theo phụ lục hợp đồng dự án, thời gian thu phí hoàn vốn đã kết thúc. Đến ngày 31/7, nhà đầu tư đã thu tạo lợi nhuận được hơn một năm. Số thu tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư đến hết 31/7/2017 đã lớn hơn số cao nhất so với các phương án đàm phán mức lợi nhuận của nhà đầu tư và Tổng cục Đường bộ đưa ra.
Trạm thu phí Tào Xuyên có mức phí đường bộ đắt gấp 1,5-2 lần các trạm BOT khác. Cuối năm 2012, nhiều doanh nghiệp vận tải phản ứng do phương tiện giao thông không đi vào đường tránh Thanh Hóa nhưng vẫn phải trả tiền phí khiến Bộ Giao thông Vận tải buộc di chuyển trạm thu phí này từ phường Tào Xuyên, TP Thanh Hoá sang vị trí mới ở thị xã Bỉm Sơn.
Theo VNE
Nhiều trạm BOT triển khai thu phí tự động sau thời gian dài trì hoãn Sau khi bị Bộ trưởng Giao thông phê bình vì chậm triển khai thu phí tự động, 15 chủ đầu tư BOT bắt đầu đàm phán để thực hiện. Theo đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí tự động VETC, 15 nhà đầu tư BOT với 19 trạm thu phí vừa triển khai đàm phánký kết hợp đồng với VETC để triển...